Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Độ đạm của nước mắm

Theo phương pháp truyền thống, nước mắm là sản phẩm thu được từ quá trình thủy phân cá biển cùng với muối ở tỉ lệ 1 kg cá và 3 kg muối. Tại đây, protein trong thịt cá được cắt thành các protein nhỏ hơn, các axit amin, NH3…

Quá trình này có thể cần thời gian từ 3 đến 7 tháng, thậm chí lâu hơn. Chất lượng nước mắm phụ thuộc vào chất lượng cá, muối, tay nghề của nhà sản xuất, công thức pha chế sau đó.

Trong các tiêu chí đế đánh giá chất lượng của nước mắm, thì độ đạm là một yếu tố quan trong hàng đầu. Tuy vậy nhiều người tiêu dùng hiểu về thông số này rất mập mờ. Và đây chính là sơ hở tạo điều kiện cho các gian lận trong sản xuất.

Thông thường khi nói đến loại thực phẩm nào giàu đạm, ít đạm, bạn dễ nhanh chóng liên hệ đến hàm lượng protein có trong đó. Ví dụ: trong 100g thịt bò loại I có đến 21g protein; trong 100g thịt lợn nạc có 19g protein. Riêng đối với nước mắm, thì độ đạm được quy đổi ra tổng hàm lượng N (nitơ) có trong 1 lít. Ví dụ: nước mắm 30 độ đạm, tức là trong 1 lít nước mắm có tổng cộng 30g ni tơ.

Dựa trên độ đạm này mà nước mắm được thành một số hạng cơ bản như sau: Loại đặc biệt: Độ đạm >300N; Loại thượng hạng: Độ đạm >250N, Loại hạng 1: Độ đạm >150N, Loại hạng 2: Độ đạm >100N (TCVN 5107:2003)

Vì vậy khách hàng có tâm lý là nếu độ đạm càng cao thì nước mắm càng ngon. Điều này là đúng nếu như đó là sản phẩm được làm ra từ quy trình truyền thống với nguyên liệu là cá, không bổ sung thêm các nguồn đạm khác. Khi sản xuất nước mắm theo phương pháp truyền thống, độ đạm thường chỉ đạt khoảng 10-300N. Bằng cách cô đặc, nhà sản xuất có thể nâng độ đạm lên cao hơn nhưng sẽ rất tốn kém, giá thành sản phẩm sẽ cao.

Việc chỉ dựa vào độ đạm để đánh giá chất lượng của sản phẩm có nhiều rủi ro. Bởi vì trong thực tế, nhiều nhà sản xuất có thể tăng độ đạm của nước mắm bằng cách bổ sung các nguồn đạm khác như urê, axit amin, melamine… Thậm chí có trường hợp nước mắm chỉ đơn thuần là pha chế hương liệu, chất màu, và một số axit amin, và tỉ lệ nước mắm gốc (truyền thống) không có hoặc chiếm tỉ lệ rất thấp.

Trên thị trường hiện nay có một số loại sản phẩm không ghi độ đạm mà chỉ ghi hàm lượng protein. Nếu muốn quy đổi ra đạm, bạn phải lấy lượng protein có trong 1.000ml, chia cho 6,25. Như vậy một sản phẩm chỉ có 2,5g protein trong 100ml, thì độ đạm là: 25/6,25 = 40N, chưa bằng nước mắm loại bét.

Bài Không Tên Cuối Cùng – Và câu chuyện viết thêm lời cho bài hát

Vào năm 2017, nhạc sĩ Vũ Thành An ra mắt tập hồi ký Chuyện Tình Không Tên, trong đó ông nhắc lại những cuộc tình trong đời và hoàn cảnh...

Điển cố trong nhạc Nguyễn Văn Đông

Các nhạc sĩ miền Nam trước 1975 thường đặt lời nhạc rất nên thơ, dù bình dị nhưng sang trọng. Thế nhưng, giữa khu vườn trăm hoa đó, ca từ...

Khảo cứu về danh xưng Việt Thường

Trong các ghi chép lịch sử của Trung Quốc, thì Việt Thường là một cái tên xuất hiện trong nhiều ghi chép, chủ yếu là ở hai sự kiện: sự...

Nhớ về đất rừng U Minh

Theo sự sắp xếp của Nhà Văn Nguyễn ngọc Tư, chúng tôi về chơi "Vườn Chim U Minh" - Một địa điểm du lịch sinh thái rừng. Và với riêng...

Người xưa dùng những vật gì lót vào áo quan?

Trong các ngôi mộ cổ khai quật được, ngoài các đồ trang sức của người chết, phía trong áo quan thường có lót lá chuối, giấy bản, chè búp, bỏng...

Nguồn gốc của danh xưng “tài tử” trong “tài tử điện ảnh” và “đờn ca tài tử”

Từ lâu nay đa số thiên hạ đều nghĩ rằng danh từ “tài tử” là của chiếu bóng, là người đóng phim của nghệ thuật điện ảnh, chứ ít ai...

Buôn-Mê-Thuột  “Một Địa Danh Lịch Sử” 

LTG: - Buôn-Mê-Thuột là một thành phố có giấc ngủ lâu dài trên dãy Trường-Sơn có độ cao 536m, mà cũng là nơi có con số dân cư đông nhất...

Chuyện ít người biết về chợ Bến Thành

Chợ Bến Thành có lẽ không ai không biết dù có thể chưa có dịp ghé thăm. Nhưng ngôi chợ này vẫn có nhiều điều có lẽ ít người biết...

Tìm hiểu về nguồn gốc của Phở Việt Nam

Nhân đọc bài Phở Việt Nam trên Văn chương Việt, chúng tôi thử đi tìm cội nguồn của món ăn này trên Internet. Thật bất ngờ, khi gõ từ khóa nguồn gốc...

Áo bà ba,  nón lá khăn rằn

Trên các con đường đất Việt, nếu ở thành Huế miền Trung các chàng trai chạy thẻo các tà áo dài trắng hay tím thướt tha phấp phới dưới mái...

Sài Gòn – Những tên đường xưa

Từ hơn một thế kỷ nay, nước Việt Nam đã chịu rất nhiều thay đổi về chánh trị, hành chánh, văn hóa, xã hội…. luôn cả tên đường của Sài...

Nguồn gốc các mũ Phật giáo phổ thông ở Việt Nam

Phần lớn những mũ đội khi làm lễ của tăng sỹ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đều có lịch sử trải nhiều thế kỷ. Lúc đầu có thể...

Exit mobile version