Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Thiếu đất và công cuộc lấp biển của Singapore

Trong hàng chục năm qua, chính phủ Singapore luôn bị “ám ảnh” bởi chuyện phải tạo thêm không gian cho đất nước nhỏ bé với diện tích chỉ hơn 700 km2 này.


Với quốc gia có diện tích đứng thứ 192 thế giới, bằng 1/5 thành phố New York (Mỹ), thiếu đất là một nỗi lo luôn theo đuổi người Singapore. Từ khi trở thành một quốc gia độc lập cách đây 52 năm, Singapore đã tăng được diện tích đất của họ thêm 1/4, từ 580 km2 lên 717 km2. Đến năm 2030, chính phủ Singapore tham vọng sẽ mở rộng diện tích đất của họ lên 776 km2. Trong ảnh, dự án cải tạo đất để xây dựng siêu cảng Tuas nằm trên mặt nước.


Phần lớn diện tích của Singapore cao không quá 15 m so với mực nước biển. Vị trí này mang lại lo lắng cho các nhà hoạch định chính sách trong bối cảnh nước biển dâng lên vì biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học dự đoán đến năm 2020, mực nước biển sẽ tăng lên 1,8 m trong khi bão dữ sẽ đập vào bờ nhiều hơn. Tại Singapore, những cung đường ven biển đang được tăng độ cao, nhà ga sân bay mới sẽ được xây cao hơn mực nước biển 5 m. Trong ảnh, một góc khác của công trình siêu cảng đang được xây dựng.


Trong 3 thập niên nắm quyền tại Singapore, cố thủ tướng Lý Quang Diệu luôn lo lắng việc tiềm năng của Singapore bị khóa chặt bởi diện tích của nó. “Trong một thế giới cá lớn nuốt cá bé, còn cá bé thì ăn lại tôm tép, Singapore phải trở thành một con tôm có độc”, ông nói. Trên khắp Singapore là những công trình xây trên các phần đất được bồi đắp: Trung tâm Tài chính Vịnh Marina, sân bay Changi… Trong ảnh, hồ bơi trên tầng 57 của khách sạn Marina Bay Sands, nơi được xây dựng trên một phần đất mở rộng.


Gardens by the Bay của Singapore, công trình năm trên phần đất hơn 1 km2 có được nhờ lấp biển.


Một vài nước láng giềng đã “mệt mỏi” với việc làm nguồn cung cát cho Singapore trong công cuộc mở rộng diện tích của nước này. Indonesia, Malaysia và gần đây là Campuchia gần đã ngưng xuất khẩu cát cho Singapore và làm ảnh hưởng kế hoạch cải tạo đất tại đây. Trong 10 năm trở lại đây, 67 triệu m3 cát đã được xuất từ Việt Nam sang Singapore.


Mặt khác, Singapore đang cố gắng bớt phụ thuộc vào nguồn cung cát từ nước ngoài. Họ dùng đất cát từ các công trình xây dựng ngầm để chuyển sang các công trình lấp biển. Phần lớn nguyên vật liệu dùng trong công trình siêu cảng biển sắp tới là đất đá từ các công trình xây dựng.


Phần lớn các dự án dưới lòng đất của Singapore sẽ được sử dụng cho mục đích công nghiệp vì hầu hết người dân sẽ không sẵn lòng chuyển xuống sinh sống dưới lòng đất.


Singapore hiện đã cải tạo đất và xây dựng công trình ở những nơi từng là vùng biển sâu 20 m. Họ đủ khả năng làm tương tự ở những nơi biển sâu 30 m. Tuy nhiên, cải tạo đất ở những vùng biển 40, 50 m sẽ rất khó khăn về mặt kỹ thuật và tốn kém về chi phí.


C.M. Wang, một giáo sư cơ khí tại Đại học Quốc gia Singapore, đã nảy ra ý tưởng biến mặt biển trở thành lợi thế của Singapore trong việc trở thành “trạm xăng của thế giới”. “Các con tàu khởi hành từ Kênh đào Suez, lấy nhiên liệu từ đó và điểm tiếp theo chúng dừng tiếp nhiên liệu là Singapore”, Wang nói. Vì vậy, ông đề xuất ý tưởng xây dựng những container khổng lồ trên biển để chứa dầu, vì nhiên liệu nhẹ hơn nước, chúng sẽ nổi.


Không chỉ dầu, năm 2016, chính phủ Singapore đã cho lắp đặt những tấm pin mặt trời khổng lồ trên biển, bước đầu xây dựng một nhà máy điện nổi.


Singapore có nguồn cát dự trữ chiến lược dùng cho trường hợp khẩn cấp. Nơi chứa cát dự trữ là một khu vực rộng lớn nằm im lìm tại khu Bedok của Singapore.

Theo PHƯƠNG THẢO / TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Những thủ thuật giao tiếp dễ dàng tạo thiện cảm

Bạn không cần phải trở thành một bậc thầy đọc vị người khác, chỉ cần sở hữu những kiến thức về nghệ thuật giao tiếp cơ bản sau đây cũng...

Mạc Đăng Dung có dâng đất cho nhà Minh hay không?

Xưa nay sử chép rằng Thái Tổ nhà Mạc là Mạc Đăng Dung đã cắt đất Đại Việt dâng cho nhà Minh để bảo vệ ngôi báu, lưu lại tiếng...

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nổi tiếng đất Nam Bộ

Bên cạnh kiến trúc độc đáo, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê còn gắn với một cuộc tình của nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras và thiếu gia người Hoa Huỳnh...

Liệt kê những rạp xi nê ở Sài Gòn trước 1975

Trước 1975, tại Sài Gòn có khoảng hơn 60 rạp hát lớn nhỏ. Thời ấy, người Sài Gòn giải trí chủ yếu là xem xi nê (hay còn gọi là...

Khoa cử ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn

Kỳ thi Hương đầu tiên dưới triều Nguyễn vào năm 1807 chỉ dành cho sĩ tử ở xứ Đàng Ngoài trước đây, lấy đậu 61 cử nhân. Ưu ái và vỗ...

Chuyện phòng the của phi tần nhà Thanh

Theo sử sách ghi lại, các phi tần nhà Thanh không chỉ chịu sự ràng buộc từ vô số cung quy luật lệ khi tiến cung mà kể cả những...

Văn hóa miền Nam nước Việt hay văn hóa Đồng Nai Cửu Long?

Nghiên cứu và viết về văn hóa xã hội vùng này từ trước tới giờ đã có nhiều người làm, khởi từ Trịnh Hoài Đức đến Sơn Nam, Nguyễn Đình...

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 2/5 – Ngôi chùa nơi vua Minh Mạng chào đời

Chùa Khải Tường là nơi hoàng tử Nguyễn Phúc Đảm (về sau là vua Minh Mạng) chào đời, thời Pháp thuộc gọi là chùa Barbet (hoặc Barbé) theo tên đại...

Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì?

Chúng tôi chỉ nêu lên những việc làm đối những trường hợp người già yếu, mất tại nhà, theo phong tục cổ truyền. Trường hợp mất tại bệnh viện hoặc...

Có một Hà Nội trầm lặng và cô đọng…

Có ai đó nói rằng, Hà Nội bây giờ xô bồ, ồn ào và náo nhiệt quá. Nhưng có lẽ, còn một Hà Nội rất khác, trầm lắng, cô đọng,...

Nghĩa của từ Bá đạo

Bá đạo là từ được sử dụng rộng rãi trong đời sống thường ngày hiện nay và trở thành trào lưu nhiều bạn thích thú. Những câu nói miệng như...

Tướng cướp Bạch Hải Đường (Kỳ 4): Vụ “thách đấu” chấn động đất Long Xuyên

Nhiều người ở miền Nam trước ngày 30/4/1975 ắt còn nhớ một dạo các tờ báo Sài Gòn đã đồng loạt đưa tin, giật tít sốt dẻo về sự kiện...

Exit mobile version