Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Kiến, côn trùng chui vào tai, cần làm ngay theo hướng dẫn sau

Biến đổi khí hậu khiến các loài côn trùng hung hãn hơn bao giờ hết - Ảnh 1.

Côn trùng chui vào tai là một sự cố không ít người mắc phải. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý đúng và đôi khi để lại một vài di chứng ngoài ý muốn. Chính vì vậy khi kiến, côn trùng chui vào tai, cần làm ngay các hành động dưới đây để tránh hệ quả về sau với bộ phận nhạy cảm này nhé.

1 Triệu chứng thường gặp để nhận biết côn trùng chui vào tai

Triệu chứng thường gặp sau khị bị kiến hoặc côn trùng chui vào tai là đột ngột đau dữ dội một bên tai (trước đó không có bệnh gì liên quan đến tai). Có thể có những cơn đau dữ dội xen kẽ với khoảng thời gian âm ỉ.
Nguyên nhân là do côn trùng chích đốt hoặc chân có gai ngạnh đâm vào tai. Nhiều người cảm giác như có con gì bò trong tai, ngứa ngáy, rất khó chịu.

Tuyệt đối không sử dụng bông tai hay bất cứ thứ gì để ngoáy tai, điều này đang vô tình khiến cho côn trùng bị đẩy sâu vào trong tai.

2 Các cách xử lý côn trùng chui vào tai

Sử dụng dầu ôliu hoặc dầu khoáng

Khi kiến, côn trùng chui vào tai, lấy chai dầu ôliu hoặc chai dầu em bé (dầu khoáng) hay dùng để mát xa cho em bé, rồi nghiêng đầu về bên ngược lại, để bên lỗ tai có con côn trùng hướng lên trên. Sau đó đổ một ít dầu vào lỗ tai có côn trùng làm côn trùng sẽ chết ngộp.

Côn trùng sau khi bị ngộp chết sẽ nổi lên và ra khỏi lỗ tai theo dầu. Khi nó ra được rồi, bạn nghiêng đầu về bên lỗ tai vừa có côn trùng đi ra, để cho dầu ra hết và không cần rửa dầu trong ống tai.

2 Sử dụng rượu, oxi già

Thấm rượu hoặc oxi già vào 1 miếng bông nhỏ. Để miếng bông bên ngoài tai và nhẹ nhàng nhỏ 1 vài giọt vào trong vùng kiến, côn trùng chui vào tai. Điều này sẽ khiến khu vực quanh tai được vệ sinh và côn trùng bò ra ngoài.

3 Sử dụng ánh sáng

Biện pháp chiếu đèn sáng vào tai có thể áp dụng trong trường hợp kiến, côn trùng chui vào tai vì đa số côn trùng gặp ánh sáng sẽ hướng sáng, tự động bò ra ngoài.
Có thể lấy đèn chiếu vào tai hoặc thắp ngọn nến trước lỗ tai và theo ánh sáng đó, côn trùng sẽ chui ra khỏi tai nếu còn sống.

Nếu đã thực hiện tất cả các cách an toàn tại gia trên mà côn trùng vẫn ngoan cố không chịu đi ra khỏi tai bạn thì bạn nên đến gặp bác sĩ để xử lý càng sớm càng tốt. Đừng vì chủ quan mà làm mất đi thính lực rất quan trọng của mình.

Cách phòng tránh côn trùng bò vào tai:

  • Nên ngủ giường, không ngủ đất.
  • Không nên ăn uống để thức ăn vung vãi trên giường, nệm ngủ.
  • Đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bé bú sữa, thay quần áo, thay ga, áo gối khi bị dính sữa để tránh côn trùng đến.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế các loài côn trùng ẩn náu trong nhà.

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 24

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Những nhược điểm của giới trẻ Việt Nam

Họ tiêu tiền rất nhanh, tiêu tiền quá mức cho phép, tiêu tiền quá khả năng thu nhập của mình. Những cái không đáng tiêu họ vẫn tiêu, những bữa...

Nhạc Bolero – Thể Loại Dễ Nghe Nhưng Khó Hát

Ca từ giản dị, giai điệu sâu lắng khiến Bolero được nhiều người nghe và hát theo. Nhưng cách dàn hơi, nhả chữ, chuyển giọng khi biểu diễn thể loại...

Thiền viện có chùa Một Cột thu nhỏ ở miền Tây

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những điểm đến văn hoá tâm linh nổi tiếng, toạ lạc ở thành phố Cần Thơ. Thiền viện Trúc Lâm Phương...

Nhất ngôn cửu đỉnh – Cửu đỉnh là gì?

Mọi người ắt hẳn đều biết ý nghĩa của câu thành ngữ “Nhất ngôn cửu đỉnh”, ý chỉ rằng lời nói hết sức có trọng lượng. Vào thời cổ đại,...

Triệu Đà là người Thái Bình?

Trong lịch sử Việt Nam, Triệu Đà đóng một vai trò quan trọng. Đối với người Việt, cho dù không đọc lịch sử, thì ít nhất cũng biết về ông...

Nguồn gốc của câu: “Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn”

“Nhân vị tài tử, điểu vị thực vọng” (Người chết vì tiền tài, chim chết vì miếng ăn) là câu thành ngữ có thể rất nhiều người đã từng nghe...

Tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc – Những điều “Không” khi ở tuổi trung niên

“Tam thập nhi lập, tứ thập bất hoặc”, 30 tuổi có thể lập thân, 40 tuổi không bị mê hoặc. Con người đến tuổi trung niên thì tư tưởng, sự...

Quảng cáo Việt Nam ngày trước trông ra sao

Hãy cùng ngược dòng thời gian và tìm hiểu trước năm 1975, hình hài của quảng cáo Việt Nam trông ra sao. Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945) Dưới...

Nguyên Sa – Màu kỷ niệm khó phai

Nguyên Sa là một nhân vật đa diện, và những ai ở gần ông có lẽ cũng thấy ông là một nhân vật phức tạp. Quỳnh Giao chỉ thấy ở...

Có hay không chuyện ông Bùi Viện sang Mỹ cầu viện?

Một trong những nguyên chân chính gây khó khăn cho người đọc sử trong việc tìm hiểu lịch sử nước nhà đó là tiếp cận được với tài liệu khả...

Câu chuyện ăn Tết

1. Ăn Tết Đồng bào ta mỗi năm lo ăn "Tết" mà ít ai xét việc ăn ấy là nghĩa gì, phải nên than đáng nên làm hay là không,...

Exit mobile version