Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Hình phạt phụ nữ phương Tây thời trung cổ

Nếu như ở Trung Quốc có “nhốt lồng heo thả trôi sông”, thì phụ nữ phương Tây thời trung cổ cũng chịu nhiều hình phạt dã man, mà đôi khi chỉ đơn giản là vì họ nói quá nhiều…

1. Những phụ nữ nói nhiều sẽ bị gắn gai nhọn bằng kim loại vào miệng

Sinh ra là phụ nữ đã khổ, sống dưới thời Trung cổ còn khổ hơn gấp vạn

Scold’s Bridle là một cái lồng sắt gắn vào mặt người phụ nữ, được dùng để trừng phạt “những phụ nữ lắm mồm” – hay cằn nhằn, nói xấu sau lưng hoặc chỉ đơn giản là nói nhiều. Chiếc lồng sắt này khóa vào đầu người bằng một chiếc dây buộc và ở bên trong còn có một phần kim loại nhô ra được bọc bởi các gai nhọn. Nếu người đó di chuyển lưỡi, các gai nhọn sẽ đâm vào lưỡi của họ.

Đôi khi những người phụ nữ này sẽ bị sẽ bị xích lại lò sưởi trong nhà cho đến khi họ nhận lỗi. Hoặc thậm chí để vũ nhục, họ còn bị dẫn đi khắp nơi.

2. Những người phụ nữ gây gổ với nhau sẽ cùng bị gông lại bằng Shrew’s Fiddle

Shrew’s Fiddle là một loại gông làm bằng gỗ dùng để trừng phạt những phụ nữ tranh cãi hoặc gắt gỏng với nhau. Một người có thể đeo riêng, và sẽ phải đi lên đi xuống cầu thang trong vòng 2 giờ đồng hồ hoặc bị gông cùng với người đã tranh cãi với mình.

3. Phụ nữ bị buộc tội thông dâm sẽ bị trừng phạt bằng “Ghế hình phạt”

Đây là một hình phạt nhằm hạ nhục người đó. Cả đàn ông lẫn phụ nữ đều có thể bị bắt ngồi trên “ghế hình phạt” nhưng hình thức này thường được dùng cho phụ nữ hoặc gái điếm hơn. Người đó sẽ bị trói vào một chiếc ghế bằng gỗ, nhưng không hề có chỗ ngồi – thường là ghế dùng để đi vệ sinh – và bị bắt ngồi ngoài nhà mình hoặc đem đi diễu khắp phố.

Theo nhà văn William Borlase, đó là một “chiếc ghế của sự ô nhục, nơi mà gái điếm lẫn những người phụ nữ hay gắt gỏng, bằng đôi chân trần và cái đầu của mình, phải chịu đựng mọi sự lăng mạ của những người qua đường”.

4. Một biện pháp “mạnh” hơn nữa là trói họ vào “ghế dìm”

“Ghế dìm” là một dạng “ghế hình phạt” nhưng dã man hơn: Nó được gắn vào các chùm gỗ dài, đính trên một trục. Chiếc ghế bị treo lơ lửng trên một con sông hoặc ao, phụ nữ nói nhiều hay gái điếm sẽ phải ngồi lên, sau đó bị dìm xuống nhiều lần theo mệnh lệnh, nhà văn Pháp Francois Maximilien Misson miêu tả hành động này là “để làm dịu nhiệt”. Trong một số trường hợp, phụ nữ còn bị dìm tới chết.

5. Những phụ nữ nói nhiều có thể bị gông cổ và để mặc bên ngoài tùy đám đông phân định

Đây là một loại gông dành riêng cho phụ nữ. Người phụ nữ này sẽ bị gông cổ, nhưng không như đàn ông, tay của họ sẽ không bị trói lại. Các tội phạm thông thường bao gồm người làm phiền hàng xóm vì nói quá nhiều, hoặc có quan hệ tình dục ngoài hôn nhân. Năm 1777, Ann Morrow bị buộc tội mạo nhận là đàn ông và kết hôn với một phụ nữ khác. Cô bị treo cổ và bị đám đông ném đá đến mức mù mắt.

6. Một người phụ nữ bị buộc tội lẳng lơ phải nhốt trong Chiếc áo choàng của Kẻ nghiện rượu

“Chiếc áo choàng của Kẻ nghiện rượu” cũng được biết đến như một loại gông dạng thùng, thường được dùng để trừng phạt đàn ông vì những tội như trộm cắp, say xỉn và gây mất trật tự. Nhưng cũng có những trường hợp phụ nữ sẽ chịu hình phạt này.

Theo lời kể của một người từng chứng kiến ở Delft, Hà Lan: “Một chiếc thùng gỗ nặng trịch, không khác gì cái máy làm bơ, mà người phụ nữ liều lĩnh có hai chồng phải đeo trên vai. Chỉ có đầu của cô là lộ ra ngoài, rồi bị đưa đi khắp thị trấn, như một hình phạt cho sự lẳng lơ của mình.”

7. Phụ nữ ngoại tình có thể bị cắt mũi

Việc xén hay cắt bỏ mũi là sự trừng phạt đối với những phụ nữ quan hệ bừa bãi. Có lẽ vì cho rằng làm méo mó khuôn mặt họ thì sẽ loại trừ được sức mạnh nguy hiểm của sắc đẹp. Theo Luật của Cnut năm 1018, phụ nữ bị buộc tội ngoại tình sẽ bị cắt mũi và tai, ngược lại, đàn ông ngoại tình chỉ cần trả một khoản tiền phạt là xong.

8. Những người vợ hách dịch sẽ phải đi bộ chuộc tội

Đi bộ chuộc tội, nghĩa là người bị phạt sẽ được diễu đi để người khác nhục mạ, là một hình phạt truyền thống đối với nô lệ hoặc những người vợ lên mặt với chồng. Họ sẽ phải đi chân trần khắp thị trấn hay thành phố, đôi khi chỉ được mặc độc váy lót. Các con phố thì vô cùng dơ bẩn và gồ ghề. Đôi khi chẳng cần tới tòa án mà dân làng đã “thay trời hành đạo”. Người bị buộc tội còn có khả năng bị kéo ra khỏi giường ngay giữa đêm, và diễu hành khắp phố, vây quanh là những đám đông hô lớn “Một con điếm, một con điếm!”

9. Gái mại dâm hay tú bà sẽ bị đóng dấu sắt nung lên người và trục xuất khỏi thị trấn

Đây là một hình phạt khá phổ biến vào thế kỉ 16. Lady Low, chủ của một nhà thổ ở Aberdeen, đã bị đóng dấu sắt nung lên cả hai bên má và đội một chiếc vương miện giấy, rồi bị trục xuất khỏi thành phố. Bà còn bị cảnh cáo là sẽ bị dìm tới chết nếu dám quay trở lại.

10. Phụ nữ bị buộc tội trộm cắp hoặc phù thủy sẽ bị dìm chết

Từ thời Anglo-Saxon cho đến thế kỉ 17, dìm chết là một hình phạt khá phổ biến với phụ nữ bị buộc tội trộm cắp và cũng là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nhiều “phù thủy”, khi các thợ săn kiểm tra một người phụ nữ có phải là phù thủy không bằng cách thử xem người đó nổi hay là chìm trong nước.

Thực tế dìm chết là một hình phạt khá là phổ biến và so với nhiều hình phạt khác thì đã đỡ dã man hơn nhiều, chẳng hạn như…

11. Phụ nữ phản bội, phù thuỷ hay dị giáo sẽ bị thiêu chết

Đây là một tiết mục kinh điển của việc “săn phù thủy”, đặc biệt là ở Scotland. Phụ nữ bị buộc tội là phù thủy, hay dám gần gũi với quỷ dữ, sẽ phải thiêu cháy. Nhưng đây cũng là hình phạt thường dành cho tội phản bội hay dị giáo. Chân tay của họ sẽ bị rưới dầu, mặc váy và mũ trùm đã ngâm dầu. Rồi bị gô cổ lại vào một chiếc thùng và thiêu đến chết. Hoặc đôi khi họ không treo người đó lên mà đặt những bó củi xung quanh chân để người đó chìm trong đống lửa cho tới khi cháy thành tro.

Nguồn bài: BuzzFeed

Thời Việt Nam Cộng Hòa Chính sách nông thôn

(Bài này là tư liệu của tác giả dùng để giảng dạy tại trường Đại Học Văn Khoa Sài Gòn trước năm 1975) Năm 1971, chúng tôi cùng với các...

Xà bông Cô Ba đánh bay hàng ngoại

Ngày nay, nhìn hộp xà bông Cô Ba trơ trọi trong vài siêu thị giữa bối cảnh thị trường chất tẩy rửa bị doanh nghiệp nước ngoài thôn tính gần...

Tại sao gọi nước Nhật là Phù Tang

Tại sao lại gọi nước Nhật là Phù Tang? Phù Tang nguyên là tên một loại cây mà Thuyết văn giải tự của Hứa Thận giảng là “cây huyền thoại”,...

Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg

Hamburg là thành phố châu Âu đầu tiên tôi ghé thăm, cũng đã hơn mười hai năm rồi, và đã bị choáng ngợp bởi sự hiện đại của nó. Năm...

Chuyện ăn Tết của vua chúa Việt xưa

Qua những tư liệu lịch sử, Tết của vua chúa xưa thường không nặng về hưởng thụ vật chất mà luôn hướng tới lễ nghi và truyền thống văn hóa...

Cao lầu, hẩu lốn, loạn… xà bần

Phong trào ẩm thực của ta đang thời nở rộ. Nở toe toét. Chỗ nào cũng hàng quán tấp nập, lúc nào cũng ồn ào như vỡ chợ. Li, cốc,...

Xe xưa trên lối cũ – Phần 2: Xe hơi cổ điển không xuất xứ từ Pháp ở Miền Nam trước 1975

Sau hiệp định Geneve 20/7/1954, miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hoà. Trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng Cộng Sản từ phương Bắc, Người Mỹ thay Pháp hỗ...

Chùm ảnh: Cầu đá Trung Thành – cây cầu đá cổ hiếm có ở miền Trung

Cầu đá Trung Thành có từ thế kỷ 19, vừa là một công trình giao thông quan trọng, vừa là điểm nhấn làm nên nét đẹp của làng quê xứ...

Chữ “Đường” trong tiệm thuốc

Từ Đường ở các tiệm thuốc Bắc hay các nơi bắt mạch, hốt thuốc của người Hoa như Ích Sanh Đường, Hạnh Lâm Đường, Tế Sinh Đường… Chữ Đường vốn trong tiếng Hán...

Mấy vấn đề về vua Gia Long

0.1. Tôi không phải là một chuyên gia về lịch sử, đặc biệt là về nhà Nguyễn, nhưng thỉnh thoảng tôi cũng có những nghĩ suy và thực ra là...

Nguồn gốc của Thần Tài, Thần Thổ Địa.

Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Theo truyền thuyết xưa,...

Nét thú vị trong “ca dao Hán Việt”

Trong kho tàng ca dao Việt Nam có một số ca dao nửa Việt, nửa Hán đọc lên rất lý thú và dường như ít được nhắc đến trong chương...

Exit mobile version