Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tiền thưởng đời vua Tự Đức (1848-1883)

Đời vua Tự Đức có đúc loại thoi bạc hình khối hộp chữ nhật. Mặt tiền đúc nổi 4 chữ Tự Đức niên tạo – Tạo tác trong niên hiệu Tự Đức, 1848 – 1883).

Lưng tiền đúc nổi 4 chữ Quán tiền nhị phân (Tiền quán 2 phân). Ngoài ra dưới đời Tự Đức còn cho đúc loại Nội thảng ngân tứ tiền (Bạc của Quốc nội 4 tiền).

Dưới đời vua Tự Đức tiền thưởng loại tròn dẹt, lỗ vuông, đúc bằng bạc và bạc mạ vàng. Lưng tiền đúc nổi 4 chữ Tự Đức thông bảo, đọc chéo. (Tạo tác trong niên hiệu Tự Đức, 1848-1883).

Lưng tiền gồm các loại như sau:

– 5 hình dơi và 2 chữ Ngũ phúc. Đây là biểu tượng của ngũ phúc: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh. LSb.34976; 34972; 35906.

– Rồng, mây (phi long). LSb.34973; 35698; VN37-3.

– Lưỡng long. LSb.35908.

– Nhất tiền viết từ.

( Một tiền viết yêu thương) – LSb.35656.

– Tứ tiền viết đễ.

(Bốn tiền viết tình anh em) – LSb.35645.

– Ngũ tiền viết nghĩa.

( Năm tiền viết đạo lí) – LSb.34965.

– Thất tiền viết huệ.

(Bảy tiền viết lòng nhân ái) – LSb.34968.

– Bát tiền viết thuận.

(Tám tiền viết thuận hòa) – LSb.34967.

Loại tiền này mặt tiền chính giữa là hình mặt trời nhiều tia hoặc diềm nhũ đinh và sóng nước hay răng cưa nhọn.

Ngoài ra còn có các đồng tiền khác đúc bằng bạc:

– Mặt tiền đúc 4 chữ Long vân khế hội, xen kẽ hình rồng mây. LSb.34979.

Bảng 3: Tiền thưởng bằng đồng đời vuaTự Đức (1848- 1883)

– Hai đồng tiền LSb.35698 và VN37-2 có mặt tiền đúc 8 chữ Tự Đức thông bảo, triệu dân lại chi ( Đồng tiền Tự Đức muôn dân được nhờ) ; lưng tiền là hình rồng mây.

Loại tiền thưởng mang mỹ hiệu đúc bằng đồng loại lớn, trong sưu tập của Bảo tàng Lịch sử quốc gia có 26 mẫu. Trong đó loại 4 chữ có 9 mẫu, loại 8 chữ có 17 mẫu.

Như vậy, mỹ hiệu trên các loại tiền thưởng trên đây đã thể hiện quan điểm trị quốc của các vua nhà Nguyễn coi trọng người dân, đòi hỏi người trị quốc phải chăm lo tới việc dạy bảo dân cùng với việc nuôi dân. Hướng giáo dục theo các quy phạm đạo đức tam cương, ngũ thường của Nho giáo, khuyên mọi người hiểu và biết đạo làm người để ứng xử các quan hệ xã hội vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em bằng hữu, thầy trò. Như vậy, nội dung của nhiều đồng tiền thưởng, không chỉ giáo dục nhân cách con người theo quy phạm đạo đức mà còn thiên về khía cạnh giáo dục chính trị đạo đức, nhằm bảo vệ và củng cố quyền lực của Vương triều

Tên gọi của các trường Đại học ở miền Nam trước năm 1975

Nói về bậc Đại học ở Sài Gòn thì ngày xưa có Viện Đại học Sài Gòn với 8 phân khoa cho 8 trường Đại học khác nhau trong đó...

Vùng đất Chợ Lớn năm 1925 qua ống kính của người Pháp

Cùng khám phá nền “kinh tế lúa gạo” và nhiều điều lý thú khác ở Chợ Lớn năm 1925 qua loạt ảnh quý giá do người Pháp thực hiện. Ảnh:...

Cuộc sống ở vùng đất Châu Đốc năm 1931

Cùng xem loạt ảnh tư liệu quý giá về con người và cảnh vật ở tỉnh Châu Đốc năm 1931, được nhiếp ảnh gia Pháp Gabriel Monod-Herzen (1899 – 1983)...

Nhớ về thời bao cấp: Chuyện ăn cắp xăng dầu

Hầu như ai lớn lên trong thời bao cấp đều chứng kiến cảnh ăn trộm xăng dầu. Nhưng phần lớn những câu chuyện “chôm chỉa” xăng dầu thời đó rất...

Phân biệt nhầm lẫn giữa ẩn dụ và hoán dụ

Người xưa thường nói: Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp tiếng Việt. Không chỉ ngữ pháp mà ngôn ngữ tiếng Việt cũng rất phong phú. Vì thế để...

An Dương Vương và Triệu Vũ Đế, nên thờ ai?

Xem thế đủ biết các cụ ta xưa không hề sai lầm. Các cụ vẫn xem Triệu Vũ Đế (Triệu Đà) là sự tiếp nối của vua Hùng, chứ không...

Sài Gòn Xưa In Ít

Để minh họa cho một mục kia, nhiều báo đã dùng một bức tranh vẽ cảnh trước chợ Bến Thành. Thật ra thì tranh đó chỉ vẽ lại một bức...

Quân đội Lã Mã được tổ chức như thế nào?

Một món vũ khí mới xuất hiện, có thể coi là “đặc sản La Mã” – cây lao pilum. Mỗi hastatus và princeps được trang bị 2 cây pilum, chúng...

Tại sao nút nguồn các thiết bị điện tử đều là biểu tượng này?

Nút nguồn của các thiết bị điện tử đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao nút nguồn lại là...

Những nhà ga bỏ hoang quanh Đà Lạt

Hoạt động từ năm 1932 cho đến thập niên 1970, đường sắt Phan Rang – Đà Lạt từng được coi là một trong những tuyến đường sắt độc đáo nhất...

Tập sách bằng vàng ròng của nhà Nguyễn

Kim sách triều Nguyễn là một loại thư tịch cổ đặc biệt được làm bằng vàng, bạc hoặc bạc mạ vàng để ghi lại các sự việc diễn ra trong...

Điểm khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân

Người xưa có câu: “Gần son thì đỏ, gần mực thì đen”, nên họ rất coi trọng việc nhìn người để kết giao. Vô luận là kết giao bạn bè, tìm kiếm bạn...

Exit mobile version