Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn – Gia Định xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời gian dài.

Thành Bát Quái (còn gọi là thành Quy, thành Gia Định) là một tòa thành của nhà Nguyễn nằm ở Trấn Gia Định tồn tại từ năm 1790 – 1835 ở khu vực mà ngày nay là trung tâm TP HCM. Ảnh: Mô hình thành Bát Quái năm 1790, hiện vật của Bảo tàng TP HCM.

Thành xây dựng theo kiến trúc Vauban, mặt bằng gần như hình bát giác, có tám cổng theo mẫu bát quái tượng trưng cho bốn hướng chính cùng với các hướng phụ.

Đối chiếu với bản đồ TP HCM ngày này thì tòa thành nằm trong diện tích giới hạn bởi các đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đường Đinh Tiên Hoàng/Tôn Đức Thắng, đường Lê Thánh Tôn và đường Nguyễn Đình Chiểu. Ảnh: Bản đồ thể hiện mặt bằng thành Bát Quái tương ứng các trục đường của TP HCM.

8 cửa thành Bát Quái gồm: Phía Nam là cửa Càn Nguyên và cửa Li Minh, phía Bắc là cửa Khôn Hậu và cửa Khảm Hiền, phía Đông là cửa Chấn Hanh và cửa Cấm Chí, phía Tây là cửa Tốn Thuận và cửa Đoài Duyệt.

Thời Minh Mạng đổi tên thành các cửa Gia Định, Phiên An, Củng Thần, Vọng Thuyết, Phục Viễn, Hoài Lai, Tĩnh Biên và Tuyên Hóa.

Các công trình trong thành gồm Hoàng cung (A, nơi vua ở), Hậu điện (B, nơi mẹ vua ở), Thế điện (C, nơi hoàng tử ở), y viện (D), kho đồn điền (E), xưởng thợ (F), trại súng (G), kho thuốc súng (H)… Vị trí Hoàng cung ngày nay là bên ngã tư Hai Bà Trưng – Nguyễn Du. Xưởng thợ là phần đất nhà thờ Đức Bà.

Đến đời vua Minh Mạng, năm 1830, Lê Văn Khôi, con nuôi của Tả quân Lê Văn Duyệt nổi loạn, đánh chiếm lấy thành Bát Quái và biến nơi đây thành căn cứ chính cho cuộc nổi dậy của mình từ năm 1833 đến 1835.

Sau khi đánh bại Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng đã cho phá thành Bát Quái để lập thành Gia Định mới năm 1837. Chính vì sự phá hủy này mà thành Bát Quái còn bị gọi là Gia Định phế thành. Ảnh: Bản đồ Sài Gòn – Gia Định năm 1795 với thành Bát Quái ở trung tâm.

Kỷ niệm về Viện Đại học Đà Lạt

Cuối năm 1967, tôi vào học tại Viện Đại học Đà Lạt, sau khi đã hoàn tất năm Dự bị Văn khoa (nhiệm ý Triết học) tại Sài Gòn.Viện Đại...

Cái ấm sứt vòi

Đồ chuyên trà ấm đất sứt vòi Cuộc sống rượu be sành chắp cổ (Hàn nho phong vị phú - Nguyễn Công Trứ) Về lại Sài Gòn, đi qua con...

Muối ớt Tây Ninh

Kêu bằng muối ớt Tây Ninh, té ra má cô gốc Tây Ninh, lấy chồng Sài Gòn, gồm có muối, tiêu, ớt, tỏi giã nhỏ, trộn với tôm sấy khô,...

Khởi nghĩa Bà Triệu và những giá trị lịch sử trường tồn

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, cách đây 1770 năm vào năm 248 đã nổ ra một cuộc khởi nghĩa mang nhiều ý...

Nhân quả báo ứng của người ăn mày mù lòa

Ngày nọ, một người ăn mày mù bị một đứa trẻ dùng côn gỗ đánh vào trán làm sưng lên một cái u. Anh ta dùng tay sờ lên chỗ...

Hệ thống chữ viết trước Hán và khác Hán ở Việt Nam và Nam Trung Quốc

Vấn đề chữ viết thời Hùng VươngCách đây hơn mười năm, vấn đề chữ viết của người Việt cổ đã được nêu ra trong các cuộc hội nghị nghiên cứu...

Vì sao tướng Mỹ là người rời Afghanistan sau cùng

Tướng Donahue là người cuối cùng lên vận tải cơ C-17 rời Afghanistan, do lục quân Mỹ quy định chỉ huy phải là quân nhân cuối cùng rời chiến trường....

Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì?

Chúng tôi chỉ nêu lên những việc làm đối những trường hợp người già yếu, mất tại nhà, theo phong tục cổ truyền. Trường hợp mất tại bệnh viện hoặc...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 5 – Từ Vần T-X

T. - Tác động qua lại trở thành tương tác. Ngay chính bản thân tôi, nghe hai chữ “tương tác” tôi vẫn không hiểu nghĩa là gì. - Tài liệu trở thành tư liệu (tư liệu là tài liệu...

7 slogan nổi tiếng của thế kỉ 20

Tất cả các công ty danh tiếng trên thế giới, mỗi khi tung ra những sản phẩm mới đều thực hiện các chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Tuy nhiên...

Nơi an nghỉ của cụ Phan Bội Châu ở Cố đô Huế

Tất cả mọi quốc gia muốn phát triển thì đều phải bắt đầu từ lòng yêu nước. Những tư tưởng, giá trị mà cụ Phan Bội Châu đem lại là...

Điều cần biết về thuật ngữ Giao hưởng (Symphony) trong nhạc cổ điển

Thuật ngữ “giao hưởng” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “cùng nhau phát ra âm thanh”. Ý nghĩa này của thuật ngữ “giao hưởng” đã trải qua...

Exit mobile version