Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Một quân công của Nguyễn Công Trứ

Sự tảo thanh giặc Tàu ( vào năm Mậu Tuất (1838) và năm Kỷ Hợi (1839)

Vào năm Mậu Tuất (1838) tức là năm thứ mười chín triều vua Minh Mạng, Nguyễn Công Trứ là tổng đốc Hải An. Hải An tức là miền biển của ta, giáp giới Tàu, là hai tỉnh Hải Ninh và Quảng Yên, là tất cả miền duyên hải từ Hải Phòng đến Móng Cái, gồm các đảo thuộc vịnh Hạ Long cả miền núi, ở tận lục địa nữa, tức là miền Lục An châu.

Dân chúng phức tạp lắm. Ở miền Hải Ninh, phần đông là người Nùng dòng dõi Tàu, tính tình hung hãn. Còn có nhiều người Thổ, có một ít người Mán. Ở ngoài vịnh Hạ Long, có nhiều người Tàu thuộc ban Triều Châu, Phúc Kiến, Hải Nam. Họ làm nghề đánh cá, ướp cá đem về Tàu bán. Người Việt Nam ta số lượng ít. Sự cai trị dân chúng phức tạp này rất là khó, thứ nhất là núi non hiểm trở, diện tích mông mênh. Ngày thường trộm cướp xảy ra luôn.

Nhưng nước Tàu cũng vốn là ổ giặc cướp. Giặc trên bộ, giặc nước, súng ống hẳn hoi, thuyền lớn thuyền nhỏ có đủ. Đi ăn cướp nhưng chẳng khác gì một đạo binh đi hành quân, đi xâm lăng, cướp của, giết người rồi rút lui về sào huyệt.

Sử ghi tên các đảng giặc biển một cách tổng quát, gọi là giặc Tàu Ô. Tên giặc Tàu Ô, là vì bọn giặc biển có những Tàu đặc biệt, chia ra làm nhiều ô, tàu không chạy bằng máy nhưng có ba cột buồm rất lớn và độ năm chục người chài. Tàu làm bằng gỗ, có đánh đai sắt. Tàu có ba tầng dưới sâu để chứa nước uống thực phẩm nuôi súc vật… và chứa súng đạn. Tầng giữa là các căn người ở, ở hai bên mạn thuyền có những lỗ hổng cao quá mặt nước một ít để cho mái chèo từ trong thò ra ngoài. Các thủy thủ cử theo tiếng cồng của người chỉ huy mà ngả người ra chèo. Tầng trên mắc súng đại bác và là chỗ để đánh nhau. Một chiếc tàu ở lớn có thể chở được vài trăm quân. Nếu thuận gió thời tàu đi nhanh lắm. Trong tàu có nhiều ô con bằng gỗ kiên cố. Nếu tàu bị bắn hay bị thủng và vì va vào núi thời chỉ một ô bị ngập nước mà thời tàu vẫn có thể đi được, và thủy thủ có thể hàn gắn lỗ thủng rất nhanh chóng. Có đủ lương thực, tàu có thể bồng bềnh trên biển vài tháng với một số lính trận độ vài trăm người.

Các tàu ô đóng ở bên Tàu, thuộc miền Chiết Giang, Phúc Kiến. Thủy thủ lành nghề, quân đội hung hãn vì toàn là bọn cướp của, giết đàn ông và hãm hiếp và bắt cóc đàn bà con gái. Các tàu ô luẩn quẩn ở vịnh Hạ Long. Vịnh Hạ Long có các hòn đảo kỳ quái nổi lên, chỗ này một hòn chỗ kia một hòn khiến các thuyền phải thuộc lối thời mới khỏi lầm đường. Còn có những hang đầy nước ăn thông từ bên này hòn đảo sang bên kia, thực là những sào huyệt bí hiểm. Ngay ban ngày về mùa nực cho đến sáu bảy giờ sáng, còn về mùa rét thời mãi đến chín mười giờ, sương mù mới tan. Về mùa rét gió bấc thổi mạnh, lùa theo các hòn cù lao, biển thường có sóng biến thành những luồng nước giữa những hòn cù lao, các cù lao này lại khi ẩn khi hiện trong đám sương mù trong sự âm u của mưa phùn ngoài biển. Vịnh Hạ Long thật là sào huyệt cho bọn giặc Tàu Ô. Một hiểm địa.

Họ thường đổ bộ ban đêm ở bất cứ một làng nào. Dân chúng sợ hãi, tù và thổi, tuần đinh kẻ tay thước, người mã tấu nhóm nhác… lửa cháy… Giặc Tàu Ô, kẻ súng, người dao, như một lũ quỷ sứ… tàn phá, cướp bóc… rồi hoặc rút lui xuống Tàu, hoặc đem của cải, trâu bò, lợn gà… và cả đàn bà nữa… vào cứ điểm đặt ở trong các thung lũng, thuộc miền núi ở Lục An châu, có người Nùng ở. Giặc Tàu Ô hoành hành ở miền Hải Ninh, Quảng Yên, các đón quân của ta ở địa phương không kháng cự nổi. Vào cuối thu năm Mậu Tuất (1838), chính Hải An tổng đốc Nguyễn Công Trứ phải thân đốc đại binh tới đánh giặc. Chắc đã có một sự sửa soạn nào đó tỉ mỉ vì Nguyễn Công Trứ là người trì thủ” (Trì thủ: giữ gìn, không buông thả.), nhiều mưu, lại dày kinh nghiệm.

Vả lại đây không phải là một cuộc tảo thanh nhỏ mà là cả một sự phản công của thủy quân và bộ quân ta, suốt miền duyên hải. Nguyễn Công Trứ phải thắng vì nếu bại thì tội làm hao binh tổn tướng sẽ bị triều đình trị tội rất nặng.

Chiến sự sẽ xảy ra như thế nào? Có một chiến dịch từ cuối mùa thu sang hết mùa đông năm Mậu Tuất (1838). Rồi sau ít tuần nghỉ ở thành tỉnh Quảng Yên, chờ ra đầu xuân gió thuận, lại có một chiến dịch nữa, cho suốt đến đầu hạ năm Kỷ Hợi (1839). Hai lần Hải An tổng đốc Nguyễn Công Trứ tự đem đại quân thủy, bộ đến tận sào huyệt giặc Tàu – và người đã thắng, Lần sau chúng ta sẽ đi sâu vào các chi tiết quân sự.

Chiến dịch năm Mậu Tuất như thế nào? Tôi sao ra đây một đoạn sử liệu: “Tháng chín, tổng đốc Hải An là Nguyễn Công Trứ đem binh thuyền chia đạo đến thẳng Chàng Sơn vây bắt giặc biển. Giặc bỏ thuyền lên bờ chạy. Quan quân đuổi theo bắt chém rất nhiều, được cả tàu thuyền, súng ống, khu Xét thấy nhà giặc ở hơn 50 nóc, đều có tang vật ăn cướp, Trong núi trồng hoa lợi và lúa trên 500 mẫu”.

Tài liệu này thật rõ ràng đây là một cuộc hành quân lớn lao.

1. Ta đã có nhiều chiến thuyền, chia làm nhiều đạo, đi theo nhiều đường, súng ống đủ cả. Làm thế nào mà tới thẳng căn cứ hải quân của giặc Tàu – mà quân giặc này không biết, đến nỗi bị vây? Chắc ta đã phải lấy một số thuyền đánh cá dẫn đường và một số chiến thuyền đã phải trá làm thuyền đánh cá, buồm lái ban đêm, trong một đêm và một buổi sáng sương mù, lại phải có gió thuận. Thuyền ta bé, thuyền giặc to, hỏa lực của ta nhẹ… vậy ta phải sát đến thuyền địch… rồi bộ đội xung phong lấy sào, nhảy phóc sang thuyền địch mà đánh bằng đoản đao, mã tấu, chiếm lấy tầng trên, chẹn cửa tầng dưới lên khiến cho đại bác của giặc vô dụng. Từ thuyền ta, súng bắn vào các mạn thuyền. Còn có thể có các trai bạn thuyền chài ta dùng để lặn xuống mà đục thuyền.

2. “Giặc bỏ thuyền lên bờ chạy”. “Quan quân đuổi theo bắt, chém rất nhiều, được cả tàu, thuyền, súng ống”. Mấy cầu sử vấn tất này khiến ta phải nghĩ tới trước trận thủy chiến quan trọng. Giặc bỏ tàu, dùng thuyền nhỏ, bởi lấy bán để vào ba có là đã bỏ hầu hết súng ống trên tàu. Thuyền ta đuổi, bắn trước ch giặc thoát thán lớn bờ chạy. Chạy về đâu? Chạy về cứ điểm trên đất liền. Ta truy kích. Chắc đã có sự phục kích của bộ binh, vi phán lớn thủy bính phải ở lại trên thuyền… Vi trận thủy chưa phải là hoàn toàn kết liễu thí dụ giặcc có quân cứu viện thời sao.

3. “Xét thấy nhà giặc ở hơn 50 nóc, đều có tang vật ăn cướp, trong núi trồng hoa lợi và lúa hơn 500 mẫu. Nguyễn Công Trú đều đốt phá hết thảy”. Vậy chính Nguyễn Công Trứ đã xông vào căn cứ địa của giặc ở trên đất liền và đã cho đốt phá hết sào huyệt của giặc. Chỉ một sào huyệt của giặc mà thôi. Cuộc đại thắng này không phải là đoạt được trong một vài ngày. Tổng đốc Nguyễn Công Trứ đến tháng mười hai vẫn ở ngoài mặt trận. Đại bản doanh nay đặt nơi này mai đặt nơi khác, một mặt dẹp giặc một mặt an dân. Vào tháng mười hai, sử cho biết rằng người đóng quân ở làng Vựng thuộc châu Vân Đồn. Sử cho ta biết chi tiết này về tháng mười một: “Tháng mười một, Nguyễn Công Trứ đem tuần bổ binh thuyền đi tới phần biển Ba Phong, Chân Châu gặp hơn 60 chiếc thuyền giặc người Tàu. Quân ta cự đánh. Bọn Quản vệ Nguyễn Văn Ngữ lấy được ba chiếc thuyền nhỏ và khí giới. Vừa gặp gió đông nổi to, Trứ lại chạy thuyền qua Vân Đồn đợi gió thuận sẽ đi”.

“Tháng mười hai, Trứ ở làng Vựng thuộc châu Vân Đồn, nghe ngoài núi Ý Cầm có hơn 50 chiếc thuyền giặc người Tàu, liền chia quân mình làm 5 toán, nhân đêm kéo tới. Gặp lúc gió đông nổi to sóng dữ quá, gần sáng giặc giương buồm chạy thoát. Có một chiếc tàu chạy chưa kịp, suất đội toán tiền quân là Nguyễn Công Khuyến đi chiếc thuyền nhẹ đuổi kịp, chém được một tên giặc, còn bao nhiêu đều nhảy xuống biển mà chết.

Trứ tâu lên và xin tạm về Quảng Yên, chờ khi gió thuận sẽ lại qua đánh giặc tại núi Chàng Sơn”. Vậy, vào tháng mười một, ta đã thắng được một trận, vào tháng mười hai ta lại thắng được thêm một trận nữa. Vì gió đồng thổi mạnh, không lợi cho ta đánh từ phía nam trở lên, trái chiều gió, nên Tổng đốc Nguyễn Công Trứ xin tạm lui quân về Quảng Yên, chờ khi gió thuận sẽ lại tới đánh giặc lần nữa, lại ở ngay sào huyệt giặc là núi Chàng Sơn (một cù lao quan trọng trong vịnh Hạ Long).

Việc tổng đốc cho quân lui về Quảng Yên, trước Tết, không kể lý do gió nghịch, là một việc nên làm. Quân đội đã vất vả suốt ba tháng trời, nhiều thuyền có thể bị hư, quân nhu phải sửa, phải tăng cường. Vả lại Tết sắp đến nên cho quân về nghỉ. Quân thủy đóng ở sông Quảng Yên là một con sông lớn, thành Quảng Yên là một thành to. Bộ binh, thủy binh được nghỉ ăn Tết. Nhiều vị sẽ được ăn khao. Vì sau trận đầu (tháng chín) ở Trường Sơn, vua Tự Đức thưởng mỗi quản vệ, quản cơ kỷ lục hai thứ, suất đội một thứ, binh dõng thưởng tiền ba trăm quan. Sau trận (tháng mười một) ở Ba Phong, Chân Châu, Quản vệ Nguyễn Văn Ngữ được thưởng gia kỷ lục một thứ.

Thuộc tướng được quân công kỷ lục, binh dòng được tiền thưởng, sau ba bốn tháng lênh đênh trên vịnh Hạ Long, nào đánh thủy, nào đánh bộ, trời rét, mưa to, gió lớn, sóng dữ, ăn uống cực khổ, thần chết lúc nào cũng đứng trước mặt… bây giờ về… toàn quân ca khúc khải hoàn. Bến, thành Quảng Yên tấp nập hàng quán vui vẻ…

Còn tổng đốc được dịp xét qua các việc quan trọng do bố chánh, án sát, đốc học đệ trình, có thời giờ thảo sớ dâng về triều, có sự yên lặng để trù tính kế hoạch chiến dịch mùa xuân, sau khi mà gió đông đã ngớt. Chắc người thỉnh thoảng buổi tối cũng có dịp cùng thuộc tướng hay cùng bố chánh, án sát uống vài chén rượu, nghe mấy cung đàn, thưởng thức mấy thi ca do chính người đặt ra và đào nương lễ phép mà ca. Thế nào cũng có một cuộc vui này vì tin trong triều báo cho người biết rằng vua Minh Mạng đã biết công của người.

Sử chép rằng: “Tháng mười hai, khắc bia Võ Công dụng trước sân Võ Miếu, cả thảy hai mươi vị được khắc tên vào bia để tỏ bày chiến công”. Người được xếp vào số thứ mười ba… Cây nêu vừa hạ xuống, và chắc chỉ trong trung tuần tháng giêng là cùng quân, tá, tướng, hoặc thủy, hoặc bộ lên đường. Tổng chỉ huy lại chính Tổng đốc Nguyễn Công Trứ. Chiến dịch mùa xuân năm Kỷ Hợi (1839) bắt đầu.

Sử chép rằng: “Nguyễn Công Trứ lại tới Trường Sơn đánh giặc bé, xin lập đồn. Một sở ở làng Vịnh thuộc châu Vân Đồn. Một sở ở làng Vĩnh Thực thuộc châu Vạn Ninh. Một sở thuộc làng Xuân Áng thuộc huyện Ba Phong. Ngài cho”.

Tài liệu trên cho ta biết là Tổng đốc Nguyễn Công Trứ đã nghĩ đến kể đóng đồn để cho, ở các địa điểm quân sự quan trọng, ta có quân đội thường trực thời mới dễ cản được những cuộc đổ bộ của quân giặc Tàu Ô. Nguyễn Công Trứ đem đại quân đóng ở Vân Đồn. Một mặt thời quân đội ta đóng ở Vân Đồn là để tỏ cho giặc Tàu Ô biết lực lượng của ta và ý chí của ta là không cho họ đổ bộ để ăn cướp một cách dễ dàng như trước.

Một mặt nữa, có ở Vân Đồn mới gần giặc được, mới dùng kế được. Vị nho tướng này đã dùng kế gì? Ta không biết. Nhưng có đoạn sử sau này: and surt on gr “Tháng ba, Nguyễn Công Trứ đem binh thuyền đóng ở Vân Đồn. inn mál v görbi odab Hai bang người Tàu làm nghề cá là bang Khai Vĩ và Hà Cổ bắt tên tướng giặc Lý Công Tống và bắt sống đồ đảng mười sáu tên, giết chết năm mươi tên, cùng thuyền tàu khí giới nạp tại quân thứ, xin Công Trứ đem việc tâu lên cho hai bang đặng ở ngoài biển đánh cá chịu thuế”.

Sao lại có sự lạ này? Nhưng sử ghi là chúng tình nguyện xin ở lại làm dân mình theo lệ như người Minh Hương. Công Trứ đem việc tâu lên. Ngài cho thưởng thêm năm trăm quan tiền khiến Nguyễn Công Trứ đòi tới hết thảy mà hiểu dụ và chọn chỗ cho chúng nó ở. Nếu chỉ ưng ở trên mặt biển, sớm đi tối về thời phải đuổi ngay, chớ để cho chúng nó sinh lòng xảo trá.

Sau khi đã thu xếp việc hai bang Khai Vĩ và Hà Cổ tháng sau (tháng tư) sử ghi là: “Nguyễn Công Trứ đem binh thuyền lại qua Trường Sơn tìm bắt được bốn tên giặc, chém Chiêu Phủ Bình, giản được cả thảy một trăm tám mươi người, lập làm làng Hương Hóa, lại tùy chỗ chia làm bốn giáp (giáp đông, giáp tây, giáp nam, giáp bắc) đặt lý trưởng và giáp trưởng để quản trị, cho thuộc về châu Vân Đồn, trước bộ chịu thuế. Nguyễn Công Trứ dâng sớ tàu việc ấy. Ngài cho”.

Nguyễn Công Trứ lại tuân lời dụ đòi các tên bang trưởng bang Khai Vĩ và bang Hà Cổ khiến khai trình hiện số thuyền và số người để vào sổ đánh thuế. Chúng nó thưa rằng: “Chúng tôi quen sinh nhai trên mặt nước, nếu lên ở trên mặt đất thời không tiện việc làm ăn”. Chỉ có tên Tẩy Thành Đức thuộc về bang Khai Vĩ xin ở lại. Gia quyến nó đàn ông, đàn bà cả thảy năm người chia làm hai nhà. Công Trứ cho ở cuối chân núi Đông Sơn (thuộc về làng Quen Lan, châu Vân Đồn, giáp xứ Sa Châu, mỗi nhà cấp một mẫu đất).

Công việc dẹp giặc Tàu Ô thế này là tạm xong. Chỉ là tạm xong mà thôi, tuy đã có nhiều trận thủy chiến toàn thắng và tuy ta đã đặt nhiều đồn ở những nơi hiểm yếu để phòng những cuộc cướp phá sau này của giặc Tàu Ô. Sau này giặc Tàu Ô lại hoành hành. Các tướng của ta như Nguyễn Tri Phương, Ông Ích Khiêm sẽ phải nhiều phen vất vả. Dù sao vào cuối xuân năm Kỷ Hợi (1839), tổng đốc Hải An Nguyễn Công Trứ sau hai lần ra quân, mỗi lần ba bốn tháng đã đánh lui được giặc và đem an ninh cùng trật tự lại cho dân chúng.” Công việc thu xếp xong, sử chép là ngài “đòi Công Trứ về kinh”. Nguyễn Công Trứ hồi kinh… Ngài cho làm tả đô ngự sử. Chắc ngài nghĩ nên cho nghỉ công việc binh nhung cùng ở triều thời được dịp theo dõi nhiều vấn đề toàn quốc.

Tả đô ngự sử Nguyễn Công Trứ ở kinh vẻn vẹn được một năm rưỡi trời thời vào tháng mười một năm Canh Tý (1840), ngài phải sang mặt trận thành Trấn Tây (Cao Miên) làm tán lý quân vụ. Nguyên là mặt trận thành Trấn Tây nặng lắm.

Tướng quân Trương Minh Giảng cùng các tướng tá cứ lúng túng mãi. Cho nên ngài phái Nguyễn Công Trứ sang đấy, hiệp đồng với Tả quân chưởng phủ Phạm Văn Điển và Thống chế Nguyễn Tấn Lâm đem binh đánh giặc. Sử cho biết thêm chi tiết sau này: “Bởi vì Công Trứ nghĩ rằng giặc Thổ nổi lên đánh dẹp nhiều ngả nên lại xin đi”. Nguyễn Công Trứ sẽ lăn lóc trên mặt trận Trấn Tây. Được tín cẩn của vua Minh Mạng, vị đại thần này tới quân thứ vào đầu tháng chạp, thời vào ngay sau mấy ngày Tết người chịu khăn tang vua Minh Mạng.

Tập bản đồ hành chính các tỉnh Nam kỳ 1909

Rút từ tập Atlas General L’Indochine Francaise xuất bản 1909 Bà rịa, Bạc liêu, Bến tre, Biên hòa, Cần thơ, Châu đốc, Chợ lớn, Gia định, Gò công, Hà tiên,...

Nguyên sử – Liệt truyện – Ngoại Di – An Nam

Nước An Nam, đất Giao Chỉ ngày trước vậy. Nhà Tần chiếm thiên hạ, đặt các quận Quế Lâm, Nam Hải, Tượng. Nhà Tần mất, Nam Hải Úy Triệu Đà...

Không ở đâu xa, Cực lạc và Niết bàn nằm ngay trong hiện tại

Những người không hiểu Phật pháp thường cho rằng tu theo đạo Phật là hướng đến một thế giới khác, đó là cõi Cực lạc hay Niết-bàn. Do nhận thức...

Tình khúc của Trương

Isaiah Goldstein là một nhà phê bình âm nhạc độc đáo trong thế giới của ông. Ông được trời cho nhĩ quan bén nhạy nên cảm nhận được những âm...

Việt Nam đầu thập niên 1990 qua ống kính Christian Sappa

Bến phà Bính ở Hải Phòng, cửa hàng bán tranh ảnh ở Đà Nẵng, thắng cảnh Đá Ba Chồng ở Đồng Nai… là loạt ảnh đầy hoài niệm về Việt...

Đa tạ là gì?

Đa tạ là gì?  Khi cảm ơn nhau một cách trang trọng, người ta thường dùng chữ “Đa tạ!”. Đó là một từ Hán Việt, mà “đa” là nhiều, “tạ”...

“Nửa năm tiên cảnh” và khúc tống biệt của Tản Đà

Viết về sự nghiệp thi ca của thi sĩ Tản Đà (1889-1939), sách Tự Điển văn học (tập II, 1984) chép: “Nhiều bài thơ của Tản Đà đã bước đầu...

Giáo dục Việt Nam cổ (1075-1919) và việc kế thừa tinh hoa nền giáo dục ấy

1. Nếu xét giáo dục theo nghĩa rộng nhất của từ ngữ này, thì phải khẳng định rằng, nền giáo dục Việt Nam bắt đầu từ thời các vua Hùng....

Ngày Tết có những phong tục gì?

Dân tộc ta có nhiều ngày Tết. Tết là cách nói tắt hai chữ lễ tiết. Có Tiết Thương Nguyên, Trung  Nguyên, Hạ Nguyên, Thanh Minh, Đoan Ngọ, TrungThu... Ngày...

Môn Hạ Sảnh ấn – Chiếc ấn cổ vô giá của nhà Trần

Cho tới nay, không có nhiều phát hiện về ấn đồng của các triều đại phong kiến Việt Nam. “Môn Hạ Sảnh ấn” là chiếc ấn hiếm hoi có nội...

Chai dầu “trị bách bệnh” từng khiến người Sài Gòn mê mẩn

Dầu Nhị Thiên Đường một thời từng được người dân gọi là “dầu trị bá bệnh”. Đau đầu, đau bụng, đau răng, cảm lạnh sổ mũi… người ta đều dùng...

Độc đáo món canh Kiểm Nam Bộ

Kiểm là món ăn chay truyền thống của đồng bào Phật tử ở Nam Bộ. Trong những ngày rằm hay mồng một, mỗi nhà đều nấu món này như là...

Exit mobile version