Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

‘Nước cờ Tam Điệp’ trong cuộc chiến chống quân Thanh của Ngô Thì Nhậm

Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung chỉ mấy ngày đã diệt 29 vạn quân Thanh nhưng ít người biết thắng lợi này có tiền đề từ “nước cờ Tam Điệp” của Ngô Thì Nhậm.

Tháng chạp năm 1788, quân Thanh kéo vào nước ta dưới danh nghĩa tôn phù dòng dõi nhà Lê là Lê Chiêu Thống nhưng thực chất là để cướp nước ta. Lúc bấy giờ Thủ lĩnh Tây Sơn là Nguyễn Huệ đã trở về Nam, giao việc quân quốc ở Bắc Hà cho các quan văn võ gồm Phan Văn Lân, Ngô Văn Sở, Nguyễn Văn Tuyết, Nguyễn Văn Dụng, Ngô Thì Nhậm, Trần Thuận Ngôn.

Trong tình thế chủ ở xa mà giặc đã đến ngay trước mắt, những người được Nguyễn Huệ ủy nhiệm giữ Bắc Hà đã họp nhau lại để bàn kế sách đối phó. Những dũng tướng nhà Tây Sơn vốn thiện chiến không vì quân Thanh đông mà run sợ nên bàn quyết đánh.

Sách Hoàng Lê nhất thống chí chép: “Chưởng phủ Nguyễn Văn Dụng là người nói trước tiên: Tôi nghe hồi cuối nhà Trần, cường binh Minh triều sang lấn nước Nam ta. Vua Lê Thái Tổ, thế và lực đều không thể địch được chúng. Nhưng nhờ khéo mai phục, thừa cơ đánh úp, mà chiến công rực rỡ, nghìn đời ngợi khen. Nay, quân Thanh ở xa đến đây, ta nên dùng cách “dĩ dật đãi lao”, các chỗ yếu hiểm đều cho quân đi mai phục, chờ chúng đến thì đánh. Như thế, lo gì không được?”.

Các tướng nghe bàn tuy chưa hoàn toàn đồng ý nhưng cũng gật gù. Riêng Ngô Thì Nhậm không tán thành, ông đứng ra nói ngay:

“Không được! Ông chỉ biết một mà chưa biết hai! Xưa kia, giặc Minh làm bừa những sự tàn ngược, cả nước ai cũng muốn đuổi chúng đi. Cho nên vua Lê Thái Tổ chỉ cần gọi một tiếng mà xa gần đều theo, hào kiệt trong nước như mây kéo đến. Lòng người là thế, nên hễ có phục binh nấp ở chỗ nào, người ta đều giấu giếm cho, giặc không thể biết. Nhưng nay thì bề tôi nhà Lê đi trốn, đâu đâu cũng có. Nghe tin quân Thanh đến cứu, họ đều nghển cổ mà mong. Cho nên quân ta mai phục ở đâu, địa thế ra sao, quân số thế nào, nếu giặc chưa biết, họ đều báo cho chúng. Quân cơ đã bị tiết lộ, ấy là tự hãm mình vào chỗ chết, hòng gì đánh úp được ai? Binh pháp đã nói khéo mai phục thì thắng, lầm mai phục là thua. Sự được thua khác nhau như vậy, cũng là tại đời xưa và đời nay không giống nhau”.

Ngô Văn Sở nhìn một lượt các tướng đang bần thần sau lời lẽ của Ngô Thì Nhậm rồi mới hỏi: “Vậy thì ta nên làm thế nào?”. Dường như đã toan tính sẵn, Ngô Thì Nhậm trình bày một mạch:

“Trong phép dùng binh, có đánh và có giữ. Nhưng xin nghĩ mà xem lúc này: đánh đã chẳng được mà giữ cũng không xong! Cho nên chỉ còn một cách: sơm sớm truyền cho toàn quân, chỉnh đốn khí giới, mang đủ lương thảo, mở cờ gióng trống, không cho địch biết đi đâu, nhưng là lui về Tam Điệp! Giữ chắc lấy chỗ hiểm ấy, sau đấy mới cho người về bẩm với Chúa công. Chờ xem kỹ quân Thanh khi nhập đô cư xử ra sao, vua Chiêu Thống được khôi phục thì quân mưu quốc kế thế nào. Lúc ấy đợi Chúa công ra, ta sẽ đánh cũng chưa muộn nào!”.

“Lấy nước sau làm nước trước”

Lời bàn của Ngô Thì Nhậm rõ ràng chí lý nhưng ở địa vị người cầm quân các tướng cũng có chỗ khó. Đại đô đốc Ngô Văn Sở nghe xong bèn thổ lộ: “Chúa công về Nam, đem cả Bắc Hà giao phó cho chúng ta. Giặc đến, tất phải sống thác với thành này mà đánh, để trên không thẹn là bề tôi giữ đất, dưới chẳng phụ với chức trách cầm quân… Nay thấy bóng giặc đã chạy, bỏ thành cho giặc, không những đắc tội với Chúa công, mà người Bắc Hà cũng chẳng coi ta ra cái gì nữa!”.

Biết Ngô Văn Sở đã bị thuyết phục, Ngô Thì Nhậm bạo dạn nói: “Tướng giỏi đời xưa, phải lượng thế giặc mà đánh. Có nắm chắc phần thắng mới đánh. Đúng là theo thế mà lập mưu, giống như đánh cờ vậy. Trước dẫu có nhịn người một nước đi nữa, thì sau sẽ hơn người một nước. Rồi đem nước sau làm nước trước, thế mới là cờ cao. Nay ta “toàn quân” rút lui, không bị mất một mũi tên. Cho nó vào Thăng Long ngủ trọ một đêm, rồi lại đuổi đi. Cũng như ngọc bích của nước Tấn, đem cho nước Ngô, rồi lại vẫn về nước Tấn, có mất gì đâu? Nếu có vì thế mà mắc lỗi, tôi dám xin bộc bạch với Chúa công, chắc là Chúa cũng lượng xét. Xin ông đừng nghi ngại nữa”.

Sau đó Ngô Văn Sở đã nghe theo kế của Ngô Thì Nhậm rút quân về lập phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn và cho người cấp báo với Nguyễn Huệ.

Do quân Tây Sơn đã chủ động rút lui trước khi gặp quân Thanh cho nên quân Thanh vào được Thăng Long dễ dàng mà không hao chút sức lực, không mất một mũi tên. Cũng chính điều đó khiến Tôn Sĩ Nghị – Chủ tướng của quân Thanh kiêu ngạo cho rằng quân Tây Sơn chỉ là đám giặc cỏ không dám đương đầu với quân chủ lực nhà Thanh. Bởi vậy Tôn Sĩ Nghị hạ lệnh dừng quân lại Thăng Long cho quân ăn Tết Kỷ Dậu rồi ra năm mới sẽ hành quân tiêu diệt Tây Sơn.

Hoàng Lê nhất thống chí có chép chi tiết vua Lê Chiêu Thống mấy lần vào dinh của Nghị “xin” xuất binh nhưng Nghị đều nói đám giặc cỏ Tây Sơn không đáng gì, đợi ăn Tết xong chỉ đánh một trận là tan.

Nhưng Tôn Sĩ Nghị không kịp ăn xong Tết thì đã bị vua Quang Trung đưa quân ra đánh cho đại bại trong một chiến dịch chớp nhoáng. Chiến thắng của vua Quang Trung là một trong những chiến công hiển hách trong lịch sử dựng và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng ấy thể hiện tài thao lược của hoàng đế Quang Trung rất rõ ràng. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận trong chiến công ấy có vai trò quan trọng của mưu kế lui binh về Tam Điệp của Ngô Thì Nhậm.

Giáo sư Lê Văn Lan trong cuốn sách Lời trong việc quân do Nxb Quân đội nhân dân ấn hành đã có đánh giá: “Vậy là “nước cờ Tam Điệp” đã được ấn định. Trong thực tế lịch sử cuối năm 1788 – đầu năm 1789, đó là “nước đi trước” tạo tiền đề và cơ sở cho “nước cờ sau”: Chiến dịch giải phóng Thăng Long, từ đêm 30 Tết đến mồng 5 tháng Giêng đầu xuân năm Kỷ Dậu (1789), do Quang Trung Nguyễn Huệ làm Hoàng soái, quét sạch 29 vạn quân Thanh xâm lược khỏi cõi bờ!”.

Chính vua Quang Trung – vị thiên tài quân sự bách chiến bách thắng cũng đã thừa nhận và đánh giá rất cao “nước cờ Tam Điệp” của Ngô Thì Nhậm. Theo Hoàng Lê nhất thống chí, vua Quang Trung khi ra đến Tam Điệp đã nói: “Chịu nhịn để tránh sức mạnh ban đầu của giặc, đành hãy chỉnh đốn đội ngũ, rút về giữ chỗ hiểm yếu, trong thì khiến cho lòng quân phấn khích, ngoài thì khiến cho giặc kiêu căng, đó là một kế rất hay. Khi mới nghe việc, ta đã đoán là Ngô Thì Nhậm chủ trương. Lúc hỏi đến Nguyễn Văn Tuyết thì quả đúng như vậy”.

Tác giả bộ quốc sử đầu tiên của đất nước

Lê Văn Hưu là nhà sử học nổi tiếng thời Trần. Ông là tác giả bộ “Đại Việt sử ký” – bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Lê...

Tìm căn nguyên của cuộc khủng hoảng trí tuệ ở Việt Nam

Người giỏi bỏ nước ra đi, ai muốn phát triển tài năng đều tìm cách ra nước ngoài. May ra còn một số ít có tâm có tài thì làm...

Về Câu Chúc Mừng Cô Dâu Chú Rể “Sắt Cầm Hảo Hợp 瑟琴好合”

Trong một lần ngồi ở một quán ăn (vừa mở cửa lại sau khi tổ chức đám cưới cho con họ), chợt thấy trên vách trang trí câu “Sắt Cầm Hảo...

Loạt ảnh về sự đông đúc khủng khiếp tại Trung Quốc

Chắc chắn bạn sẽ bị choáng váng đầu óc khi nhìn vào loạt ảnh về sự đông đúc đến nghẹt thở tại Trung Quốc dưới đây. Theo thống kê, Trung...

Thành đạt không đủ để mừng, nghèo khó không đáng để lo

“Thái căn đàm” là một cuốn sách chứa đựng những kinh nghiệm tu dưỡng, làm người, đối nhân xử thế của cổ nhân, ẩn chứa trí tuệ cao thâm sâu...

Cuộc sống lưu đày của vua Hàm Nghi qua lời kể của nữ nhà văn Nga

Ngôi biệt thự này dường như được tạo ra cho hạnh phúc, cho niềm vui, cho cuộc sống. Nhưng khi tôi nhìn vào đôi mắt người chủ góc thiên đường...

Sử việt ghi chép gì về việc chống dịch bệnh?

Năm Giáp Tuất (1814) khi dịch bệnh vua “lệnh cho lập đàn tế cầu đảo”; năm Bính Tuất (1826) có dịch bệnh vua đã “lập đàn tế tại Kinh, các...

Những vị vua Việt có học vấn uyên thâm

Bên cạnh những vị vua có tài quân sự kiệt xuất, lịch sử Việt Nam không thiếu những vị vua học vấn uyên thâm, để lại cho đời nhiều tác...

Đọc lại bài thơ “Trang Sử Cũ” – Bài học thuộc lòng một thuở

Nhắc đến bài thơ “Trang sử cũ” chắc trong chúng ta không có mấy người biết. Vì bài này được in trong sách Quốc văn toàn tập lớp Nhất (tức...

Ý nghĩa tên gọi “khổ qua”

Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với trái khổ qua mà ở miền Bắc gọi là “mướp đắng". Ở nhiều nơi, người ta đọc trại thành “ô qua” hay...

Vài nét về Phật giáo Mật Tông

Mật tông là phần bí mật hay bí  truyền của thực hành Phật giáo. Nó thường được gọi là Kim Cương thừa hay con đường kim cương. Mật tông cũng được sử...

Đường Lê Văn Duyệt – Sau 45 năm “Châu về hợp phố”

Con đường này hình thành từ bao giờ? Lần đầu tiên con đường được vinh dự mang tên “Lê Văn Duyệt” vào năm nào? Tại sao năm 1975 con đường...

Exit mobile version