I.Nho giáo và xã hội Việt Nam

Trong lịch sử Việt Nam, chúng thú cho rằng điểm tích cực trong nội dung hợp thuyết của Nho giáo lại ly thuyết ” quốc, bình nhiên hạn Không Tú (551479 TCN không chỉ là một nhà tư tưởng mà còn là nhà chính trị, nhà hoạt động xã hội Ông và các hợp trẻ của ông nhiều thế hệ sau, ở Trung Quốc, ở Việt Nam đều lấy công việc “bình thiên hạ” làm trách nhiệm của mình.

Trước mắt Khổng Tử và các nhà Nho Đông Á là cả một hệ thống xã hội phức tạp đầy mâu thuẫn và không ổn định. Công cuộc “trị quốc, bình thiên hạ trên thực tế là tạo cho xã hội một trật tự, một sự điều chỉnh, sự ổn định để đi đến một sự hái hoa. Đây cũng là vấn đề muôn thuở của tất cả các xã hội xưa cho tới nay. Xa xưa cũng như hiện đại, xã hội loài người là một hệ thống chính thể, có nhiều tầng thứ, có nhiều bộ phận, đã và đang tiếp nối phát triển. Cho tới thế kỷ XXI cũng vậy, tôi cho rằng việc nghiên cứu học thuyết “trị – bình” của nhà Nho vẫn rất cần thiết khi tìm hiểu chủ nghĩa yêu nước và tư tưởng an dân.

Học thuyết của Khổng Tử và các nhà Nho ra đời cách ngày nay khoảng 2.500 năm, nhiều tư tưởng của họ đã quả thời, nhiều nguyên tắc ông đề xuất không còn hiệu lực. Tuy nhiên trong học thuyết của ông cũng có những thành tố mang tính phổ biến, thậm chỉ đối với xã hội Đông Á có tính lâu bền. Tôi nghĩ rằng nguyên tắc “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” của các nhà Nho đến nay vẫn còn giá trị.

1.Tề gia: Nhà Nho quan niệm giaquốc là một thể thống nhất của hai mặt bổ sung cho nhau. Mạnh Tử nói: “Thiên hạ chi bản tại quốc; quốc chi bản tại gia” (Ly lâu, thượng). Như vậy hai nhân tố gia và quốc không chỉ có mối liên hệ nội tại, hơn nữa là một kết cấu thống nhất và trên một ý nghĩa nhất định thì muốn trị quốc phải tề gia. Trong quan niệm của nhà Nho, muốn tề gia trước hết phải giữ đạo hiếu, một phạm trù đạo đức cốt yếu. Hiếu hay hiếu đễ là mối quan hệ con cái đối với cha mẹ và anh em đối với nhau. Khổng Tử coi việc giữ gìn hiếu đễ chính là thực hành chính sự. Ông nói: “Thư vân; hiếu hồ! Duy hiếu, hữu vu huynh đệ, thi vũ hữu chính, thị dĩ vi chính, hề kỳ vi vi chính?” có nghĩa là: Kinh Thư viết “Hiếu, duy chỉ có hiếu, thương yêu anh em, là làm đức chính sao không phải là làm chính (trị)?”. Hiếu là quan niệm đạo đức trong phạm vi gia đình, là nội dung của tô gia mà Khổng Tử lại nói là “vì chính” (làm chính trị),

Gia đình là hệ thống nhỏ nằm trong quốc gia, một hệ thống lớn. “Hiếu” để tề gia là sự điều chỉnh quan hệ giữa người và người trong hệ thống nhỏ. “Trị quốc, bình thiên hạ” là sự điều chỉnh quan hệ giữa người và người trong hệ thống lớn. Như vậy từ gia đến quốc chỉ là một vòng mở rộng, một dòng chảy chung.

Vào thời Tống, vị đại Nho Chu Hy (1130-1200) giải thích (dịch): “Muốn trị quốc tất tiên phải tề gia, trong nhà mà không dạy được mà lại dạy người khác, không có. Vậy nên người quân tử không ra khỏi nhà mà vẫn có thể dạy trong nước được. Điều hiếu (có thể) dùng để thờ vua, điều đễ (có thể) dùng để thờ bậc tôn trưởng, điều từ (có thể) dùng để sai khiến dân chúng” (Đại học, Chương cú). Theo giải thích của Chu Hy rõ ràng là giữa gia và quốc là liên thông với nhau. Đương nhiên khái niệm gia thời của sách Đại học là “quân tử chi gia”, là “khanh – đại phu chi gia”, là gia của tầng lớp cầm quyền. Quan điểm gia, gia tộc của Khổng Tử và Nho Gia trong nhiều trường hợp đưa tới gia đình chủ nghĩa, quá thiên lệch đến che mờ cái quan hệ pháp luật, là hạn chế lớn. Thậm chí Khổng Tử còn nói: “Cha che lỗi cho con, con che lỗi cho cha, ngay thẳng là ở chỗ đó” (Tử Lộ). Tuy nhiên, mục đích tề gia, đề cao đạo hiếu là không thể không có ý nghĩa đối với nhà cầm quyền và các tầng lớp xã hội hiện nay.

Chúng tôi nghĩ rằng trong giai đoạn hiện đại, quan hệ gia đình và đất nước vẫn có mối liên hệ hữu cơ. Gia đình vẫn là đơn vị xã hội cơ bản, là tế bào của xã hội. Có thế một vài gia đình riêng lẻ có tình hình lộn xộn vẫn chưa ảnh hưởng tới xã hội, nhưng nếu như nhiều gia đình có những quan hệ không bình thường, không hài hoà thì sẽ ảnh hưởng đến đất nước. Nếu như hầu hết gia đình đều êm ấm, hài hoà sẽ góp phần làm cho xã hội được ổn định, vững mạnh. Cố nhiên không thể đặt ngang hàng tề gia cũng là trị quốc, sự thực thì hai loại công việc khác nhau, nhưng phải thừa nhận cho đến ngày nay, hai thực thể xã hội này vẫn có mối liên hệ đồng thuận nhạy cảm về nhiều mặt chính trị, kinh tế, xã hội.

Truyền thống lâu đời của người Việt rất coi trọng gia đình. Song ảnh hưởng của Nho giáo càng làm cho truyền thống này được củng cố, bền chặt nâng cao thêm một bậc. Các nhà Nho cũng như các tầng lớp xã hội đều đặc biệt chú trọng gia đình, thực hành tề gia. Ngay từ thế kỷ XV, Nguyễn Trãi (1380-1442) đã có “Bảo kính cảnh giới” là loại thơ gia huấn viết bằng chữ Nôm. Bảo kính cảnh giới như tên gọi của nó là gương soi, lời răn đối với con cháu về cách xử thế của con người bình thường trong hoàn cảnh xã hội bình thường.

Bảo kinh cảnh giới của Nguyễn Trãi khuyên con cháu những gì? Trước hết là đừng chạy theo danh lý, đừng tham giàu sợ nghèo, có đức hơn có của. Nguyễn Trãi viết:

“Yêu trọng người dưng là của cải
Của thết người là của còn”
“Lòng làm lành đối với lòng làm dữ
Tính ở nhu hơn tính ở cương”
“Phúc nhiều sự bởi nơi ta tích
Hãy năng tích đức để cho con”

Các nhà Nho Việt Nam trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX, đầu XX cũng biên soạn nhiều gia huấn, gia lễ. Số lượng gia huấn – gia lễ của các nhà Nho hiện có ở Viện nghiên cứu Hán Nôm có khoảng 40 bản. Các tác giả của gia huấn có Hồ Sĩ Dương, Hồ Phi Tích, Nguyễn Tông Khuê, Bùi Huy Bích, Nguyễn Huy Oánh, Bùi Dương Lịch, Đặng Huy Trứ, Đặng Xuân Bảng, Nguyễn Đức Đạt… Hầu hết các gia huấn đều dựa vào những nguyên lý Nho giáo như hiếu, trung, tam cương, ngũ thường để răn dạy con cháu, lấy đó làm nguyên tắc tề gia. Chẳng hạn như Bùi Huy Bích trong Hành tham quan gia huấn ghi rõ:

“Hiếu là trăm nét đầu lòng
Người chẳng thảo thuận là dòng muông dê”

Có lẽ tiêu biểu nhất cho ý thức Nho giáo trong việc củng cố gia đình họ tộc là Thọ Mai gia lễ của tiến sĩ Nho học đầu thế kỷ XVIII Hồ Sĩ Tân  quy định  những công việc về quan, hôn, tang , tế.Thọ Mai gia lễ được thực hiện phổ biến trên đất nước ta trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, đến ngày nay đây đó vẫn còn ảnh hưởng khá sâu đậm.

Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng gia đình th Việt là loại gia đình nhỏ, có người nói với túi tinh bột nhân. Cố Giáo sư Trần Đình Hưng cha ta tinh truyền thống Việt Nam thành hai loại “Nho giáo hun hưởng sâu đến loại gia đình nhà Nho, nhưng cũng th thấm vào toàn bộ xã hội, tức là ảnh hưởng đến cả gia đình nông dân ở một số mặt, cả hát hết gia đình đó cho ta thấy hình ảnh chung của gia đình truyền thống Việt Nam”( Những nghiên cứu xã hội về gia đình Việt Nam, 1992, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,tr.37).Đó là sự thật, nhưng theo tôi thì gia đình nhỏ vẫn là phổ biến có vị trí chi phối, đại gia đình Nho giáo theo phận vị trải qua thời gian tín cũng phân hoá thành gia đình nhỏ.

Sự tiếp nhận một số nguyên lý Nho học . Nho giáo của gia đình nhỏ Việt Nam là có điều kiện, không giống với kiểu gia đình lớn của Trung Quốc. Cho đến gần đây, theo nghiên cứu mới của Thành Hán Xương và Lưu Nhất Nhiếp thì quy mô và kết cấu gia đình nông thôn truyền thống Trung Quốc qua điều tra xã hội học một trăm thôn tiêu biểu của cả nước thời kỳ 1950 – 1980 cho biết như sau:

STT Số nhân khẩu trong một gia đình(người) Số thôn năm 1950 Tỷ lệ % Số thôn năm 1980 Tỷ lệ % Số thôn năm 1980 Tỷ lệ %
1 30 – 40 trở lên 4 3,6 2 1,8
2 25 – 29
3 20 – 24 8 7,1
4 15 – 19 24 21,1
5 12 – 14 36 32,1
6 10 – 11 19 17,0

Như vậy ở Trung Quốc, số lượng nhân khẩu trong một gia đình nông thôn bình thường từ 10 người cho đến 40 người. Cho đến những năm 80 của thế kỷ XX, theo điều tra trên thì số lượng người từ 25 – 29 vẫn còn 0,9% và từ 10 người đến 19 người vẫn chiếm hơn 31% tổng số nhân khẩu. Về kết cấu gia đình thì phần lớn vẫn là 4 – 5 thế hệ. Cũng trong tài liệu điều tra trên vào thập kỷ 80, trong tổng số 100 thôn được điều tra thì số gia đình có 4 và 5 thế hệ vẫn chiếm đến 58,2% tổng số toàn gia đình.

Rõ ràng, có thể gọi gia đình truyền thống của Trung Quốc là gia đình lớn. Người Trung Quốc vẫn coi gia tộc là đơn vị xã hội cơ bản.

Tôi nghĩ rằng người Việt theo tổ chức gia đình nhỏ, còn người Hán theo tổ chức gia đình lớn và cũng là sự khác biệt giữa Đông Bắc Á và Đông Nam Á bạo. gồm cả vùng Hoa Nam – Nam Trường Giang của Trung Quốc). Theo ông Đồng  Ân  Chính, Mỹ tịch giáo sư thỉnh giảng Đại học Tứ Xuyên, chuyên gia về một kỳ nguyên thủy Trung Quốc thì Hoa Nam và Hoa Bắc Trung Quốc ngăn cách bởi con sông Trường Giang trong thời cuối nguyên thuỷ cũng có sự khác biệt ở Hoa Bắc tàn dư thị tộc sâu đậm, điểm tụ cư có quy mô lớn (mộ địa thị tộc là bảng chứng), các công xã nông thôn – thị tộc cũng do đó được duy trì và phát triển. Do vậy ở Hoa Bắc có truyền thống sản xuất tập thể. Khi tiến vào xã hội có giai cấp thì tầng lớp thống trị lợi dụng nó làm phương thức bóc lột, vẫn là lấy tập thể làm đối tượng bóc lột (trong Bốc Từ đời An cũng ghi như vậy). Lấy thị tộc làm cơ sở để tổ chức sản xuất nông nghiệp thì hình thành tập đoàn chính trị cao cấp đứng trên công xã tương đối dễ dàng. Hơn nữa, sau khi các tập đoàn xuất hiện thì cũng dễ dàng trở thành kẻ thống trị – quản lý. Chính điều đó làm điều kiện cho sự sáng tạo nên nhà nước và văn minh Trung Hoa. Còn ở Hoa Nam không có nhiều áp lực về trị thuỷ và quan hệ dân tộc, cho nên quan hệ giữa người và người thiếu động lực hợp tác. Thêm vào đó, do đặc điểm của nông nghiệp lúa nước về địa thế và thủy lợi nên chỉ cần lấy gia đình làm đơn vị sản xuất. Trong xã hội đó, tàn dư thị tộc vẫn tồn tại, nhưng chỉ có chức năng xã hội là chính mà không có chức năng sản xuất ( Xem: Đồng  Ân Chính: Trung Quốc Bắc Phương Nam Phương văn minh phát triển quỹ tích chi dĩ đồng Tạp chí Trung Quốc xã hội khoa học, chữ Hán, số 5-1994). Giáo sư khảo cổ học người Mỹ là Joyce White cũng viết : “Về phương diện tổ chức sản xuất việc trồng bón cây lúa nước thường dùng là phân tán ly tâm chứ không phải là hướng tâm hợp tác
( Xem: Đồng  Ân Chính: Trung Quốc Bắc Phương Nam Phương văn minh phát triển quỹ tích chi dĩ đồng Tạp chí Trung Quốc xã hội khoa học, chữ Hán, số 5-1994).

Từ nghiên cứu khảo cổ học và cổ môi trường, nhà khảo cổ học Đồng  n Chính còn khảo sát cả tín ngưỡng. Theo ông Đồng, thì vùng Hoa Bắc đậm đà tính chất thị tộc vì được xây dựng trên cơ sở ý thức cộng đồng, thịnh hành sùng bái tổ tiên và trong thời Ngũ Đế thì sùng bái tổ tiên đã thành chế độ. Điều này chỉ thể hiện trong sách Lễ Ký (thiên tế pháp). Tục sùng bái tổ tiên thành chế độ trong thị tộc hay gia tộc thì thường lại sản sinh ra khuynh hướng bài trừ tín ngưỡng ngoại lai (thần bất tâm phi loại, dân bất tự phi lộc). Rồi từ đó tổ tiên của thị tộc hay gia tộc nào đó thành tổ tiên của tập đoàn thống trị thậm chí của cả toàn dân. Vùng Hoa Nam không như vậy, tục sùng bái động vật và quỷ thần vẫn kéo dài về sau.

Qua sách Sơn Hải kinhSở từ của Khuất Nguyên thì tục sùng bái động vật khá phổ biến và theo Hán thư (địa lý chí) thì vùng Giang Nam phổ biến; “Thờ dâm thần, tin ma quỷ”, khác Bắc phương thờ tổ tiên, thờ tiên vương tiên công.

Việt Nam cũng nằm trong vùng cổ sinh thái tự nhiên Đông Nam Á bao gồm cả Hoa Nam. Như phần trên đã nói, Việt Nam chủ yếu là gia đình nhỏ và tín ngưỡng thời cổ xưa là thờ dâm thần ( Biểu tượng trên thập đồng Đào Thịnh (Yên Bái). Theo sách Trúc Lâm Tam tổ thực lục thì Trần Nhân Tông đã có lúc cho dẹp bớt dâm từ. Hội lễ phồn thực ở nhiều nơi như Phú Thọ, Nghệ An vẫn tồn tại đến năm 1945). như khu vực Hoa Nam và nhiều nơi khác Đông Nam Á. Vậy thì tục thờ cúng tổ tiên của người Việt có thể đã có từ thời nguyên thủy giống như thờ một vật tổ linh thiêng song không có gì nồng đậm như ở người Hán ở Hoa Bắc. Những cứ liệu về dân tộc học cho biết người Mường ở Thanh Hoá không có tục thờ tổ tiên thường xuyên quanh năm như người Việt mà chỉ thờ một lần chung với các thần linh khác vào dịp Tết nguyên đán. Người Tây Nguyên và các tộc người ở Trường Sơn như Vân Kiều xưa kia cũng không có tục thờ cúng tổ tiên như người Việt. Sau lễ bỏ mả, người đã khuất không còn bất cứ một quan hệ nào với con cháu nữa. Có thể người Việt thời xa xưa cũng như người Mường, người Vân Kiều, người Tây Nguyên. Tôi cho rằng tục thờ cúng tổ tiên của người Việt như hiện nay có một phần là chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán cũng như đạo Thiên chúa tạo ra tục thờ Chúa, đạo Phật tạo ra tục thờ Phật. Người Hán Hoa Bắc đem đến cho Bách Việt Giang Nam tục thờ cúng tổ tiên và ảnh hưởng của văn hoá Hán cũng đã góp phần đưa đến tục thờ cúng tổ tiên của người có thể chế Việt như hiện nay. Rõ ràng giao lưu văn hoá làm phong phú thêm, đa dạng thêm, bổ sung vào kho tàng văn hoá truyền thống Việt Nam.

Đạo thờ cúng tổ tiên không phải là khởi nguồn từ Nho học . Nho giáo, nhưng Nho học – Nho giáo đã củng cố nó, truyền bá nó, coi nó là thể hiện phần lớn của đạo hiếu. Hoàn toàn có thể coi thờ cúng tổ tiên là biểu hiện sinh tử quan của Nho giáo. Ý thức về hiếu vốn là đạo đức truyền thống của người Việt từ xa xưa còn ảnh hưởng của Nho giáo đã tăng cường thêm và tạo ra cơ chế cho đạo hiếu như con cháu phải vâng lời và nuôi dưỡng cha mẹ, người già và các bậc trưởng thượng. Người Việt Nam vốn có ý thức về cội nguồn đất nước, về một không gian sinh tồn buổi đầu ở núi Tản – sông Đà với truyền thuyết Sơn Tinh Tinh, về  u Cơ – Lạc Long Quân, về một vị thủ lĩnh bộ lạc hùng mạnh Hùng Vương cha truyền con nối theo huyết thống.Nho học và Nho giáo truyền nhập vào Việt Namgops phần củng cố thêm bằng cách tăng cường ý niệm huyết thống hóa con Lạc cháu Rồng,dòng dõi Hùng Vương rồi được đưa vào chính sử thời Ngô Sĩ Liên-thế kỷ XV như một yếu tố trong chủ nghĩa yêu nước.

chủ nghĩa yêu nước Việt Nam từ thời Văn Lang được  biểu hiện trong tinh thần bảo vệ phạm vi lãnh thở của chủ thủ lĩnh An Dương Vương, từ ý thức giữ xin là công văn hoa  u Lạc và quyền lợi của các quý là bộ lạc trong khởi nghĩa Hai Bà Trưng, đến thế kỷ Vì thời Lý Nam Đà lập nước Vạn Xuân là một đỉnh của Chủ nghĩa yêu nước từ Lý Nam Đế phát triển đến thế kỷ X thời Ngô Quyền được nâng cao tinh thần tự cường dân tộc mạnh mẽ với đại thắng Bạch Đằng năm 938. Trải qua thời kỳ Lý, Trần, chủ nghĩa yêu nước ngày càng được củng cố vững chắc trong từ tưởng của Trần Hưng Đạo, nghĩa thần tử gắn kết trong tình thần yêu nước. Vào cuối thế kỷ XIV, sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên đã ghi lại một hệ thống thần điện của Đại Việt trong đó gần nửa là thần chống ngoại xâm như Hai Bà Trưng, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn. Đến sĩ đại phu Nguyễn Trãi thì ý niệm về một nước Đại Việt có đầy đủ nền văn hiến ngang hàng với Trung Nguyên (Trung Quốc) càng làm cho chủ nghĩa yêu nước thêm củng cố vững chắc. Tôi cho rằng Nho học – Nho giáo hoàn toàn không chống lại chủ nghĩa yêu nước mà là góp phần tạo nên phạm trù văn hiển trong nhận thức và tư tưởng của Nguyễn Trãi.

Nho học . Nho giáo vào Việt Nam cũng có sự chuyển đổi nhất định – mà có học giả gọi là tái cấu trúc. Theo tôi thì Nho học và Nho giáo Việt Nam nhìn chung có mấy đặc điểm sau đây:

+ Khuynh hướng thực dụng. Nho giáo Việt Nam về cơ bản theo xu hướng phát triển thêm về lý luận. Đã có một số nhà Nho nghiên cứu về Kinh học như Lê Quý Đôn, Nguyễn Huy Oánh, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, Bùi Huy Bích… trong thế kỷ XVIII còn phần lớn là chấp nhận các quan điểm của Tống học Trình Chu, không có gì thay đổi. Khi bàn về phép trị nước với vua Quang Trung, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp viết: “Phép dạy nhất thiết theo Chu Tử. Trước học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên, rối lấy tứ thư ngũ kinh, chư sử. Học cho rộng rồi ước lược cho gọn (người trích dẫn nhấn mạnh), theo điều học biết mà làm. Hoa may nhân tài mới có thể thành tựu; nhà nước nhờ đó mà vững yên”( Hoàng Xuân Hãn: La Sơn phu tử, Nxb. Minh Tân, Paris, 1952, tr. 146). Sang thế kỷ XIX, các vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức thì Tống nho Trình Chu càng phổ biến và càng giáo điều.

+ Khuynh hướng tôn giáo. Nho học Việt Nam được gọi chung là Nho giáo, Khổng Tử được tôn là chí thành, nhỏ đạo được coi là thánh đạo. Vào thời Lê Nguyễn, Khổng Tử và thất thập nhị hiển được thờ cùng trong Văn Miếu . Văn chỉ của Triều đình Tháng Long, Huế và các địa phương đến huyện xã. Đạo thờ cúng tổ tiên được củng cố theo tinh thần Nho giáo thế hiện quan niệm về sống chết của các nhà Nho. Lý thuyết Nho gia trong Tứ thư Ngũ kinh chỉ được tuân thủ. Nho giáo không bàn đến thượng đế, đến thế giới siêu nhân như Cơ đốc giáo, Phật giáo. Nhưng trên một ý nghĩa nào đó, Nho giáo có sáng tổ (Khổng Tử, Mạnh Tử…), có giáo nghĩa (Ngũ kinh, Tứ thư), có giáo đoàn (các nho sĩ), có giáo tự (văn miếu, văn chỉ). Tôi cho rằng Nho giáo là tôn giáo đặc biệt  (Tác giả đã phát biểu ý tưởng này trong hội thảo triết học tại Hà Nội 1983, xem Một số vấn đề về lịch sử tư tưởng Việt Nam, 1984, tr.141.142. ) hay là dạng “chuẩn tôn giáo”. Nho giáo ở Việt Nam vừa là học thuyết nhưng đồng thời vừa là một loại tôn giáo đặc biệt.

+ Tính thần chủ yếu của Nho giáo Đông Á là đều coi trọng đạo hiếu. Nhưng những biểu hiện khác như trung, nghĩa lại có sắc thái khác nhau. Tôi cho rằng  Nho giáo Việt Nam lấy nghĩa làm đầu (Xem: Phan Đại Doãn (chủ biên): Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, 1999, sách đã dẫn, tr.308 -309). Chính gia đình nhỏ của Việt Nam đã điều kiện hoá, quan hệ hoá những tư tưởng Nho giáo thành nghĩa là hiếu nghĩa, trung nghĩa, nhân nghĩa… (Có học giả cho rằng biểu hiện chủ yếu của Nho giáo Nhật Bản là trung, của Hàn Quốc là thuần, của Trung Quốc là nhân).( Xem: Tsuboi: Lịch sử và tương lai khu vực văn hóa chữ Hán, 1992, Tokyo, dẫn theo G.S .Lương Duy Thứ )

+ Nho giáo Việt Nam là Nho giáo nông thôn, Nho sĩ Việt Nam phần lớn thuộc thứ dân. Trong khi đó vào thời Minh, Thanh, Nho sĩ của Hoa Nam Trung Quốc đa số ở thành thị, xuất thân từ thị dân; ở Nhật Bản vào thời Êđộ võ sĩ cũng là nho sĩ.

2.Tư tưởng dân bản

Trong xã hội quân chủ chuyên chế phương Đông vua có quyền uy tuyệt đối. Các vua Việt Nam đều tự xưng là hoàng đế, là thiên tử. Xã hội giống như cái tháp, vua là đấng chí tôn đỉnh tháp mà thần dân là mặt đáy thấp kém nhất. Các nhà Nho, không cách nào khác vẫn phải chấp nhận hiện tượng “tự nhiên” này như là một hiện tượng vĩnh hằng. Nhưng các nhà Nho đều cho rằng các quan hệ vua tôi lại cụ thể có thể dao động, mà ngôi vua cụ thể lại có thể thay đổi.

Khổng Tử nói: “thiên hạ hữu đạo, tắc lễ nhạc chinh phạt tự thiên tử xuất; thiên hạ vô đạo tắc lễ nhạc chinh phạt tự chư hầu xuất” (Quý thị). Theo ông, quan hệ vua – tôi là đạo, đạo thì vĩnh hằng, nhưng thể hiện thì khi có khi không. Khổng Tử trả lời Lỗ Ai Công: “quân giả, chu dã; thứ nhân giả, thuỷ dã. Thuỷ tắc đái chu, thuỷ tắc phúc chu. Quân dĩ thử tư “nguy”…” (Tuân Tử – Ai Công) nghĩa là: nhà vua (cũng giống) như con thuyền, thứ dân (cũng giống) như nước vậy. Nước đội được thuyền, nước lật được thuyền. Vua hãy lấy đó mà suy nghĩ điều “nguy”.

Mệnh đề trên cho biết: nước là nền tảng, là tiền đề: “thuỷ tắc đái chu”. Do đó, có thể thấy vị trí của vua tuy tối cao vô thượng, nhưng không có dân thì cũng không có vua, dân mới là cơ sở chân chính của vua, của nước. Quan hệ vua và dân là loại quan hệ hai chiều tương tác lẫn nhau. Cố nhiên dân là gốc của nước, nhưng trọng điểm vẫn là vua, vậy nên Khổng Tử đối với vua là: “tu kỷ dĩ an bách tính” (Hiến vấn) nghĩa là luôn luôn sửa mình để yên ổn bách tính.

So với Khổng Tử, thì Mạnh Tử (385 – 304 TCN) càng đề cao dân bản. Ông từng nói (dịch): “vua coi bầy tôi như tay chân thì bầy tôi coi vua như ruột thịt. Vua coi bầy tôi như chó ngựa thì bầy tôi coi vua như người ngoài đường. Vua coi bầy tôi như rác rưởi thì bầy tôi coi vua như kẻ thù”. Hơn nữa ông còn nói “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Sự tôn trọng người dân trong quan điểm Mạnh Tử là rõ rằng mang ý nghĩa nhân văn tích cực, mà không phải là nghĩa tôn giáo thương người như đạo Kito, đạo Phật.

Mạnh Tử yêu cầu vua chúa phải có chính sách kinh tế hợp lý vừa bảo đảm những thuận lợi cho nên xuất vừa đảm bảo lợi ích cho người nông dân. Ông khuyên Lương Huệ Vương (dịch): “Nếu chẳng Tâm trái nghịch với thời tiết của kẻ làm xuống thì thóc lúa ăn không hết, nếu không để người ta dùng những lưới mắt nhỏ bắt những con cá con thì cá ăn chẳng hết nếu không để người ta đem búa rìu đến phá rừng không phải mùa thì cây dùng chẳng hết” (Mạnh Tử, Lương Huệ Vương, thương). Mạnh Tử phê phán giới cầm quyền sống xa hoa cách biệt với dân chúng, Ông cũng nói với Lương Huệ Vương (dịch): “Bếp nhà vua có thịt béo, tàu nhà vua có ngựa mập mà nhân dân thì chết đói năm la liệt ở ngoài đồng ruộng. Như vậy chẳng khác nào nhà vua khiến cho thú vật ăn thịt người. Giống thú vật ăn thịt lẫn nhau người ta còn ghét, huống chí vua là cha mẹ dẫn, cầm quyền chính sự mà đến nói xua giống thú cho ăn thịt người, đầu còn là cha mẹ của dân nữa” (Mạnh Tử, Lương Huệ Vương, thượng).

Ở Việt Nam, tư tưởng dân bản từ thời Lý Trần đến lá Nguyễn kế tiếp như một mạch truyền thống Vào thế kỷ XIII, cuộc đấu tranh giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền đất nước là thực tiến lớn nhất t bấy giờ. Những tư tưởng chính trị – xã hội thời kỳ nhữn thường xoay quanh việc nhận thức và vận dụng quy luật giữ nước, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, nhà chính trị và quân sự kiệt xuất, đã xác nhận chân lý dựa vào dân. Năm 1300, khi trả lời câu hỏi của Vua Trần Anh Tông: “Chẳng may mà giặc Bắc lại sang xâm lược thì kế sách như thế nào? Vương trả lời “ngày xưa Triệu Vũ dựng nước, vua Hán cho quân đánh, nhân dân làm kế thanh dã, đại quán ra Khâm châu, Liêm châu đánh vào Trường Sa, còn đoản binh thì đánh úp phía sau. Đó là một thời. Đời Đinh Lê dùng được người tài giỏi, đất phương Nam mới mạnh mà phương Bắc thì mệt mỏi suy yếu, trên dưới một dạ, lòng quân không lìa, xây thành Bình Lộ, mà phá được quân Tống. Đó lại là một thời. Vua Lý mở nên, nhà Tống xâm phạm địa giới, dùng Lý Thường Kiệt đánh Khâm Liêm, đến tận Mai Lĩnh là vì có thể. Vừa rồi Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, Vì vua tối đồng tâm, anh em hoà mục, cả nước nhà góp sức, giác phải bị bắt. Đó là trời xui nên vậy.

Đại khái nó cậy trường trận, ta dựa vào đoàn bính. Dùng đoàn (bính) chế trường (trận) là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy quân nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như cách tầm ăn, không cầu thắng chóng thì phải chọn dùng tướng giới, xem xét quyền biển, thu đánh có vậy, tuy thời tạo thế, có được đội quân một lòng như cha con thì mới dùng được vả lại ,khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bên góc, đó là thượng sách giữ nước vậy”,( Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Hà Nội, 1968, t. II, tr. 79, 81, chữ in nghiêng là do người dẫn nhấn mạnh )

Điều quan trọng đầu tiên mà Trần Quốc Tuấn ti là dựa vào dân để giữ nước và để thực hiện được điều này là “khoan thư sức dân”, Có thể khẳng định, theo quan điểm của Trần Quốc Tuấn thì nhân dân là tiến có đầy đủ các tiềm lực kinh tế và quốc phòng Tủ tưởng này có nhiều nguồn gốc khác nhau, là do nhất thức thực tiễn mà có nhưng ngoài ra đồng thời cũng có vật liệu tư tưởng trước đó, tư tưởng Nho gia. Đại Việt sử ký toàn thư cho biết món khách của ông là Tiến Thà Kiến, Trương Hán Siêu là những nho sĩ nổi tiếng thời đó về văn chương và chính trị” (Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch, Hà Nội, 1968, t. II, tr. 79, 81, chữ in nghiêng là do người dẫn nhấn mạnh ). Và chính ngay trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn cũng nhắc đến nhiều nhân vật lịch sử Trung Quốc thời Xuân Thu, Chiến Quốc, Hán, Đường như Kỷ Tín, Cao Đế, Do Vụ, Chiêu Vương, Dự Nhượng, Thần Khoái, Kính Đức, (Đường) Thái Tông, Cảo Khánh, (An) Lập Sơn. Tư tưởng của Nho gia – Nho giáo trong tầng lớp quý tộc Trần thời bấy giờ cũng đã khá sâu đậm. Nguyễn Trãi, tiến sĩ Nho học trong thế kỷ XV, ý thức về dân bản lại cụ thể hơn. Nha yêu nước vĩ đại này, như đã trình bày rất có ý thức về nền văn hiến. Đại Việt. Ông khẳng định trong Bình Ngô đại cáo (dịch)

“Xét như nước Đại Việt ta
Thật là một nước văn hiến
Bờ cõi núi sông đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi đang làm đế một phương”.

Đây là ý chí độc lập về chính trị, lãnh thổ và văn hoá. Nhưng mặt khác, theo quan niệm của ông thì “đạo lý thi thư lễ nghĩa là một”. Ông viết (dịch): “Ta nghe nói: người có Bắc Nam, đạo không kia khác (người trích dẫn nhấn mạnh). Nhân nhân quân tử không đâu là không có. Nước An Nam tuy ra ở ngoài Ngũ Lĩnh mà tiếng là nước thi thư, những bậc trí mưu tài thức đới nào cũng có. Vì thế phàm những việc ta làm đều là đúng theo lễ nghĩa, hợp trời thuận người”(Nguyễn Trãi Toàn tập, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.126-127. Xem Nguyễn Văn Nguyên. Những vấn đề văn bản học quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi, Viện Viễn Đông bác cổ xuất bản, Hà Nội, 1988, tr. 214-215 (phần chữ Hán) và tr. 318 (phần chữ Việt).

Trong bài thơ Quan hải, nói về sự kiện Mi Quý M đóng cọc và dăng xích sắt ngang của biến nhàm chán. quân Minh xâm lược nhưng vẫn bị thất bại, ông nhắc lại tư tưởng nhà Nho xưa:

“Thung mộc trùng trùng hải lãng tiền
Trầm giang thiết toả diệc đó nhiên
Phúc chu thuỷ tín dân do thủy
Thị hiểm nam bảng mệnh tại thiên”

dịch:

“Đóng cửa biển
Cọc gỗ lớp lớp trồng trước sóng biển
Xích sắt ngầm dưới sông cũng vậy thôi
Thuyền bị lật mới tin rằng dân là nước
Cậy đất hiểm cũng khó dựa mệnh là ở trời”( Nguyễn Trãi Toàn tập, Sđd, tr.288 – 289.)

Tư tưởng của Nguyễn Trãi về quan hệ nước và thuyền, dân và vua được hình thành trong thực tiễn của cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ, trong khởi nghĩa Lam Sơn mà chính bản thân ông là nhân chứng trải nghiệm. Song không chỉ duy nhất như vậy mà còn có một tiền đề tư tưởng là tư tưởng dân bản của nhà Nho cổ đại. Về sau này, vào cuối thế kỷ XVIII, triều đại Tây Sơn vẫn tôn sùng chính đạo Nho học và Nguyễn Thiếp nêu rõ tư tưởng dân bản trong bài biểu gửi lên vua Quang Trung: “Dân là gốc của nước, gốc vững nước mới yên“(Hoàng Xuâ Hãn:La Sơn phu tử,Nxb.Minh Tân,paris,1952,tr.145).