Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Biên Hòa trong trận lụt Nhâm Thìn 1952

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng người dân Biên Hòa vẫn còn truyền tai nhau về trận lụt năm Nhâm Thìn 1952. Năm ấy không riêng gì Biên Hòa mà cả vùng miền Đông Nam bộ đều gánh chịu trận thiên tai nặng nề, gây thiệt hại rất nhiều về người và của.

Trong trận lụt Nhâm Thìn năm 1952, chợ Biên Hòa do nằm ở vị trí sát sông Đồng Nai nên bị ngập nặng, một số ki-ốt chỉ còn nhìn thấy nóc ngói.

Những người cao niên trải qua trận lụt năm ấy kể lại, khoảng giữa tháng 10-1952, trời mưa lớn kéo dài nhiều ngày khiến nước sông Đồng Nai, sông Bé dâng cao thành một bể nước mênh mông, chảy cuồn cuộn từ phía thượng nguồn đổ xuống khu vực hạ lưu. Các địa phương ven sông Đồng Nai đều bị ngập nước. Đỉnh điểm là đêm 18-10, kết hợp với mưa là một cơn bão lớn khiến sự tàn phá của thiên tai càng thêm dữ dội.

Bên trong chợ Biên Hòa.

Trong đợt bão lụt này, khu vực căn cứ Chiến khu Đ (huyện Vĩnh Cửu) bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cây cối ngã đổ, nước dâng ngập khắp nơi. Hầu hết ruộng nương, hoa màu, tài sản, nhà cửa, kho tàng hậu cứ đều bị phá hủy, cuốn trôi; nhiều người bị chết, mất tích vì lũ lụt. Theo báo cáo của tỉnh Thủ Biên (là tỉnh Thủ Dầu Một sáp nhập với tỉnh Biên Hòa), tất cả các đơn vị trực thuộc đều bị thiệt hại từ 90% trở lên về vật chất. Nạn đói bắt đầu xảy ra nên tỉnh Thủ Biên phải đề nghị viện trợ lương thực khẩn cấp.

Trường tiểu học Nguyễn Du (Ecole Primaire Complemantaire) ngập nước, thầy trò của trường phải di chuyển bằng ghe khi ra vào.

Trận bão lụt cũng làm TX.Biên Hòa ngập trong biển nước. Nước sông chảy mạnh cuốn theo cây rừng bị ngã đổ, xác thú vật, có cả xác người… trôi lềnh bềnh theo dòng nước. Những hàng cây dừa ven sông Đồng Nai bị ngã rạp. Những ki-ốt ở chợ Biên Hòa bị ngập chỉ còn nhô lên nóc ngói. Giao thông trong thị xã tê liệt, người dân phải đi lại bằng ghe, xuồng, nhất là khu vực ven bờ sông. Khoảng 1 tuần sau nước mới bắt đầu rút dần. Trận lụt đã làm hư hỏng nhiều nhà cửa, đình, chùa, nhà thờ.

Đường 30-4, khu vực gần Công viên Biên Hùng hiện nay.
Nhà thờ Biên Hòa.
Quảng trường Sông Phố, đường Cách mạng Tháng Tám, khu vực Quảng trường Sông Phố (trước trụ sở UBND tỉnh hiện nay) người dân phải bì bõm lội nước.
Người dân đi lại trên đường bằng ghe, xuồng.

Trận lụt Nhâm Thìn 1952 được xem là trận lụt lớn nhất thế kỷ 20 ở Biên Hòa cũng như cả vùng Đông Nam bộ. Báo Đồng Nai xin giới thiệu một số hình ảnh Biên Hòa trong trận lụt năm ấy (tư liệu từ nguồn của gia đình ông Nguyễn Bảo Long ở phường Quyết Thắng, thành phố Biên Hoà và ông Nguyễn Văn Phúc sưu tầm

Chùa làng quê

Cùng với đình làng, ngôi chùa làng là biểu tượng của làng quê đã có từ ngàn xưa khi người Việt Nam bắt đầu dựng nước. Nếu đình là nơi...

Bức tranh di truyền về nguồn gốc của người Việt

Các nghiên cứu di truyền được công bố trong khoảng 20 năm gần đây đang dần dần làm rõ bức tranh về nguồn gốc của nhân loại nói chung, cư...

Ông tổ nghề mại dâm rốt cuộc là ai?

Nguyễn Du miêu tả trong Truyện Kiều, đoạn Mã Giám Sinh đưa Kiều về giao cho Tú bà, Tú bà bắt Kiều quỳ lạy tổ, như sau: “Giữa thì hương...

Những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội hơn một thế kỷ trước

Quán bar của người Pháp, Nhà máy rượu đầu tiên của Hà Nội, chân dung một ông quan… là những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội trong ấn phẩm...

Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn: Những vấn đề không cần bàn cãi nhiều

Sự tranh chấp giữa hai nhà họ Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu hẳn không gây thành một vấn đề lịch sử gay gắt nếu nó xuất hiện vào...

Đôi Giày Rách Và Hai Đồng Tiền

Một hôm, một sinh viên trẻ có dịp đi dạo với giáo sư của mình. Vị giáo sư này vẫn thường được các sinh viên gọi thân mật bằng tên “người...

Phải chăng ” lời chào cao hơn mâm cỗ “?

Trong tiếng Việt từ "chào" thường đi đôi với từ "hỏi" và từ "mời", cách chào hỏi, chào mời, chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác,...

Sài Gòn năm xưa – Kỳ 1/9 – Cuộc Nam tiến vĩ đại của dân Việt

Nối dõi tổ tiên, trong cuộc Nam tiến vĩ đại Đến bây giờ, còn phân phân bất nhứt: các học giả vẫn bàn cãi không thôi chung quanh hai tiếng...

Thời bao cấp: ‘Thảm họa’ mang tên nhà vệ sinh

Nói về thời bao cấp, có một thứ ấn tượng và ám ảnh đến nỗi người ta ‘đến kiếp sau cũng không quên’, đó là chuyện nhà vệ sinh. Ảnh...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương: Dẫn Nhập – Đạo Nho

Khoa cử kén người ra làm quan hỏi về thuật trị nước, an dân của đạo Nho. Nho giáo manh nha từ thời thượng cổ (Nghiêu, Thuấn). Nho sĩ là hạng người...

Thầy bói Sài Gòn xưa

Mỗi năm, hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Trên phố đông người qua Năm nay đào lại nở Chẳng thấy ông đồ xưa...

Tại sao có tên gọi là “Áo bà ba”?

“Áo bà ba” là loại áo phổ biến ở miền quê Việt Nam, đặc biệt là Nam Bộ. Về tên gọi “áo bà ba” bắt nguồn từ đâu có nhiều...

Exit mobile version