Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nguyễn Tri Phương và Nguyễn Văn Tường về việc mất thành Hà Nội năm 1873 (Kỳ 1)

Tháng mười, năm Quý Dậu (1873), tức là năm thứ hai mươi sáu đời vua Tự Đức, trước đây tám mươi năm, quân Pháp đã đánh thành Hà Nội.

Nguyễn Tri Phương giữ thành không nổi, đã chết theo. Sau đó có cuộc thương thuyết giữa ta và quân địch. Nguyễn Văn Tường đã thương thuyết như thế nào để lấy lại thành Hà Nội?

Việc Nguyễn Tri Phương chết vì nước và việc Nguyễn Văn Tường thương thuyết ra làm sao, đó là đề tài bài nhỏ này, toàn theo tài liệu của ta cả.

Nguyên nhân sự quân Tây đánh thành Hà Nội là họ muốn chiếm đóng đồng bằng sông Nhĩ Hà và sau đó cả miền núi. Ta nhớ là họ đã chiếm đồng bằng sông Cửu Long. Nước Việt Nam ta gồm có hai đồng bằng phì nhiêu, ấy là đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam, tức là Nam Việt ta bây giờ và đồng bằng sông Nhĩ Hà tức là Bắc Việt ta bây giờ. Quân Tây đã chiếm được miền nay họ muốn chiếm miền Bắc. Còn miền Trung ở giữa vốn chỉ là một dãy đất nghèo sẽ phải rơi vào tay họ.

Vậy tháng mười, năm Quý Dậu (1873) quân Tây đánh thành Hà Nội.

Lý do mà quân Tây viện ra là lý do gì?

Nguyên vào hồi tháng sáu nhuận cũng năm Quý Dậu (1873), theo đúng sử ta thời “tàu Từ Phổ Nghĩa ở Hà Nội đã lâu, quyết ý thông thương. Vừa gặp quan tỉnh Nghệ là Tôn Thất Triệt được thư Phổ Nghĩa trả lời cho giám mục Ngô Gia Hậu nói rằng hiệp vốn, mở sự buôn từ Bắc kỳ đến Vân Nam. Tôn Thất Triệt liền dịch thư ấy tâu lên. Ngài khiến sao thư ấy giao cho Nguyễn Tri Phương và các tỉnh Bắc kỳ hết lòng phòng bị. Rồi tàu ấy chạy lên thượng du tỉnh Hưng Hóa”.

Tôi vẫn theo đúng nguyên văn sử của ta mà chép theo: “Tháng bảy, cơ mật tâu rằng tàu Từ Phổ Nghĩa từ mùa đông năm ngoái chạy tới Hà Nội bởi bọn khách buôn Bành Lợi Ký và Quan Tá Đình mưu lợi làm võ dục cho nó”.

Vậy tàu Từ Phổ Nghĩa (mà không biết theo bản nào, cụ Trần Trọng Kim chép là Đồ Phổ Nghĩa) tức là tên lái buôn Jean Dupuis đã muốn mở đường thông thương qua Bắc kỳ đến Vân Nam và nhờ người Tàu đưa đường.

Vấn đề đặt ra cho Khâm mạng Nguyễn Tri Phương là tên Từ Phổ Nghĩa có muốn đi buôn thật không? Buôn gì thời phải khai. Hay là chủ ý đi do thám tình thế nước ta, tìm các địa điểm quân sự, dùng người Tàu dẫn đường để mưu cuộc xâm lăng Bắc Việt của chúng ta sau khi quân Pháp đã chiếm cả Nam kỳ lục tỉnh?

Nguyễn Tri Phương ủy cho Bố chánh Võ Đường mời Từ Phổ Nghĩa đến công quán hội nghị. Tên này đi khỏi. Chỉ có hai người Tàu tên là Uông Sư Gia và Hà Sần đến hội nghị mà thôi. Đọc sử cụ Trần Trọng Kim ta có thể tin là tên Từ Phổ Nghĩa

– Jean Dupuis – có đến hội nghị.

Về hội nghị này, sử ta ghi như sau này:

Tiền “Võ Đường nói: đồ quân khí lẽ phải triệt lại. Các ông phải khai các người trong tàu để khám”.

Sự xem xét các võ khí và sự kiểm điểm người trên tàu của tên Từ Phổ Nghĩa là thuộc quyền của một nước độc lập. Và lẽ tất nhiên là bổn phận của các nhân viên phụ trách. Chúng ta có gi là khiêu khích đâu, ấy thế mà hai tên Tàu kia không bằng lòng cho khám tàu. Lẽ tất nhiên là họ theo lệnh của Tù Phổ Nghĩa Cụ Trần Trọng Kim có viết rằng:

“Khi hai bên đến hội đồng, quan ta nói rằng sự giao thiệp nước Pháp với nước Nam đã có tờ hòa ước năm Nhâm Tuất (1862) và sự đem muối và gạo lên bán ở Vân Nam là trái với luật bản quốc.

Đồ Phổ Nghĩa cãi rằng ông ấy có lệnh quan Tàu cho là đủ, không cần phải xin phép gì nữa, rồi đứng dậy ra về”. Vấn đề đặt ra cho ta là người Pháp, dù là một tên lái buôn, phủ nhận sự độc lập của ta (xin xem lại Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim).

Tôi chắc là đã có nhiều cuộc thương thuyết. Dù sao thái độ của người Pháp đã rất rõ ràng: mưu cuộc xâm lăng, để chiếm đồng bằng sông Nhĩ Hà và miền núi cũng như họ đã chiếm đồng bằng sông Cửu Long. Việc tên lái buôn Từ Phổ Nghĩa chỉ là một cớ mà thôi, một cớ để gây chuyện, để xâm lăng. Khi t

Việc này là một việc lớn.

Việc đưa đến triều đình.

Cũng trong tháng bảy năm Quý Dậu (1873), vua Tự Đức khiến Binh bộ tham tri Phan Đình Bình sung khâm phái ra Hà Nội hiệp đồng Nguyễn Tri Phương xử trí việc Từ Phổ Nghĩa. Sử ta chép như sau này:

“Tàu Từ Phổ Nghĩa chở súng ống và gạo, muối lên Vân Nam rồi chạy đến sông Hà Hòa thuộc tỉnh Sơn Tây”.

Quân Pháp hồi đó đã chiếm đóng toàn cõi Nam Việt, bèn phái viên quan ba An Nghiệp đi tàu tới cửa Đà Nẵng rồi chạy ra bến Hà Nội (An Nghiệp tức là Francis Garnier – cụ Trần Trọng Kim viết là Ngạc Nhi).

Nguyễn Tri Phương chức khâm mạng, Bố chánh Võ Đường, Lãnh binh Nguyễn Đăng Nghiễm ra trú quán đón rước. Chính vua Tự Đức đã khiến quyền tạm dọn nơi trường thi để khoản đãi An Nghiệp (trường thi tức là địa điểm Thư viện Trung ương Hà Nội).

Vậy thời An Nghiệp đã tới Hà Nội, được đón tiếp long trọng.

Theo thư của người Pháp (Pháp soái đóng ở Sài Gòn) thời An Nghiệp chỉ có sáu mươi tên lính, được vua Tự Đức cho ra Hà Nội là để, theo đúng như sử ta chép, “bảo tàu Từ Phổ Nghĩa lui tàu ra để bàn định điều lệ thông thương”.

Triều đình ta vui lòng mở cuộc thông thương với Pháp nhưng nếu Pháp muốn dùng Từ Phổ Nghĩa lấy tàu mà lui tới trên sông Nhĩ Hà trước khi có điều lệ thông thương thời thật là vô lý.

Nay An Nghiệp ra Hà Nội để bảo Từ Phố Nghĩa rút tàu ra biển thời là việc “phải” của chính phủ Pháp. Vậy An Nghiệp ra Hà Nội. Tên này ra Hà Nội được đón tiếp long trọng. Đáng lẽ phải bảo tên Từ Phổ Nghĩa cùng tàu trở ra biển. Nhưng các tàu cứ ở lì ra ở bến Hà Nội (bến Đồn Thủy ở phía Lò Lợn).

Sử ta chép như sau này:

“Quan năm nước Pháp đem năm chiếc tàu hỏa (tàu biển chạy bằng máy chứ không bằng buồm) tiến đến Đồ Sơn”. Công điệp của người Pháp cho biết rằng: “Một chiếc chạy lên Hà Nội còn bốn chiếc rồi cũng tới đó”.

Vậy người Pháp ngoan cố.

Mượn cớ Từ Phổ Nghĩa để sai An Nghiệp ra, bề ngoài nói là để đuổi Từ Phổ Nghĩa nhưng sự thực là để chiếm chỗ để có thể mưu cuộc xâm lăng.

Rồi năm tàu máy đến tiếp viện. Họ có bao nhiêu quân? Chứng cớ xâm lăng đã rõ ràng.

Đồng bằng sông Nhĩ Hà sẽ bị mất hay sao? Sẽ cũng bị mất như đồng bằng sông Cửu Long hay sao? Nước mất hết hay sao? Nguyễn Tri Phương đã nghĩ như thế nào? Chiến hay hòa? Chiến như thế nào? Hòa trong điều kiện nào?

Dù sao, quân Pháp đã đánh thành Hà Nội và thành này đã bị hạ.

Và Nguyễn Tri Phương đã chết theo thành.

***

An Nghiệp muốn mau mở việc buôn. Y mới dự định hòa yết hòa ước ấy. ước với quan ta: việc mới dự định thôi mà y đã giao tỉnh niêm yết hòa ước ấy.

Nguyễn Tri Phương bèn trả lời. Sử chép là: “Chưa có triều mạng, không dám thiện hành”. Một do đã trả lời một cách có lý.

Vậy An Nghiệp đã áp bức ta quá và Nguyễn Tri Phương giả Việc thông thương giữa hai nước là do hai chính phủ quyết định, có đâu do một tên quan ba Tây tự ý quyết định. An Nghiệp đã cư xử như thế nào?

Sử ta chép một cách rất sơ sài sự việc xảy ra. Vì đây là một chăng? quốc tang. Có lẽ sử thần động lòng trắc ẩn không muốn nói dài. “An Nghiệp giận, ngày mồng một tháng mười năm Quý Khâm mạng Nguyễn Tri Phương với con là phò mã Nguyễn Lâm (Nguyễn Lâm ra thăm cha) giữ của Đông Nam. Binh Pháp phá của ấy trước. Lâm bị đạn chết, Tri Phương bị thương, thành liền mất”.

Chúng ta nên chú ý tới chữ “thình lình”: quân Pháp đã đánh bất ngờ, không tuyên chiến. “Lâm ra thăm cha” có lẽ Nguyễn Lâm muốn ra trợ chiến cho cha. Hà nội

Còn nhiều chuyện về sau giữa Pháp và ta.

Đoạn sau tôi sẽ nói tới.

Bây giờ tôi tiếp tục nói về Nguyễn Tri Phương. dasb Sử ghi như sau này:

“Nguyễn Tri Phương mất ở nhà trú thự thành Hà Nội. Trước nhân bị thương, ở tại đó. Đến đây không chịu ăn uống; người Pháp đưa cháo và thuốc, ông đều phun ra cả, rồi mất”. Tôi không biết là vào ngày nào mà vị anh hùng dân tộc này đã xa ta, nhưng chỉ trong tháng mười một năm Quý Dậu (1873) (Các tư liệu lịch sử cho biết Nguyễn Tri Phương mất ngày 20-12-1873 (tức 1-11 âm lich). [BT]).

Tháng mười hai, vua Tự Đức, theo sử chép rõ ràng “nhớ đến Nguyễn Tri Phương một nhà tử tiết, truyền quan tỉnh Hà Nội sai dân phu hộ táng quan tài ông và phò mã Nguyễn Lâm về làng an táng và tặng phò mã Lâm hàm Binh bộ thị lang để khuyến người trung hiếu”.

Năm Ất Hợi (1875), tháng sáu, nghĩa là mười chín tháng sau khi Nguyễn Tri Phương đã chết, sau khi thành Hà Nội bị An Nghiệp đánh bất thình lình, vua Tự Đức cho lập nhà thờ ở sinh quán vị anh hùng dân tộc này, tức là ở làng Đường Long phủ Thừa Thiên.

Thuê thuyền ở Huế, đi theo sông Hương ra cửa Thuận An rồi ngược theo phá lên phía Quảng Trị ta sẽ ghé vào làng Đường Long. Cách đây độ mười lăm năm tôi đã tới chiêm bái nhà thờ Nguyễn Tri Phương. Không biết nhà thờ nay còn hay không. Sử thần ở Quốc sử quán có ghi như sau này:

“Năm Ất Hợi (1875) tức là năm hai mươi tám đời vua Tự Đức, về tháng sáu, ngài cho lập nhà thờ Trung Hiếu tại làng Đường Long phủ Thừa Thiên.

Khi ấy ngài nghĩ tới Nguyễn Tri Phương (tặng Binh bộ tả tham tri) và em là Nguyễn Duy (tặng Binh bộ tả tham tri), là Nguyễn Lâm (tặng Binh bộ tả thị lang), hoặc vì nước bỏ mình, hoặc vì cha tuẫn tiết, trung hiếu tiết nghĩa nhóm về một nhà, họ Bọn đời xưa cũng không hơn được, cho nên đặc mạng lập nhà thờ ở làng, tuế thời khiến quan huyện sở tại đến tế”.

(Họ Bọn là Bọn Khổn đời Tấn đương đau gắng ra đánh giặc, bị chết. Hai con là Chẩn và Hu thấy cha tử trận liền ra đánh đều bị bại cả. Vợ Khổn là Bùi Thị Vũ thấy hai con khóc rằng: cha là trung thần, con là hiếu tử, còn phàn nàn gì?). Nguyễn Tri Phương chết năm bảy mươi bốn tuổi.

Trên đây, tôi kể chuyện Nguyễn Tri Phương đã chết vì việc giữ thành Hà Nội năm 1873. Bây giờ việc sẽ như thế nào? Đó là phần thứ hai bài này, nói về Nguyễn Văn Tường người đã dùng ngoại giao để thu lại thành Hà Nội.

***

An Nghiệp thình lình đánh thành Hà Nội. Chúng ta đã thua. Việc lẽ tất nhiên là phải tâu ngay lên vua Tự Đức. Sử chép như sau này: “Ngài khiến quan thương bạc (một vị quan coi về ngoại giao) làm thư báo cho quan soái Pháp biết và tự cho sứ bộ ở Gia Định giảng bàn cho khéo”.

Sứ bộ là quan của ta đặt ở miền Nam đã bị mất rồi, chú quyền không ở trong tay ta nữa. Sứ bộ cũng như là lãnh sự và trụ sở đóng ở một chỗ gần cầu Ông Lãnh. Chữ cầu Ông Lãnh và chợ Ông Lãnh ở Sài Gòn nhắc lại cho ta là đất Nam đã bị quân Pháp cai trị trực tiếp và triều đình có lãnh sự ở ngay đất nước Việt Nam! Giảng bàn cho khéo nghĩa là thế nào?

Lập trường của ta rất rõ ràng: không có thể bàn việc thông thương giữa hai nước khi mà An Nghiệp chiếm cứ thành Hà Nội. Sử chép rõ như sau này:

“Xin sức An Nghiệp giao lại thành Hà Nội mới tiện định ước”. ta: không có thể nói chuyện được!

An Nghiệp đóng quân ở Hà Nội là ỷ thế quân sự uy hiếp. Thái độ của người Pháp rất rõ ràng: họ muốn chiếm nước ta chứ không phải là chỉ thông thương mà thôi. Chứng cớ là An Nghiệp đã coi đất Bắc như thế đã bị chiếm. Sử chép như sau này:

“Vừa gặp báo rằng An Nghiệp xin đặt quan mới làm việc tỉnh Hà Nội để tiện bàn việc thông thương.

Ngài giao đình thần lựa người giỏi đặt làm quan tỉnh để coi việc. Còn quan tỉnh Hà Nội cũ và quan khâm mạng, khâm phải, không kể người còn kẻ mất, đều phải cách chức tra cứu. Lại khiến Trần Đình Túc, Trương Gia Hội cùng giám mục Bình, linh mục Đăng qua tỉnh ấy hội nghị”.

Chúng ta đã hao quân tổn tướng về sự gian trá của Pháp, ấy thế mà bây giờ ta lại phải chịu điều kiện của tên An Nghiệp là phải thay các người đã chống lại Pháp.

Bằng những ai? Có phải bằng những người do Pháp đề nghị hay không? Giám mục Bình và linh mục Đăng là ai? Là hai người tên là Bohier và Dangelzer, có lẽ do chính phủ đề cử. Vậy vua Tự Đức và triều đình đã phải chịu nhục. Nhưng mà cũng không xong!

Quân Pháp ỷ thế mạnh làm càn. Sử chép như sau này: “Nhưng binh Pháp đã đặt quan trị tỉnh Hà Nội và làm lời hịch báo các tỉnh có ba khoản:

  1. Triệt lính giữ cửa ải bên Tàu.
  2. Nhổ cừ dưới sông.
  3. Yết điều thông thương.

Rồi lại toan mưu tới lấy các tỉnh:

Ngày mười lăm đánh lấy tỉnh Hải Dương.

Ngày mười sáu đánh lấy tỉnh Ninh Bình,

Ngày hai mươi mốt hãm tỉnh Nam Định.

Bốn tỉnh nối nhau thất thủ”.

Cũng trong tháng mười, năm Quý Dậu (1873), cụ Trần Trọng Kim có chép như sau này:

“Thành Hà Nội thất thủ rồi, quan ta thì trốn tránh đi cả, giặc cướp lại nhân dịp nổi lên. Đại úy Francis Garnier lại cho những người theo với mình đi làm quan các nơi để chống với quan triều rồi lại sai người đi đánh lấy tỉnh Ninh Bình, Nam Định và Hải Dương.

Quan ta ở các tỉnh đều ngơ ngác không biết ra thế nào, hễ thấy người Tây đến là bỏ chạy. Bởi vậy, chỉ có người Pháp tên là Hautefeuille và bảy người lính Tây mà hạ được thành Ninh Bình và chỉ trong hai mươi ngày mà bốn tỉnh ở trung châu mất cả”.

Cụ Trần Trọng Kim đã tham bác rất nhiều sách; có hai quyển bằng chữ Pháp: L’Empire d’Annam của Charles Gosselin và Le Tonkin de 1872 à 1886 của chính Jean Dupuis. Cụ có viết là: “Ta cũng nhờ có sách ấy mà kê cứu ra được nhiều việc rất là tường tận”.

Cụ là một sử gia, lẽ tất nhiên là phải xét sử liệu của ta và của Tây nhưng hai quyển sách nói trên là do thực dân viết ra, có đâu giá trị bằng những tài liệu rõ ràng, rất kín đáo của Quốc sử quán. Vả lại cụ viết trong thời Pháp thuộc mà kiểm duyệt rất khắc nghiệt với những tư tưởng quốc gia và dân tộc, dù là căn cứ vào tài liệu xác đáng của ta. Vậy tôi xin mạn hương hồn cụ mà ghi sau đây mấy nhận xét của tôi. y tế DỊCH tuổi.

(Còn nữa)

Hoa gạo ngập đỏ xóm làng sông Hồng

Tôi thương em từ dạo Em mới tròn đôi mươi Cũng vào mùa Hoa Gạo Ðã bắt đầu rơi rơi... HoaTiNa (Hoa Gạo) Phim Mê Thảo (phỏng theo cuốn tiểu...

Người Việt trong vùng Đông Nam Á

I.TÓM LƯỢC Lãnh thổ của Việt Nam ngày nay là cái nôi của một trong những nền văn minh đầu tiên trên thế giới, và là một trong những vùng...

Đà Lạt thập niên 1990

Loạt ảnh khó quên về Đà Lạt thập niên 1990 được đăng tải trên trang Facebook của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro. Bên trong một quán cà phê...

Tại sao Trường Nữ Trung học Gia Long… tên là Gia Long?

Sài Gòn có 2 ngôi trường nữ sinh rất nổi tiếng là Gia Long và Trưng Vương. Tên của hai ngôi trường này đi vào thơ, vào nhạc rất nhiều....

Người xưa vô cùng coi trọng “nhân quả”

Cổ ngữ có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Tư tưởng nhân quả đã trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong văn hóa truyền thống, bao gồm...

“Em chưa hát ca dao một lần” (Trịnh Công Sơn)

Cách nay hơn sáu chục năm, một chiều thu Việt - Bắc heo may. Trên đường đi công tác về, gần tới ATK - an toàn khu, Tố Hữu hồ...

Hoàn Cảnh Sáng Tác “Cho Vừa Lòng Em” Của Nhạc Sĩ Mặc Thế Nhân

Thôi rồi ta đã xa nhau kể từ đêm pháo đỏ rượu hồng Anh đường anh em đường em yêu thương xưa chỉ còn âm thừa Em đành quên cả...

Sự ra đời của chữ Quốc Ngữ & ông Nguyễn Văn Vĩnh

Chữ Hán từng được dùng ở Việt Nam trong vòng một ngàn năm mãi đến tận đầu thế kỷ thứ 20. Alexandre de Rhodes (sinh năm 1591 tại Avignon, Pháp;...

Bàn chuyện PHỞ ở Sài Gòn

Rất lạ là đất hủ tíu Sài Gòn lại có nhiều quán phở nổi tiếng. Có quán nổi tiếng vì trước 1975, có lần Chủ tịch UB hành pháp trung...

Cầu Kho buổi giao thời và lớp cư dân mới

Sáng 17-2-1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha hạ thành Gia Định. Cùng với Bến Nghé “của tiền tan bọt nước”, Cầu Kho đã thay đổi cả tên đất...

Kỷ niệm với nhạc sĩ Minh Kỳ

“Chiều mưa phố xưa u buồn, có ai mong đợi Một người biền biệt nơi mô, Để nhớ với thương một người…” Bài hát như những giọt mưa ngắn dài...

Những hình ảnh đặc biệt về Vũng Tàu năm 1970

Loạt ảnh không thể quên về Vũng Tàu năm 1970. Hình ảnh đăng tải trên blog của cựu binh Australia tên Laurie Smith. Một khu chợ ở Vũng Tàu năm...

Exit mobile version