Đằng sau mỗi bức tượng nổi tiếng là một câu chuyện đặc biệt, và bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn những câu chuyện đó.

1. Chiếc sừng của Moses

Bức tượng
Bức tượng “Moses” – điêu khắc bởi Michelangelo Buonarotti, 1513-1515.

Michelangelo đã thực hiện tác phẩm điêu khắc “Moses” với một chi tiết đặc biệt – cặp sừng. Nhiều nhà sử học nghệ thuật tin rằng ông đã hiểu sai Kinh Thánh. Trong Sách Xuất hành có đoạn: “Người Do Thái khó có thể chiêm ngưỡng được khuôn mặt của Moses khi ông hạ thế tại núi Sinai với một tấm bài vị bằng đá”. Tiếng Do Thái sử dụng trong câu trên có thể được hiểu theo hai nghĩa: “chói lọi” và “sừng”. Chính vì vậy, khả năng cao là Michelangelo đã hiểu theo nghĩa sai.

2. Màu sắc của các bức tượng cổ

’Augustus of Prima Porta’’ - một bức tượng cổ.
’Augustus of Prima Porta’’ – một bức tượng cổ.

Đã từ lâu, người ta vẫn luôn cho rằng những bức tượng bằng đá cẩm thạch trắng của La Mã và Hy Lạp được điêu khắc nguyên bản với màu trắng trơn. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu gần đây, chúng thực ra đã có thể được sơn bằng nhiều màu khác nhau, trước khi nhạt dần đi theo thời gian.

3. Nỗi buồn của Nàng Tiên Cá

Bức tượng ’’The Little Mermaid (Nàng Tiên Cá nhỏ)
Bức tượng ’’The Little Mermaid (Nàng Tiên Cá nhỏ)” – điêu khắc bởi Edvard Eriksen, 1913.

Bức tượng Nàng Tiên Cá tại Copenhagen, Đan Mạch là một mục tiêu ưa thích của những kẻ phá hoại. Tác phẩm điêu khắc này đã bị “chặt đầu” đến hai lần – một lần vào năm 1964 và lần thứ hai vào năm 1998. Năm 1984, những kẻ phá hoại lại cắt đứt cánh tay phải của Nàng Tiên Cá. Vào năm 2006, Nàng Tiên Cá tội nghiệp bị vẩy sơn xanh khắp người. Cuối cùng, chính quyền thị trấn đã quyết định di dời bức tượng vào bến cảng để ngăn chặn các hành vi phá hoại.

4. Bức tượng “Nụ hôn” nhưng không hôn

Bức tượng ’’The Kiss (Nụ hôn)
Bức tượng ’’The Kiss (Nụ hôn)” – điêu khắc bởi Auguste Rodin, 1882.

Bức tượng “The Kiss” ban đầu được đặt tên là ’’Francesca da Rimini’’, theo tên một người phụ nữ quý tộc Ý thế kỷ 13. Tên của bà đã được bất tử hóa trong trường ca Thần khúc của Dante. Bà đã đem lòng yêu người em trai của chồng mình, sau đó bị người chồng phát hiện. Ông ta đã nổi điên lên và giết chết cả hai khi họ đang đọc sách cùng nhau. Tác phẩm điêu khắc cho thấy cặp tình nhân đang cầm một cuốn sách trên tay. Tuy nhiên, chi tiết họ không hề chạm môi vào nhau ở bức tượng ám chỉ rằng họ đã bị sát hại mà không phạm tội.

5. Bí ẩn của bức màn cẩm thạch

Tác phẩm ’’The Veiled Vestal’’ - điêu khắc bởi Raffaele Monti, giữa thế kỷ 19.
Tác phẩm ’’The Veiled Vestal’’ – điêu khắc bởi Raffaele Monti, giữa thế kỷ 19.

Nếu bạn nhìn vào những bức tượng này, bạn sẽ phải tự hỏi rằng tại sao các khuôn mặt có thể được bao phủ bởi những tấm màn che trong suốt tạo ra từ… đá? Bí mật nằm ở loại đá cẩm thạch đã được sử dụng. Loại cẩm thạch này gồm 2 lớp – một lớp trong suốt và một lớp thì dày hơn. Monti đã điêu khắc hai phần riêng biệt để tạo ra chiếc màn che mặt bằng đá đặc biệt này.

6. David bị “lé”

Bức tượng ’’David’’ - điêu khắc bởi Michelangelo Buonarotti, 1501-1504.
Bức tượng ’’David’’ – điêu khắc bởi Michelangelo Buonarotti, 1501-1504.

Tượng “David” được coi là chuẩn mực vẻ đẹp của nam giới, tuy nhiên, trên thực tế, anh chàng này lại không được hoàn hảo cho lắm với một cặp mắt lác. Điều này được phát hiện ra sau khi bức tượng được scan với công nghệ laser. Gần như không thể nhận thấy khiếm khuyết này bằng mắt thường, vì bức tượng được đặt trên một tấm bục cao. Các chuyên gia cho rằng Michelangelo đã cố tình tạo ra đôi mắt lác này để khiến David trông thật hoàn hảo từ mọi góc nhìn.

7. Từ cái chết đến nghệ thuật và ngược lại

Bức tượng ’’The Kiss of Death (Nụ hôn Tử thần)’’, 1930.
Bức tượng ’’The Kiss of Death (Nụ hôn Tử thần)’’, 1930.

Tác phẩm điêu khắc bí ẩn nhất trong nghĩa trang Poblenou ở Barcelona được đặt tên là “Nụ hôn Tử thần”. Tác giả của bức tượng này vẫn còn là một ẩn số. Nó nằm trong góc xa nhất của nghĩa trang, và đã trở thành nguồn cảm hứng cho Ingmar Bergman thực hiện bộ phim ’’The Seventh Seal’’ nói về các Hiệp sĩ và Thần chết.

8. Cánh tay của thần Vệ Nữ

Bức tượng
Bức tượng “Venus de Milo (Tượng thần Vệ Nữ)” – điêu khắc bởi Alexandros of Antioch, 130-100 trước Công Nguyên.

Bức tượng thần Vệ Nữ này là một trong những tác phẩm điêu khắc nổi tiếng nhất tại Louvre, Paris. Người ta cho là nó đã được tìm thấy bởi một nông dân Hy Lạp trên hòn đảo Milos vào năm 1820. Khi được phát hiện, bức tượng đã bị vỡ thành hai mảnh lớn. Một số sĩ quan hải quân Pháp nhận ra giá trị lịch sử của bức tượng nên đã ra lệnh lấy bức tượng từ hòn đảo. Trong khi vận chuyển, những người khiêng bức tượng đã cãi nhau và khiến hai cánh tay của nữ thần rơi ra. Tuy nhiên, vì quá mệt mỏi, các thủy thủ đã từ chối quay lại và tìm kiếm hai cánh tay ấy.

9. Nét đẹp không hoàn hảo của Tượng thần chiến thắng Samothrace

Bức tượng ’’Nike of Samothrace (Tượng thần chiến thắng Samothrace)’’, thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên.
Bức tượng ’’Nike of Samothrace (Tượng thần chiến thắng Samothrace)’’, thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên.

Bức tượng hùng vĩ này được tìm thấy vào năm 1863 trên hòn đảo Samothrace. Nó được làm bằng đá cẩm thạch Parian vàng và được đặt trong đền thờ thần biển tại đảo. Bức tượng được điêu khắc vào thế kỷ thứ 2 trước Công Nguyên, nhằm kỷ niệm chiến thắng của hạm đội hải quân Hy Lạp. Cánh tay và đầu của bức tượng đã bị mất. Tất cả mọi nỗ lực để khôi phục cánh tay của bức tượng đều thất bại – chúng đều làm hỏng vẻ đẹp của kiệt tác. Tuy nhiên, những thất bại này lại khiến chúng ta nhận ra một điều đơn giản: sự không hoàn hảo càng làm cho bức tượng trở nên lộng lẫy, uy nghi hơn.