Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hé lộ “động trời” về sở thích của trùm phát xít Hitler

Là nhà lãnh đạo khét tiếng tàn độc, trùm phát xít Hitler khiến nhiều người không khỏi bất ngờ khi có sở thích hội họa. Do vẽ tranh không đẹp nên gã sai binh sĩ cướp bóc tranh của nhiều họa sĩ danh tiếng về làm của riêng.

Trùm phát xít Hitler là lãnh đạo độc tài đứng đầu chính quyền Đức quốc xã. Trước khi đi theo con đường chính trị, gã mang trong mình khát khao trở thành họa sĩ.

Với mong muốn trở thành một họa sĩ, vào năm 1906, nhà độc tài Hitler (khi ấy 17 tuổi) chuyển đến thành phố Vienna, Áo sinh sống. Y coi thành phố này là nơi lý tưởng để thực hiện ước mơ cháy bỏng.

Thế nhưng, Hitler bị Học viện nghệ thuật Vienna từ chối nhập học 2 lần vì hội đồng giám khảo đánh giá tranh do y vẽ không đạt yêu cầu, không có tính sáng tạo, chiều sâu.

Không từ bỏ con đường trở thành nghệ sĩ, Hitler kiếm sống bằng công việc vẽ bưu thiếp cho du khách. Thế nhưng, công việc này cũng không suôn sẻ.

Việc kinh doanh bưu thiếp thất bại khiến Hitler sống trong nghèo khó và ngày càng chán nản. Vì vậy, gã quyết định từ bỏ tham vọng trở thành họa sĩ.

Sau đó, Hitler từng bước dấn thân vào con đường chính trị. Khi lên đến đỉnh cao quyền lực, trở thành Quốc trưởng nước Đức, y vẫn say mê hội họa.

Thay vì tự sáng tác, Hitler sử dụng đội quân xâm lược để cướp bóc những tác phẩm nghệ thuật của các danh họa nổi tiếng để làm của riêng.

Theo đó, sau khi Thế chiến 2 nổ ra, Đức quốc xã tiến hành một loạt cuộc xâm lược Áo, Tiệp Khắc, Ba Lan, Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ… Binh sĩ Đức theo lệnh Hitler lấy đi hàng trăm tác phẩm nghệ thuật từ các bảo tàng, bộ sưu tập tư nhân.

Một số nhà nghiên cứu cho rằng, trong những năm tháng Thế chiến 2, khoảng 1/5 số tác phẩm nghệ thuật ở châu Âu rơi vào tay Hitler.

Với việc sở hữu nhiều tác phẩm nghệ thuật giá trị, Hitler lên kế hoạch mở một bảo tàng mới ở Linz, Áo nhằm thể hiện sở thích cá nhân cũng như cho cả thế giới thấy sức mạnh của chính quyền Đức quốc xã.

Tuy nhiên, kế hoạch xây bảo tàng của Hitler không bao giờ được thực hiện. Nguyên do là bởi quân đội Đức quốc xã sa lầy trong nhiều cuộc chiến và từng bước bị quân Đồng minh đánh bại.

Do đó, khi Thế chiến 2 kết thúc, hàng trăm tác phẩm nghệ thuật rơi vào tay Hitler lưu lạc nhiều nơi. Lực lượng chức năng ở các nước mất nhiều thời gian và công sức để tìm kiếm, thu hồi các tác phẩm hội họa đó.

Sống ảo nhưng chết thật với mạng xã hội?

Công nghệ hiện đại, văn hóa hiện đại làm nên con người hiện đại là quan niệm của rất nhiều người ngày nay, nhưng chuyện có lẽ không đơn giản...

Vì sao anh em nhà Tây Sơn “nồi da xáo thịt”?

Ba anh em nhà Tây Sơn, từ nhỏ đến lớn, đối với nhau trọn niềm thương yêu. Vậy, nguyên nhân nào khiến Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ rạn nứt tình...

Lễ hội đền Voi Phục ở Hà Nội năm 1928

Lễ hội đền Voi Phục được tổ chức vào ngày 9-10 tháng 2 Âm lịch để kỷ niệm ngày mất của Đức thánh Linh Lang, là một lễ hội lớn...

Chùm ảnh ở Kiev thập niên 1980 qua bưu thiếp Xô-viết

Đại lộ Kreshchatik, đài tưởng niệm Cách mạng Tháng Mười, nhà thờ Cổng Tam vị nhất thể… là loạt ảnh tráng lệ về thành phố Kiev thập niên 1980 được...

Ký ức của một sĩ quan Pháp trong cuộc xâm lược An Nam

Chúng tôi đã chôn họ xuống cát như những con chuột, những người đàn ông An Nam rất xấu xí, gầy gò, rách rưới, khốn khổ, chỉ được trang bị...

Giai thoại Chú Hỏa – từ người lượm ve chai trở thành “ông vua nhà đất” Sài Gòn xưa

Người Sài Gòn vẫn truyền miệng nhau câu tục ngữ “Đi tàu Chú Hỷ, ở nhà Chú Hỏa”. Chú Hỷ – “vua tàu thủy” ở miền Nam, còn Chú Hỏa...

Đi tìm hương vị bánh canh, bánh căn ngày cũ

Từ năm 2001, nhà nhiếp ảnh quê California Oliver Klink1 đã nhìn ra những thứ đang mất đi ở những làng quê châu Á và ông đã tìm cách giữ...

Cung Trầm Tưởng và những bản Tình ca Paris

Khoảng đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước, trên văn đàn miền Nam xuất hiện tên tuổi của một nhà thơ trẻ với các bài thơ tình mà bối...

Chợ Trời Ở Sài Gòn Ngày Trước

Đồ hộp các loại tuôn ra chợ trời Sau năm 1954, ngoài Khu Dân Sinh bán buôn đủ loại mặt hàng thượng vàng hạ cám ở gần Cầu Muối, người...

Đều như vắt tranh là gì?

Chúng ta vẫn thường nói "đều như vắt chanh". Nhưng thực ra câu này không có ý nghĩa. Vì vắt quả chanh thì làm sao mà đều được. Nguồn gốc...

Nhớ về Saigon Departo

Trên báo Xuân Chính Luận năm 1969, bài phóng sự của H. Thủy Ba bộ mặt của Tết Sài Gòn có nêu: "Đi đến đường Tự Do mà không ghé...

Nha Trang-Paris, Mệ và tôi

Tôi gặp lại Mệ sau trên 25 năm, tại căn nhà trong một khu chung cư ngoại ô Paris. Sau 25 năm, Mệ có thay đổi, lưng đã còng, mắt...

Exit mobile version