Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Đại Việt sử ký toàn thư – bộ sách được viết trong hơn 200 năm

Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác và cũng là một bộ sử có giá trị văn học.

“Đại Việt sử ký toàn thư” là bộ chính sử lớn bậc nhất của nước ta trong suốt chiều dài lịch sử với những tư liệu quý, tạo cơ sở cho việc nghiên cứu lịch sử dân tộc sau này. Để hoàn thành bộ sách này, các tác giả phải trải quan quãng thời gian hơn 200 năm biên soạn, chính sửa.

Bộ sử này được hoàn thành bởi các sử gia của nhà Lê gồm: Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Lê Hy, Phạm Công Trứ. Trong đó, Ngô Sỹ Liên là người đầu tiên chấp bút biên soạn, Lê Hy, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ là những người tiếp theo chỉnh sửa, bổ sung để có được bộ sử hoàn chỉnh như ngày nay.

“Đại Việt sử ký toàn thư” lần đầu được hoàn thành năm 1479, thời vua Lê Thánh Tông của nhà Hậu Lê, bao gồm 15 quyển, do một mình sử thần Ngô Sĩ Liên biên soạn. Sau khi hoàn thành, bộ sử lại không được khắc in ban hành rộng rãi, tiếp tục được nhiều đời sử quan trong Quốc sử quán sửa đổi, bổ sung, phát triển thêm.

Dưới thời vua Lê Huyền Tông, chúa Trịnh Tạc hạ lệnh cho nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Phạm Công Trứ sửa chữa bộ quốc sử của Ngô Sĩ Liên, đồng thời sai biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1428 đến năm 1662. Bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, gồm 23 quyển, được đem khắc in để phát hành nhưng công việc chưa xong, phải bỏ dở.

Khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời vua Lê Hy Tông, chúa Trịnh Căn hạ lệnh cho một nhóm văn quan, đứng đầu là Tham tụng Lê Hy, tiếp tục khảo đính bộ sử của nhóm Phạm Công Trứ, đồng thời biên soạn tiếp lịch sử Việt Nam từ năm 1663 đời vua Lê Huyền Tông đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông. Bộ quốc sử này lấy tên “Đại Việt sử ký toàn thư”, theo đúng tên mà sử gia Ngô Sĩ Liên cách đó gần 200 năm đã đặt cho bộ sử của ông, gồm 25 quyển, được khắc in toàn bộ và phát hành thành công vào năm Chính Hòa năm thứ 18 đời vua Lê Hy Tông (1697). Như vậy, tính từ khi Ngô Sĩ Liên hoàn thành năm 1479 đến khi được in khắc lần đầu năm 1697, bộ quốc sử này được hoàn thành trong 218 năm.

Bộ “Đại Việt sử ký toàn thư” của Ngô Sĩ Liên được viết trên cơ sở kế thừa bộ “Đại Việt sử ký” của Lê Văn Hưu thời Trần. Trong cuốn sách của mình, Ngô Sĩ Liên đã tham khảo, trích dẫn rất nhiều câu nhận xét của Lê Văn Hưu trong “Đại Việt sử ký”. Chính nhờ trích dẫn này, hậu thế mới phần nào hiểu được nội dung của bộ “Đại Việt sử ký” do Lê Văn Hưu biên soạn đã bị thất lạc.

“Đại Việt sử ký toàn thư” được chép bằng Hán văn theo thể Biên niên. Bộ sử bắt đầu bằng Kỷ Hồng Bàng, chép từ thời vua Kinh Dương Vương (1789 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông). Đây là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến nay, di sản vô giá của văn hóa dân tộc Việt Nam, kho tư liệu phong phú không những cần thiết cho ngành sử học mà còn giúp ích cho nhiều ngành khoa học xã hội khác và cũng là một bộ sử có giá trị văn học. Những bộ sử về sau của nước Việt đều được biên soạn dựa trên cơ sở của Đại Việt sử ký toàn thư.

Tào khang chi thể là đạo trọng/Nghĩa kim bằng, bần tiện mạc vong

Tào khang chi thể là đạo trọng; Nghĩa kim bằng, bần tiện mạc vong. Xin cho biết xuất xứ và nguyên văn của hai câu trên. Có phải chữ “tào”...

Bốn cây thần cung nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam

Trong dòng chảy của sử Việt, Tây Sơn là triều đại nổi tiếng về võ nghệ với những danh tướng lừng lẫy và nhiều loại vũ khí huyền thoại. Theo...

Tranh ảnh đen trắng về Hà Nội

Những mẫu tranh về Hà Nội được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau cả trong và ngoài nước. Một số bức tranh được mua bản quyền, số khác là...

Phải chăng ” lời chào cao hơn mâm cỗ “?

Trong tiếng Việt từ "chào" thường đi đôi với từ "hỏi" và từ "mời", cách chào hỏi, chào mời, chào thưa ở mỗi địa phương có một phong tục khác,...

Cuộc sống người Sài Gòn những năm 90

Hơn 30 năm trước, người Sài Gòn dạo phố trên chiếc Vespa hay xích lô, tà áo dài bay bay, ôtô “con bọ” xưa cũ chạy phổ biến, cuộc sống...

“Về đâu mái tóc người thương” – Bóng hồng duy nhất trong cuộc đời của nhạc sĩ Hoài Linh

Những ai yêu thích dòng nhạc trữ tình chắc hẳn không xa lạ với những giai điệu mượt mà: “Hồn lỡ sa vào đôi mắt em Chiều nao xõa tóc...

Theo dõi cuộc khảo cứu Văn hóa Óc Eo

Ngày 18 tháng mười hai năm 2012, cô Béatrice Wisniewski bảo vệ ở Nhà Á Đông, 22, Đại lộ Président Wilson, Paris 16, một luận án tiến sĩ về khảo...

Dùng Nho làm người, dùng Đạo dưỡng sinh, dùng Thiền dưỡng tâm

Học cách làm người, học cách dưỡng sinh và dưỡng tâm là ba việc mà cổ nhân vô cùng coi trọng. Một người trước tiên phải hiểu biết lễ nghĩa, đạo đức...

Huyền Trân Công Chúa, Người Con Gái Việt Đầu Tiên Qua Hải Vân Sơn

Nhà Trần kể từ Đức Thái Tông tới vua Anh Tông, là một giai đoạn lịch sử cường thịnh nhất trong dòng sử Việt. Vua thánh tôi thần, nên đã...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 14

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Những câu châm ngôn giúp bạn tỉnh ngộ

Lâm Tắc Từ có đúc kết “10 vô ích” được người đời coi là những câu châm ngôn kinh điển nhất của ông. Không chỉ người Trung Quốc mà người...

Nguyên Sa – Tôi đi cũng xin đừng ai giữ

Khi loạt bài viết về quê nhà sau 40 năm trở lại, tôi được nhiều người gọi tới thật bất ngờ. Một trong những sự bất ngờ đó là thi...

Exit mobile version