Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguồn gốc biểu tượng về giới tính Nam và Nữ xuất phát từ đâu?

Đại diện cho hai hành tinh, hai kim loại sắt – đồng và các vị thần trên đỉnh Olympus, những biểu tượng cổ điển về giới tính Nam và Nữ mang rất nhiều ý nghĩa ẩn sâu bên trong những dòng nguệch ngoạc.

Bản thân các biểu tượng là cổ xưa và các hiệp hội giúp trở lại ngày bình minh của nền văn minh. Người xưa, sau khi quan sát những chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, họ đã có những dự đoán về các sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai và tin rằng những sự kiện đó kết nối với nhau bằng mối quan hệ nhân quả. Sau đó, các học giả cổ đại bắt đầu tiến hành nghiên cứu một cách logic hơn để dự đoán chính xác và chuẩn bị cho tương lai. Họ cũng liên kết những hành tinh lại với sức mạnh của những vị thần bảo vệ như thần Mercury, thần Venus, thần Mars, thần Zeus (Jupiter) và thần Cronus (Saturn).

Mỗi thiên thể trên trời, cùng với thần hộ vệ liên kết với các nguyên tố kim loại đặc biệt. Ví dụ, thần mặt trời Helios được gắn với kim loại đặc biệt là vàng (Lưu ý: theo quang phổ trong thị giác con người, Mặt Trời thực tế là màu trắng, chứ không phải vàng); thần Mars (tiếng Hy Lạp là Thourus) được kết hợp với sắt dùng chế tạo vũ khí; hay thần Venus (tiếng Hy Lạp là Phosphorus) gắn với kim loại mềm hơn là đồng có thể chuyển sang màu xanh lá.

Khi viết về các kim loại này, người Hy Lạp đã giới thiệu chúng bằng tên của các vị thần – các kí tự kết hợp với các chữ cái, sau một thời gian, một loại tốc kí được hình thành; ví dụ như thần Mars (Thourus) và thần Venus (Phosphorus):

Trong thời Trung cổ, các nhà giả kim châu Âu đã dựa trên các kí hiệu viết tắt được giữ lại làm sáng tỏ và sử dụng như danh nhân Carolus Linnaeus (“cha đẻ” của Phân loại học hiện đại và là người sáng tạo ra ngôn ngữ Nhị phân phổ biến), chỉ ra các kim loại tương ứng có trong nghiên cứu Systema Naturae của ông vào năm 1735.

Linnaeus cũng là người đầu tiên sử dụng các kí tự này trong bối cảnh sinh học ở luận án Plantae Hybridae năm 1751, khi ông sử dụng biểu tượng Venus đại diện cho Nữ giới và biểu tượng Mars đại diện cho Nam giới. Sau đó, Linnaeus tiếp tục sử dụng các biểu tượng cho các mục đích để phân biệt giới tính Nam và Nữ và bởi “Species Plantarum” năm 1753, ông đã sử dụng những biểu tượng tự do.

Tiếp bước Linnaeus, những nhà thực vật học khác bắt đầu sử dụng các biểu tượng, cũng như các nhà khoa học từ các lĩnh vực khác bao gồm động vật học, sinh học, con người và cuối cùng là các nhà di truyền học.

Hiện giờ, di truyền học hiện đại không còn sử dụng những biểu tượng quen thuộc nữa và thay vào đó, giới tính được thể hiện dựa trên một hình vuông đối với Nam và hình tròn đối với Nữ:

Những biểu tượng này được phát triển bởi Pliny Earle – một bác sĩ chuyên khoa Thần kinh ở New York vào năm 1845 trong khi giải thích sự di truyền bệnh mù màu:

For the purpose of clearly illustrating the prevalence of this physiological peculiarity in the family, I have prepared the subjoined genealogical chart. Males are represented by squares and females by circles.

Với mục đích minh họa rõ ràng đặc thù tỷ lệ sinh lý này trong các gia đình, tôi đã chuẩn bị các biểu đồ phả hệ phụ vào. Nam giới được đại diện bởi các ô vuông và nữ giới là các vòng tròn.

Trong khi vẫn chưa xác định rõ ràng được tại sao Earle không lựa chọn những biểu tượng cổ điển, sau này thành viên hội hoàng gia đã đưa ra lời giải thích – ông Edward Nettleship tuyên bố rằng Earle đã “không thể sử dụng những kí tự cổ điển này trên máy in… trừ những người làm trong việc in ấn âm nhạc“.

Xóm Rền có thể là ngôi mộ của một vị vua Hùng

Văn hóa Phùng Nguyên là văn hóa đầu tiên của người Việt tại miền Bắc Việt Nam, khi văn minh sông Dương Tử sụp đổ. Trong văn hóa này, thì...

Phạm Đình Chương: những chặng đường âm nhạc

Phạm Đình Chương, người nhạc sĩ tài hoa đã làm phong phú cho gia tài âm nhạc Việt Nam. So với một số các nhạc sĩ nổi tiếng khác, số...

Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) vài truyền thuyết

Mạc Đĩnh Chi (1286-1350) (1) tự là Tiết Phu, người huyện Chí Linh, tỉnh Hải Duơng, nổi tiềng học vấn uyên thâm, có tài ứng đối mẫn tiệp nhưng người thấp bé,...

Những điều cần biết về ngành thiết kế công nghiệp, thiết kế sản phẩm

Thiết kế công nghiệp là gì? Câu hỏi đó đã cũ nhưng luôn luôn là mới mẻ với những ai chưa một lần tiếp xúc với Thiết kế công nghiệp,...

Chân dung các mỹ nhân Sài Gòn trên bìa tạp chí Việt Nam trước 1975

Cùng nhìn lại ảnh của các “hotgirl” Sài Gòn để thấy nét đẹp dung dị, dịu dàng những năm tháng cũ ấy. Tạp chí “Vietnam” là ấn phẩm quốc tế...

Nguyễn Tấn Đời – Vua gạch ngói Nam kỳ

Một tài phiệt của Sài Gòn trước 1975 Không bằng cấp, không kinh nghiệm, nhưng với khả năng kinh doanh thiên phú, ông đã làm cho giới tài phiệt và...

Tất cả những điều cần biết về bia rượu

Không phải ai uống rượu, bia cũng bị lệ thuộc. Nhưng khi đã lệ thuộc rượu, bia, người sử dụng khó có thể từ bỏ, hoặc khó có thể giảm...

Những điều cần biết về tranh thủy mặc Trung Hoa

Trong thế giới muôn màu của nghệ thuật hội họa, tranh thủy mặc là một mảng màu riêng biệt, một biểu tượng cho nền nghệ thuật Trung Hoa.   Tranh thủy...

Chuyện về Công tử Bạc Liêu – Kỳ 6 – Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn

Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn Bắt bồ báo giới là khôn trật đời Giới báo chí trước đây đã có cảm tình với các đại điền chủ...

Hai bài thơ có hàng trăm cách đọc của vua Thiệu Trị

Trong gần hai thế kỷ, hai bài thơ kỳ lạ của vua Thiệu Trị được khảm ở điện Long An đã làm “lao tâm khổ tứ” biết bao nhiêu người...

Tiền thưởng đời vua Thiệu Trị (1841-1847)

Đời vua Thiệu Trị cũng đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật, mặt tiền đúc nổi 4 chữ Thiệu Trị niên tạo, Đinh Mùi - 紹治年造 - 丁未...

Món chay xứ Huế

Ở Huế, theo truyền thống đã có từ lâu, từ Kinh đô cho đến xóm làng nông thôn, vào ngày mồng một Tết Nguyên Đán hằng năm, người Huế cùng...

Exit mobile version