Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Nơi ở của Hoàng đế vì sao gọi là Dưỡng Tâm Điện?

Mọi người đều biết, nơi ở của các đời Hoàng đế trong Tử Cấm Thành (Cố Cung) được gọi là Dưỡng Tâm Điện. Vì sao không gọi là Dưỡng Thân Điện hay Dưỡng Sinh Điện? Điều này thể hiện quan điểm rất rõ ràng của cổ nhân về tầm quan trọng của dưỡng tâm.

dưỡng tâm điện
(Ảnh qua orgcc.com)

Dưỡng Tâm Điện được xây dựng bắt đầu vào năm Gia Tĩnh, triều đại nhà Minh. Từ phía bắc đến nam Dưỡng Tâm Điện dài khoảng 63m, từ đông sang tây rộng khoảng 80m, diện tích chiếm khoảng 5000m2. Dưỡng Tâm Điện không nằm ở trục chính giữa mà nằm ở phía tây của Tử Cấm Thành.

Trong Tử Cấm Thành có khoảng 9.000 gian nhưng các đời Hoàng đế đều yêu thích sống ở Dưỡng Tâm Điện. Triều nhà Thanh có tám vị Hoàng đế nối tiếp nhau sống ở Dưỡng Tâm Điện. Hầu hết các hoạt động cá nhân, nghỉ ngơi… của Hoàng đế đều diễn ra ở nơi đây. Sở dĩ nơi ở của Hoàng đế được gọi là Dưỡng Tâm Điện mà không phải Dưỡng Thân Điện hay Dưỡng Sinh Điện là bởi vì cổ nhân cho rằng điều quan trọng nhất của dưỡng sinh, dưỡng thân là dưỡng tâm. “Dưỡng tâm” là ngọn nguồn của dưỡng sinh, là điều tối trọng yếu của bất kỳ ai, Hoàng đế cũng không ngoại lệ.

Nơi ở của Hoàng đế vì sao gọi là Dưỡng Tâm Điện?
(Ảnh qua Wikimapia.org)
Nơi ở của Hoàng đế vì sao gọi là Dưỡng Tâm Điện?
(Ảnh qua iucalligraphy.weebly.com)

Một người nếu muốn có được một thân thể khỏe mạnh, kéo dài được tuổi thọ thì việc đầu tiên nhất là phải dưỡng tâm (tu dưỡng tâm tính). Điều này cũng trùng khớp với lý niệm “tướng do tâm sinh” (thân thể con người sẽ thay đổi tùy theo tâm của người ta) của cổ nhân.

Các danh y thời xưa đều cho rằng, nếu một người chỉ coi trọng dưỡng thân mà xem nhẹ việc dưỡng tâm thì thân thể sẽ khó đạt được như mong muốn. Đó là bởi vì sinh lý và tâm lý của con người là có liên quan mật thiết với nhau. Tâm lý cũng tức là tinh thần của con người. Danh y Tôn Tư Mạc nói: “Trọng đức còn hơn ăn tiên đan”, cũng chính là ý nghĩa này.

Thực tế có rất nhiều ví dụ chứng minh rằng trạng thái tinh thần tốt đẹp sẽ có lợi cho sức khỏe và thọ mệnh. Trái lại, tâm thái không tốt sẽ khiến người ta sinh ra bệnh tật hoặc tai họa. Một người phải có sự khỏe mạnh cả về thể xác và tinh thần thì mới thực sự là một người khỏe mạnh. Chính vì thế, cổ nhân xem trọng nhất là dưỡng tâm, mà Hoàng đế lại càng coi trọng việc này hơn.

Vậy làm thế nào để dưỡng tâm? Có một câu chuyện kể về vị cao tăng Tuệ Tông triều nhà Đường như sau: Cao tăng Tuệ Tông có trồng một chậu hoa lan, ông rất chăm sóc và bảo vệ chậu hoa lan này, thường xuyên tưới nước, nhặt cỏ và bắt sâu cho nó. Hoa lan cũng nhờ vào sự chăm sóc của cao tăng mà lớn lên khỏe mạnh và vô cùng xinh đẹp.

Một lần, cao tăng Tuệ Tông phải đi ra ngoài có việc mấy ngày, ông liền đem chậu hoa lan giao lại cho tiểu hòa thượng nhờ chăm sóc. Tiểu hòa thượng rất có trách nhiệm, cũng một lòng để tâm chăm sóc hoa lan như cao tăng vẫn làm khiến hoa lan phát triển khỏe mạnh.

Một hôm, tiểu hòa thượng sau khi đã tưới nước cho chậu hoa lan liền đặt nó ở trên bệ cửa sổ. Đêm hôm ấy tiểu hòa thượng quên không đóng cửa, gió to thổi vào làm chậu hoa lan rơi xuống mặt đất vỡ tan. Hôm sau, tiểu hòa thượng nhìn thấy trên mặt đất cành lá hoa lan gãy rập thì vừa đau lòng vừa lo sợ cao tăng quở trách.

Mấy ngày sau, cao tăng Tuệ Tông trở về nhà, tiểu hòa thượng kể lại sự tình đã xảy ra và cũng sẵn sàng tiếp nhận sự trách mắng của ông. Nhưng ông không nói lời nào trách mắng cả, ngược lại còn nói trấn an: “Ta trồng hoa lan là để khoái hoạt, đâu phải để tức giận?” Thái độ và lời nói của cao tăng Tuệ Tông khiến nhiều người kính phục. Đồng thời cũng thể hiện ra tâm thái bình thản, tâm tính đạt đến cảnh giới tu dưỡng cao của ông.

Trong cuộc sống cũng vậy, mỗi một việc chúng ta làm đều nên là vì khoái hoạt và khỏe mạnh. Cổ nhân nói: “Muốn sống vui thì tâm đừng nhỏ mọn, biết hạn chế tức giận thì thọ mệnh vô cùng”. Người mà trong đối nhân xử thế, đối với người, đối với việc đều luôn lo lắng thiệt hơn, được mất thì tất sẽ tự tìm đến phiền não, nói gì đến sống lâu? Cho nên, muốn sống vui vẻ, sống thọ thì phải đặt “dưỡng tâm” lên hàng đầu.

An Hòa

Những bức ảnh gây sốc về Haiti

Haiti sở hữu nhiều cái "nhất", nhưng đáng tiếc đây lại là những kỷ lục chẳng ai mong muốn. 1. Haiti luôn nằm trong danh sách những quốc gia nghèo...

Hình ảnh quý giá về Hà Nội và một số địa phương miền Bắc năm 1900

Phố Hàng Đào ở Hà Nội, thành Bắc Ninh, núi Kỳ Lừa ở Lạng Sơn… là loạt ảnh tư liệu quý giá mà nhiều người chưa từng được xem về...

Cú ngáng chân mở màn cuộc kiện tụng kéo dài hai thập kỷ

38 ngày sau tai nạn trượt tuyết, Andrew bị George, bạn cùng lớp, ngáng chân ngã, chấn thương đến tàn tật. Cha mẹ đôi bên bắt đầu cuộc chiến pháp...

Thời đó tết quê tôi ai có bàn ủi con gà là “Đại Gia”

Bây giờ, bàn ủi than, khuôn bánh in, bánh thuẫn “rút lui” để nhường chỗ cho bàn ủi điện, bánh công nghiệp. Nhưng với những người ở tuổi giao thời...

Chùm ảnh hiếm về Quy Nhơn năm 1968

Trong thời gian đóng quân ở Quy Nhơn năm 1968, cựu binh Mỹ Walter Hart đã ghi lại những bức ảnh ấn tượng về cuộc sống ở thị xã ven...

Đại Nam 3 lần đánh bại Xiêm La như thế nào?

Nếu Đại Việt dưới thời nhà Trần có 3 lần đánh Nguyên toàn thắng gây tiếng vang khắp thế giới, thì Đại Nam dưới thời nhà Nguyễn cũng có 3...

Chính sách cấm đạo Công giáo thời Minh Mạng

Bắt đầu từ năm 1825 trở đi thực dân Pháp tăng cường xâm nhập vào Việt Nam dưới mọi hình thức trong đó có hình thức truyền đạo. Hoạt động...

Bệnh viện Nhi đồng 2 trứ danh Sài Gòn xưa

Bệnh viện Nhi đồng 2 ở TP HCM có tiền thân là Bệnh viện Grall, một trong những bệnh viện lâu đời và có khuôn viên đẹp nhất của Sài...

Những kiến thức sai trong sách giáo khoa phổ thông

Số giác quan thực sự, từ tính của cà chua và những màu cơ bản là những kiến thức khoa học mà chúng ta thường hiểu nhầm hoặc chưa được...

Chuyện Ông Lãnh và 5 bà vợ nức tiếng Sài Gòn

Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn từ xưa đến nay được cho là mang tên 5 bà vợ của...

Số phận của nước Việt thời Xuân Thu – Chiến Quốc

Nhà nước Việt vụt hiện thành một quầng sáng trong huyền sử Trung Hoa vào cuối thời Xuân Thu – Chiến Quốc dưới triều đại của vị chủ tể truyền...

Nghĩa của thành ngữ “Đầu Ngô mình Sở”

Tại sao người ta hay nói “đầu Ngô mình Sở” mà không nói “đầu Yên mình Triệu” hoặc không dùng nước nào khác? Sở dĩ nói đầu Ngô mình Sở...

Exit mobile version