Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lời kêu gọi chống giặc cướp nước của hoàng hậu Nam Phương

‘Tôi kêu gọi tất cả những ai đã đau khổ vì những tội ác gây nên bởi cuộc đại chiến, hãy hành động để chấm dứt những sự hung bạo không thể gọi hết được bằng tên hiện đang hoành hành trên đất nước tôi’.

Ngày 30/8/1945, trước 5 vạn nhân dân cố đô Huế tập trung trước Ngọ Môn, vị hoàng đế cuối cùng của Việt Nam, Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn, kiếm cho chính quyền mới và tuyên bố “làm công dân một nước tự do còn hơn làm vua một nước nô lệ”.Tiếp sau Chiếu thoái vị của vua Bảo Đại, một văn bản khác rất có ý nghĩa. Đó là bản thông điệp kêu gọi chống thực dân Pháp của vợ vua Bảo Đại – Nam Phương Hoàng hậu. Bà có tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan. Bản thông điệp kêu gọi chống thực dân Pháp của cựu Hoàng hậu Nam Phương ra đời sau khi bọn thực dân Pháp gây hấn với nhân dân ta ở Nam Bộ cuối tháng 9/1945.

Sau khi thực dân Pháp trở lại gây chiến ở Nam Bộ, cựu Hoàng hậu đã gửi bức thông điệp này. Nguyên văn bản thông điệp bằng tiếng Pháp do Guy Boussac xuất bản năm 1949 ở Paris.

Dưới đây là bản dịch:

Bà Vĩnh Thụy, cựu Hoàng hậu Nam Phương.
Từ bỏ đặc quyền, sát cánh cùng đồng bào
Gửi tất cả bạn bè Âu châu và toàn thế giới!
Nước Việt Nam đã được giải phóng khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp và Nhật.

Khi thoái vị, chồng tôi, cựu hoàng Bảo Đại, đã tuyên bố “Thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”. Bản thân tôi, cũng đã từ bỏ không tiếc những đặc quyền đặc lợi của một hoàng hậu, sát cánh cùng với các chị em đồng bào tôi để ủng hộ chính phủ của chúng tôi, mỗi người theo phạm vi năng lực của mình, để bảo vệ nền độc lập, chính nghĩa thiêng liêng của chúng tôi.

Giờ đây, máu đang tuôn chảy trên đất Nam Bộ, cái nôi của thời thơ ấu của tôi. Biết bao sinh mệnh bị thiêu đốt trong lò lửa hủy diệt, bởi lòng tham đầy tội ác của một nhóm thực dân Pháp được hậu thuẫn bởi một số quân anh đi ngược lại những chỉ thị của các nước đồng minh.

Tôi kêu gọi tất cả những ai đã đau khổ vì những tội ác gây nên bởi cuộc đại chiến, hãy hành động để chấm dứt những sự hung bạo không thể gọi hết được bằng tên hiện đang hoành hành trên đất nước tôi.

Nhân dân 13 triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu các thân hữu của tôi, những người bạn của nước Việt Nam, hãy lên tiếng để đòi hỏi tự do và các quyền mà mọi người khao khát được có, để giữ cho nền văn minh, cái giá trị đích thực của nó, để cho tất cả giới trẻ trên hoàn cầu không còn nghi ngờ gì cái lý tưởng mà người ta đã giáo dục họ.

Đòi hỏi các chính phủ của quý vị can thiệp vào để thiết lập một nền hòa bình, công bằng, thỏa đáng, chính là quý vị tuân theo cái nghĩa vụ khẩn thiết của bất cứ ai là người và xứng đáng tiếp nhận lòng hoàn toàn biết ơn của tất cả dân tộc chúng tôi.

Cách trị dân

Tử Sản[1] làm tướng nước Trịnh đã lâu năm, có lòng thương dân, lấy đạo khoan[2] mà trị dân. Khi Tử Sản ốm nặng, gọi Tử Thái Túc đến bảo...

Nhạc sĩ Lam Phương và chuyện cho đời ca khúc ‘Kiếp Nghèo’

Là anh cả trong gia đình nghèo khó ở Rạch Giá, Kiên Giang, từ nhỏ, nhạc sĩ Lam Phương đã thấm đẫm nỗi khổ. Gia đình ly tán khi cha...

Tại sao phụ nữ Saigon xưa hay ngồi một bên ở sau xe máy – xe đạp?

Khi xem lại các hình ảnh về Saigon xưa, chúng ta hay bắt gặp hình ảnh quen thuộc của các bà, các cô ngày xưa ngồi sau xe máy để...

Những chiếc khăn vấn của người Việt

Nét đặc trưng của An Nam thời Nguyễn chính là những chiếc khăn vấn, theo nhiều nhận định thì chỉ xuất hiện vào thời kỳ nhà Nguyễn kiểm soát toàn lãnh...

Cái chết bí ẩn của 9 nhà khoa học Liên Xô

Đến nay đã gần 6 thập kỷ trôi qua nhưng người ta vẫn chưa tìm ra được lời giải cho vụ việc 9 nhà khoa học Liên Xô thiệt mạng...

Vài nét về nho giáo và phật giáo Việt Nam (Kỳ 1)

I.Nho giáo và xã hội Việt Nam Trong lịch sử Việt Nam, chúng thú cho rằng điểm tích cực trong nội dung hợp thuyết của Nho giáo lại ly thuyết...

Lăng tẩm Hoàng gia nhà Minh – Thanh

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Lăng tẩm hoàng gia Minh – Thanh là Di sản văn hóa thế...

Tết ở Hà Nội năm 1994 qua ống kính Bruno Barbey

Làng chài bên vịnh Hạ Long, giã gạo ở Tây Nguyên, đồn điền cao su An Lộc… là loạt ảnh tư liệu lịch sử quý giá về Đông Dương khoảng...

Tiểu sử vua Gia Long qua cuốn sách của Marcel Gaultier

Trong lịch sử Việt Nam, cuộc đời của Hoàng đế Gia Long Nguyễn Phúc Ánh còn mang quá nhiều những nghi vấn và những đám mây mù xoay quanh. Triều...

Những thiếu sót và bất hợp lý trong sử sách về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc

Nhận thức phổ biến ngày nay về Mạc Đăng Dung và nhà Mạc dựa chủ yếu vào các bộ sử dưới thời Lê Trung hưng, trên cả phương diện dữ...

Tại sao lại gọi là “Lơ” xe Đò

Thường mỗi chiếc xe đò có 1 phụ xế lo soát vé và bốc vác hành lý lên xe xuống xe cho hành khách . Chữ “Lơ” xe đò là chữ...

Đôi đũa trong văn hóa Á Đông

Đôi đũa là vật dụng phổ biến tại các nước Á Đông, hình dạng của nó cũng rất phù hợp với thói quen ẩm thực tại xứ sở này. Do...

Exit mobile version