Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Những công nghệ gián điệp CIA sử dụng thập niên 50, 60 và 70

Từ những năm 50, 60 và 70, Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) đã chế tạo và sử dụng rất nhiều thiết bị công nghệ độc đáo phục vụ công tác gián điệp, thu thập thông tin. Những thiết bị này thường được ngụy trang rất khéo léo để tránh bị phát hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Dưới đây là 11 thiết bị gián điệp độc đáo nhất của CIA sử dụng, theo tổng hợp từ trang công nghệ Cnet.

1. Dragonfly Insectothopter

Trong vài năm qua, hãng Festo đã nghiên cứu và phát triển một con rô bốt chuồn chuồn có thể bay được như chuồn chuồn thật. Tuy nhiên, CIA đã từng thử làm điều này từ những năm 70. Được phát triển bởi bộ phận R&D của CIA, Dragonfly Insectothopter được chế tạo để phục vụ các hoạt động gián điệp. Nó được trang bị động cơ ở cánh và một lỗ thông hơi ở phía sau để tăng lực đẩy. Nó hoàn thành bài kiểm tra bay trong các lần thử nghiệm nhưng không được triển khai.

2. Project Acoustic Kitty

Acoustic Kitty là một chú mèo được cấy ghép pin và microphone nghe lén cùng một ăng-ten dọc theo sống lưng. Chú mèo sẽ hoạt động một cách tự do và làm những điều mà loài mèo thường làm trong khi đó microphone sẽ thu thập những âm thanh và truyền về cho CIA.

Nhiệm vụ đầu tiên của Acoustic Kitty là nghe lén cuộc đối thoại của hai người đàn ông trong một công viên gần khu nhà của Liên Xô. Đáng buồn là khi được thả ra chú mèo đã bị giết bởi một chiếc taxi khi đang cố băng qua đường để thực hiện nhiệm vụ. Ước tính chi phí của dự án này là 25 triệu USD.

3. Pigeon Camera

Pigeon Camera có vẻ như thành công hơn một chút. Nhìn giống như một chú bồ câu đeo ba lô ngược, nhưng nhờ vậy CIA có thể thu thập được những hình ảnh tốt hơn chụp ảnh bằng máy bay bởi chim bồ câu có thể bay thấp hơn. Chiếc camera có thể được thiết lập để kích hoạt hoặc khởi động sau một khoảng thời gian, sau đó chú bồ câu đã được hướng dẫn đường bay sẽ được thả. Nó sẽ bay qua một mục tiêu cụ thể và camera sẽ ghi lại những hình ảnh của mục tiêu. Vì bồ câu là loài chim rất phổ biến nên nó có thể làm gián điệp mà không bị phát hiện. CIA chưa bao giờ tiết lộ những bức ảnh mà Pigeon Camera chụp được.

4. Belly Buster

Bộ dụng cụ của thời kỳ 1950s-1960s này có mọi thứ bạn cần để cài đặt một thiết bị nghe lén. Tất cả những dụng cụ như máy khoan tay, dây và micro… đều được gói gọn trong một phong bì mỏng được thiết kế để dễ dàng che giấu. Khoan tay có thể được sử dụng để khoan lỗ trên các bức tường gạch. Điệp viên sẽ phải tỳ đế khoan vào bụng của họ sau đó phải quay tay cầm của khoan để tạo ra lỗ đặt micro và dây.

5. Covert Compact

Phụ nữ cũng có thể trở thành những gián điệp. Trong thực tế, họ đôi khi còn xuất sắc hơn bởi vì những năm 50 và 60 người ta chẳng mong gì hơn ở phụ nữ ngoài việc tốc ký và giữ nhà. CIA cũng có một loạt tiện ích cho các điệp viên nữ, bao gồm cả bộ trang điểm nhỏ gọn này. Trong gương của thiết bị được khắc mã số, với mục đích thu gọn văn bản hoặc bảo mật. Khi nghiêng gương vào góc đã được thiết lập, những mã số sẽ được tiết lộ.

6. Ngăn bí mật trong đồng đô la bạc

Đồng xu một đô la bằng bạc của Mỹ ít khi được dùng như một đơn vị tiền tệ. Tuy nhiên nó thường được dùng như là một đồng xu may mắn và là một món đồ được sưu tầm cho tới ngày nay. Do vậy nó khá phù hợp với những hoạt động bí mật bởi chẳng ai nghi ngờ một người đàn ông với đồng xu trên tay. Trong ảnh là một đồng xu đô la bạc Eisenhower rỗng từ những năm 70, nó được dùng để gửi các thông điệp hoặc phim.

7. Thiết bị lấy thư

Chúng ta có thể dùng hơi nước để mở phong bì mà không làm hỏng nó, tuy nhiên CIA lại có cách khác. Họ dùng một thiết bị có hai thanh gọng kìm mỏng luồn vào góc của phong bì sau đó quấn chặt thư vào hai thanh rồi rút ra để đọc sau đó lại đưa thư vào phong bì mà không hề gây hư hại gì cho phong bì.

8. Charlie

So với thiết bị không người lái (UAV) chuồn chuồn phía trên, cỗ máy không người lái dưới nước (UUV) Charlie có vẻ thành công hơn. Thay vì phục vụ mục đích gián điệp, chú cá rô bốt này được thiết kế để nghiên cứu những công nghệ cần cho một rô bốt hoạt động dưới nước. Charlie được xây dựng ưu tiên về tốc độ, độ bền, khả năng cơ động, khả năng kiểm soát độ sâu, khả năng định vị chính xác và khả năng tự chủ. Trong cơ thể dài 61cm của Charlie có một hệ thống chấn lưu, động cơ đẩy ở đuôi và bộ phần truyền thông radio không dây theo đường thẳng. Nhiệm vụ mà Charlie đã thực hiện thành công đó là thu thập mẫu nước.

9. Camera trong bao thuốc lá

So với những chiếc smartphone ngày nay thì chiếc camera này có vể lạc hậu và thô. Tuy nhiên chiếc camera hai ống kính phản xạ của Tessina lại là một món đồ công nghệ xa xỉ trong thời điểm những năm 60. Nó có thể chụp được những bức ảnh khổ 14x21mm chất lượng cao trên phim 35mm tiêu chuẩn được nạp vào một băng đặc biệt. Bởi vì nó rất nhỏ nên CIA đã ngụy trang cho nó bằng một vỏ bao thuốc lá được thiết kế đặc biệt. Thoạt nhìn trông bao thuốc này không khác gì một bao thuốc lá thông thường.

10. Khuy măng sét tích hợp la bàn

Khi gặp nguy hiểm, chiếc la bàn bé xíu này có thể giúp những đặc vụ CIA tìm đường tới nơi an toàn. Những chiếc la bàn thậm chí còn được tích hợp vào lược, dao cạo râu, và nút áo.

11. Máy nghe lén tích hợp vào tẩu thuốc

CIA cũng khá nhanh nhạy trong công nghệ truyền dẫn qua xương. Chiếc tẩu thuốc đặc biệt này có một ăng-ten radio khá nhạy cảm ở miệng tẩu, các thiết bị khác được tích hợp ở thân tẩu. Điệp viên sẽ phải ngậm chặt ống tẩu giữa hai hàm răng để nghe âm thanh được truyền qua xương hàm.

Bố mẹ chúng ta khổ như thế nào?

“Mẹ ơi, hai hôm nữa là đến hạn nộp học phí của con rồi ạ.” “Ừ… ừ mẹ biết rồi, đợi mẹ đi hỏi thêm vài người nữa.” Vài câu...

Phò mã có đơn giản chỉ là con rể hoàng đế?

Theo cuốn Chuyện Đông chuyện Tây: “Phò mã” là tước vị dành cho chồng của công chúa, tức con rể hoàng đế. Vậy theo bạn, tước vị này có đơn...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 21/25 – Man di thượng hạng và man di hạng bét

Người Tàu gọi Việt và Chàm là man di. Nhưng vào cổ thời cả Việt lẫn Chàm đều có danh từ man di riêng để chỉ các dân kém hơn...

Thi hào Rabindranath Tagore viếng Saigon 1929

Năm 1929, một sự kiện có ý nghĩa trong đời sống văn hóa chính trị Saigon lúc bấy giờ là thi hào của Ấn Độ Rabindranath Tagore viếng Saigon trong...

Yểm nhĩ đạo linh – Bịt tai trộm chuông

Chúng ta thường nghe câu: “Lừa mình dối người”, hàm ý chỉ người dối trá với người khác và cũng tự dối trá với chính mình. Thành ngữ “Bịt tai...

Vì sao Mỹ có chiến hạm mang tên thành phố Huế?

Tìm hiểu về chiến hạm duy nhất mang tên một trận đánh và địa danh tại Việt Nam mà hiện đang hoạt động trong Hải quân Mỹ. Theo trang navysite...

Nước Là Thủy

Nước là chất lỏng có ký hiệu là H₂O, từ Hán Việt là Thủy 水, thuộc dạng chữ Tượng Hình trong Chữ Nho... Dễ Học, được hình thành theo diễn...

Mùa hè bình yên đang về trên Hà Nội

Ai đó cứ hay chê, mùa hè Hà Nội nóng nực hơn Sài Gòn. Hà Nội vừa bức bí, lại oi và nắng, cả ngày khó chịu chẳng thấy gió...

Loạt ảnh Vũng Tàu năm 1967 của cựu sĩ quan Mỹ

Bến cá Bãi Trước, cảnh nhộn nhịp ở chợ, vẻ hồn nhiên của trẻ em… là loạt ảnh đời thường chân thực ở Vũng Tàu năm 1967 của cựu sĩ...

Lương y như từ mẫu

Xin cho biết nghĩa của hai chữ "từ mẫu" và tại sao nói "lương y như từ mẫu"? Về hình thức cú pháp thì từ mẫu là danh ngữ; chỉ...

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 1

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Lấy của ban ngày

Nước Tấn có kẻ hiếu lợi một hôm ra chợ gặp cái gì cũng lấy. Anh ta nói rằng: "Cái nầy tôi ăn được, cái nầy tôi mặc được, cái...

Exit mobile version