Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nghệ thuật khảm sành đặc sắc triều Nguyễn

Huế mang trong mình những nét cổ kính trầm mặc bởi những công trình còn mãi với thời gian, những điện đài lăng tẩm nằm bên dòng sông Hương thơ mộng với kiến trúc đa dạng mang đậm chất truyền thống. Và một nghề cổ cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp đậm chất Huế chính là nghề khảm sành sứ.

Nghề khảm sành sứ có từ thế kỷ 17, ban đầu vốn là nghệ thuật dân gian, trải qua những thăng trầm biến đổi của lịch sử, nghệ thuật khảm sành sứ dần được nhiều người biết đến và trở thành nghệ thuật cung đình. Ngay từ ban đầu những người nghệ nhân đã sáng tạo bằng cách dùng những mảnh sành sứ hay mảnh gốm vỡ để tạo nên những sản phẩm trang trí. Sau đó nghệ thuật này dần được ứng dụng vào trong các đền đài, miếu mạo các đời chúa Nguyễn.

Giai đoạn phát triển phong phú và lên đến đỉnh cao của khảm sành sứ bắt đầu từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Phần lớn các kiến trúc trong thời gian này đều được khảm sành sứ. Người ta xem nó như một giải pháp kiến trúc đặc sắc và nghệ thuật trang trí này cũng được đánh giá rất cao.

(Ảnh qua hueeasyrider.com)

Để có được hình tượng Long, Ly, Quy, Phượng, hay những con Giao, con Nghê, các nghệ nhân đã sử dụng mảnh sành sứ, chén, sau này có thêm những vật liệu khác như thủy tinh màu, thủy tinh trong suốt, ốp trên bề mặt, chất liệu đơn giản, dân dã, bình dị.

Nghệ thuật khảm sành sứ ở mỗi địa điểm hay khu vực khác nhau đều có nghệ thuật trang trí khác nhau. Thông thường ở các đình chùa thì hoa văn họa tiết sẽ đơn giản, còn ở cung đình thì cầu kỳ hơn với chất men có độ bóng, độ bền cao.

Các loại vật liệu khảm sành sứ được lựa chọn khá kỹ lưỡng từ mảnh vỡ của những loại gốm cổ và có niên đại xa xưa, vì vậy nguồn nguyên liệu cho nghệ thuật khảm sành sứ luôn khan hiếm.

(Ảnh qua langnghevietnam.vn)

Huế là nơi đóng đô của vương triều nhà nguyễn trong 140 năm, từ 1805 đến 1945. Trong suốt thời kỳ này và cả thời kỳ trước đó, Huế trở thành nơi giao thương buôn bán sầm uất giữa các nước trong khu vực. Lượng tàu thuyền đi lại cập bến ở sông Hương nhiều không kể xiết. Chính vì vậy mà dưới lòng sông Hương lưu giữ một lớp trầm tích văn hóa vô cùng phong phú. Lớp trầm tích ít ai biết đến đó chính là những mảnh sành sứ, mảnh gốm có khi cả nghìn năm tuổi.

(Ảnh sưu tầm)

Khi trang trí cho các cung điện, người nghệ nhân phải tìm những loại mảnh sành sứ rất đặc biệt, lưu lại từ niên đại xa xưa. Những nguyên liệu đó đều được các nghệ nhân lựa chọn tỉ mỉ cho từng công trình. Vốn là loại nguyên liệu quý, chúng chủ yếu được tìm thấy trên các con tàu buôn hay từ dưới lòng sông. Các nhà nghiên cứu cho rằng chính nhờ lượng lớn gốm sứ đó mà nghệ thuật trong lăng tẩm đền đài và nơi thờ cúng ở Huế đã phát triển cực thịnh, trở thành nét văn hóa không thể thiếu ở vùng đất cố đô. Sau này mãi đến năm 1975, những người đi vớt phế liệu mới phát hiện lại kho tàng này và từ đó người ta mới tiếp tục khai thác chúng.

(Ảnh qua vntrip.vn)

Trong lúc khảm, tùy từng chất liệu mà người nghệ nhân có thể sắp đồng chất hoặc đối liệu về chất theo màu men, chất men, và cường độ tiếp sáng. Để các vật liệu bám chắc thì cần dùng chất kế dính làm từ hàu trộn với vôi, cùng một số loại lá cây và mật. Kỹ thuật cắt gọt cũng cầu kỳ, để các mảnh sành sứ gắn lên khít nhau, không bị lộ mạch vữa.

Men khảm sành thường có màu tươi sáng và rực rỡ. Các màu đỏ tía, đỏ cánh sen hồng thuộc gam màu nóng, chủ đạo trong các bức tranh; màu men sử dụng khảm mắt rồng mắt phượng; còn màu xanh phổ biến là xanh lục, xanh lam, xanh tím.

(Ảnh qua tintuc.hues.vn)

Được lưu truyền từ lâu, nghệ thuật khảm sành sứ trong kiến trúc Huế luôn truyền tải những hình tượng thật gần gũi và sống động. Cũng chính nhờ những tác phẩm khảm sánh sứ mà kiến trúc Huế mang trong mình vẻ đẹp của sự tài hoa và bí ẩn đầy quyến rũ.

Lê Nguyên

Không đánh giá cuộc sống của người khác, cũng là một loại tư dưỡng cơ bản nhất

  Nhiều người có một thói quen, đem hạnh phúc trong con mắt của mình định nghĩa thành hạnh phúc trên thân của người khác. Bèn cho rằng người khác...

Hồn dân tộc trong những ngôi chùa Việt Nam

Tôi có tình yêu và đam mê đặc biệt với những ngôi chùa Việt Nam. Sinh ra ở miền Trung, nơi không có nhiều di tích lịch sử vì đã...

Ký ức xe lôi thời trước

Thời Việt Nam Cộng Hòa, người ngoại quốc mỗi khi qua miền Nam du lịch thì hứng thú nhất là ngồi trên 2 loại xe: xe xích lô và xe...

Cuộc sống chật vật của võ sĩ sumo thời hiện đại

Nhiếp ảnh gia Issei Kato ghi lại hình ảnh ấn tượng về cuộc sống thường ngày của các đấu sĩ sumo thuộc lò võ Tomozuna ở Nhật Bản. Sumo là...

Cách xưng hô trong họ

Có xem sơ đồ gia phả toàn họ mới biết được: Mình thuộc đời thứ mấy, đời trên mình là những ai, mình thuộc chi nào, nhánh nào, bằng vai...

Trầu Cau Trong Văn Hóa Việt

Tự bao giờ, trầu cau đã gắn liền với đời sống của người Việt. Trầu cau dùng để tiếp khách hàng ngày như bát nước chè xanh, như điếu thuốc...

Nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ – Thi sĩ của đồng quê

Chỉ thuần túy đọc lời các nhạc phẩm của Hoàng Thi Thơ, ta có thể quả quyết ông chính là một Thi sĩ của đồng quê … Sinh ra trong...

Đà Lạt thập niên 1990

Loạt ảnh khó quên về Đà Lạt thập niên 1990 được đăng tải trên trang Facebook của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro. Bên trong một quán cà phê...

Các biện pháp tránh thai đáng sợ của Trung Hoa xưa

Phi tần bị bấm huyệt hậu môn, rửa chỗ kín bằng hoa nghệ tây; còn kỹ nữ thì uống thủy ngân là những cách tránh thai phổ biến thời phong...

Về thời điểm lên ngôi  của Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ

Từ trước đến nay, khi đề cập đến thời điểm lên ngôi của Nguyễn Huệ, nhiều tài liệu đã ghi chép đó là ngày 25 tháng 11 năm Mậu Thân...

Sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc

Tôi vốn là người làm nghề nghiên cứu văn học.Trong cái nghề thuộc loại công tác tư tưởng này, những năm trước 1975, tôi chỉ được phép đọc các sách...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 4 – Trường Thi

Chữ trường có ba nghĩa : a - "Trường" trỏ vào cái trường thi tức là một khu đất có rào xung quanh, bên trong có chỗ cho học trò thi và có nhà...

Exit mobile version