Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một cái nhìn lý thú về ý nghĩa bức tranh ‘Đám cưới chuột’

Trong dòng tranh Đông Hồ được nhiều người biết tới nhất là bức tranh Đám cưới chuột có từ 500 năm trước – một bức tranh vừa hài hước vừa châm biếm sâu xa.

Hài hước ở chỗ, chuột nào lại có chuột đi rước dâu, lấy vợ; nghệ nhân dân gian đã thổi hồn vào bức tranh, nhân hoá con chuột để nó mang dáng dấp con người. Châm biếm ở chỗ chú rể chuột muốn đón dâu phải mang chim, mang cá đến cống cho mèo. Trên bức tranh có hai chữ Nghinh hôn chỉ đám cưới. Con mèo trong bức tranh đại diện cho tầng lớp thống trị xưa. Còn con chuột là hình ảnh của những người nông dân trong xã hội cũ.

Bức tranh không có chú thích gì nhưng nhìn vào ai cũng nhận thấy thâm ý của nghệ nhân dân gian. Chuột ranh ma, tinh quái, đa nghi luôn cảnh giác với loại mèo, kẻ thù không đội trời chung, lại hóm hỉnh châm biếm mèo tham của hối lộ mà quên nhiệm vụ là diệt chuột.

Bức tranh được chia làm hai phần với 12 con chuột và một con mèo. Tầng trên là cảnh chuột dâng lễ cho mèo với bốn con chuột, con đi đầu hai tay dâng lên một con chim, cong người, đuôi gập lại trông vẻ sợ sệt. Con thứ hai xách một con cá đang tiến theo sau, mắt nhìn con mèo vẻ khép nép sợ sệt không kém gì con đầu. Hai con đi cuối thổi kèn nhưng ở tư thế đề phòng bất trắc, khi có chuyện là “vọt” nhanh.

Tầng dưới là cảnh đón dâu với tám con chuột. Dẫn đầu là con chuột đực, đầu đội mũ cánh chuồn, mình mặc áo thụng xanh, chân đi hia, ngồi trên lưng con ngựa hồng, quay nhìn về sau vẻ mặt vênh lên tự đắc vì đỗ tiến sĩ vinh qui lại được cưới vợ đẹp. Theo hầu phía sau là một con chuột đen cầm lọng và một con chuột khoang nửa đen nửa trắng cầm biển đề hai chữ “nghinh hôn”. Con cầm lọng vẻ nghiêm trang, con cầm biển thì tinh nghịch luôn quay đầu trở lại nhìn kiệu cô dâu. Bốn con chuột khác thì khiêng kiệu, hai con đi trước nhìn thẳng về phía trước, hai con đi sau thì quay nhìn lại phía sau không biết cố ý cho ta thấy đám rước còn dài hay là trông chừng xem ông mèo có đuổi theo sau không.

Cô dâu chuột ngồi trong kiệu cũng vấn khăn, mặc áo gấm xanh nhìn chồng đang cưỡi ngựa đi phía trước vẻ tự hào mãn nguyện. Trong bức tranh hình ảnh đập vào mắt mọi người là con mèo. Con mèo được vẽ ở góc tầng trên phía tay mặt, rất to, oai vệ đang đưa tay ra nhận lễ vật. Và đó là nhân vật chính của bức tranh trào phúng này. Nhìn bức tranh không biết nhà thơ nào đã cho ra đời 4 câu thơ:

Khôn khổn khồn khôn đã có đuôi
Đỗ cao, cưới vợ tiếng rầm trời
Chú mèo vừa mới vênh đầu ngõ
Lễ cả sai quân đệ tới nơi.

Bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng đã tỏ rõ cảnh trong bức tranh chuột vinh quy vẻ vang về làng cưới vợ đẹp. Khôn ngoan, tài giỏi nhưng vẫn không thoát khỏi cảnh cúi đầu đút lót cho chú mèo. Việc làm ấy thực ra chẳng có tác dụng gì, bởi lẽ có khi nào mèo lại làm thân với chuột. Nhận của đút lót nhưng khi gặp chuột, mèo vẫn xơi như thường. Chi tiết đó cho ta thấy được cái tài tình của người xưa. Người dân quê Việt Nam xưa sống trong xã hội phong kiến không dám công khai công kích, phản kháng lại bọn quan tham nhũng, ức hiếp dân lành, nên đã mượn bức tranh chuột cưới vợ để gián tiếp lên án bọn quan tham và bày tỏ thái độ của mình.

Bức tranh có cả biển, lọng, cân đai, áo, mão, ngựa hồng, kiệu hoa, kèn trống thật linh đình. Nhưng để có được cảnh vui vẻ đó, họ hàng nhà chuột phải đút lót cho mèo. Bức tranh không chỉ đả kích bọn tham quan mà còn phê phán lối thi cử đời Lê, thời Bảo Thái (1721) người nào có tiền đóng vào gọi là “tiền thông kinh”để xin đi thi thì được, không cần phải khảo hạch. Người đi thi rất đông, kẻ làm ruộng, người bán thịt, người đi buôn… một lũ hỗn độn. Trong phòng thi người lật sách ra chép, người thi hộ như phiên chợ đang họp với kẻ mua người bán mặc cả nhau. Kẻ có tài thực sự thì bị đánh rớt, kẻ dốt nát nhưng có tiền đút lót thì được tuyển chọn làm quan. Đã tốn tiền mua chức quan thì phải tìm cách lấy lại.

Cuối cùng, chỉ có dân đen là gánh chịu hậu quả, còn bọn quan thì mặc sức cho đầy túi tham.

Hương chủ là gì?

Hương chức thứ hai, sau hương cả ở các làng Nam Bộ thời Pháp thuộc. Trong Ban Hội tề tại các làng, người đứng đầu là Hương Cả - đổng...

Nồi da xáo thịt hay Nhồi da nấu thịt?

Cũng có người viết là "nồi da nấu thịt" hay "nồi da sấu thịt". Nhiều người đọc vào, thấy “da” và “thịt” thì nghĩ rằng câu muốn ám chỉ một...

Người kiếm củi được con hươu

Người nước Trịnh kiếm củi ngoài đồng, thấy con hươu lạc, đón đánh chết được ngay. Anh ta sợ người ngoài trông thấy, vội vàng giấu xác hươu vào trong...

Tết nguyên đán có từ bao giờ?

Nguồn gốc Tết Nguyên Đán, hay nói ngắn hơn là Tết có từ đời Ngũ Đế, Tam Vương. Đời Tam Vương, nhà Hạ, chuộng mẫu đen, nên chọn tháng đầu...

Ngày Tết, Xưa Và Nay

Tết truyền thống Trong các ngày lễ tiết thường niên thì Tết Nguyên Đán là dịp lễ quan trọng và nhiều ý nghĩa nhất đối với người Việt Nam. Theo...

Trọn bộ 270 bức ảnh về Hà Nội năm 1991-1993 của Hans-Peter Grumpe – Phần 1

Hàng trăm khoảnh khắc đời thường bình dị ở Hà Nội đầu thập niên 1990 đã được nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe ghi lại một cách vô cùng...

Tăng Sâm giết người

Tăng Sâm vốn là người hiền hậu, hiếu thảo, bà mẹ vốn là người trung tín, một bụng tin con. Đột nhiên có kẻ bảo: “Tăng Sâm giết người”. Bà...

Giọng Nói Người Sài Gòn

Giọng nói người Sài Gòn không sang trọng, điệu đà như giọng người dân đất Bắc, cũng chẳng trầm lắng, thanh thanh như tiếng Huế Thần Kinh, cái giọng Sài...

Sài Gòn – Trăm nhớ nghìn thương

Tôi là con gái Bắc kỳ chính cống, nhưng lại lớn lên ở Sàigòn, nên Sàigòn đối với tôi là một ‘quê nhà’ thắm thiết vô cùng. Tôi đến với...

Lễ Giáng Sinh

Lời nói đầu: Bài viết được viết ra bởi một người không phải là tín hữu đạo Christ (Thiên Chúa Giáo, Chính Thống Giáo, Tin Lành, Anh Quốc Giáo, Coptic). Nếu...

Cảng Đà Nẵng năm 1876 qua nhãn quan của nhà hàng hải Pháp

Jules-Léon Dutreuil De Rhins (1846-1894), người Pháp, là nhà địa lý học, nhà thám hiểm chuyên nghiệp, từng trải các lịch trình hàng hải viễn dương. Xuất thân từ École...

Sài Gòn năm 1991 qua ống kính Jacques Langevin

Bên trong cửa hàng đồng hồ – điện máy, cô gái lái Honda Lead SS màu đỏ, các thanh niên tụ họp với xe đạp… là loạt ảnh thú vị...

Exit mobile version