Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tìm hiểu về kì thi Hương ở Thành Nam xưa

Trường thi Hương Nam Định hay trường thi Sơn Nam, là một trong 9 trường của cả nước, có từ thời Lê. Trường thi Sơn Nam vốn trước kia đặt tại thôn Hiến Nam, xã Hoa Dương, huyện Kim Động, cạnh phố Hiến nên có tên là trường Hiến Nam. Năm Gia Long thứ 18 (1819), trường Sơn Nam dời về xã Vị Hoàng, sau lại chuyển về xã Năng Tĩnh, huyện Mỹ Lộc, trấn Sơn Nam Hạ.

Năm 1824, sau khi vua Minh Mệnh đổi tên trấn Sơn Nam Hạ thành trấn Nam Định, trường thi Sơn Nam cũng được đổi tên thành trường thi Nam Định. Tên gọi trường thi Nam Định chính thức được sử dựng từ kỳ thi Hương năm 1825. Năm 1831, triều Nguyễn phân chia lại khu vực hành chính thành cấp tỉnh. Theo đó, ở khu vực phía Bắc có hai trường thi là trường Hà Nội và trường Nam Định.

Từ năm 1894 đến năm 1915, do chính quyền Pháp bãi bỏ trường thi Hương ở Hà Nội, nên trường thi Hà Nội và Nam Định ghép thi chung gọi là trường thi Hà Nam và tổ chức tại Nam Định[1].

Trường thi Hà Nam, Khoa thi Hương năm 1897/Sưu tầm

Thư của quyền Kinh lược Bắc Kỳ gửi Thống sứ Bắc Kỳ ngày mồng 09 tháng 9 năm Thành Thái 1 (tức ngày 06/10/1886) về việc tổ chức kì thi Hương ở Nam Định/ TTLTQGI

Trường thi Hương Nam Định trước kia không được xây dựng cố định, chỉ đến gần ngày thi, quan sở tại mới dựng tạm nhà lá, rào kín xung quanh, trên một bãi đất trống hay trên cánh đồng đã thu hoạch, sau khi thi xong thì dỡ bỏ.

Ngày 19 tháng 4 năm Thiệu Trị thứ nhất (1841), Nam Định dâng trình bản tấu sách chi tiền gạo để xây dựng trường thi, với tồng số tiền hơn 2.240 quan và 261 phương gạo: “Bộ Hộ tâu: Sách của Nam Định trình xin quyết toán việc chi tiền gạo xây dựng trường thi. Bộ thần đã tư cho bộ Công và sức cho thuộc viên kê cứu thấy các loại nhân công vật liệu cần dùng cùng số mục đều được phù hợp. Cung nghĩ phụng chỉ: Số tiền hơn 2.240 quan, gạo 261 phương trong sách đã chi đều chuẩn cho quyết toán”[2].

Bản tấu sách của Nam Định chi tiền gạo, xây dựng trường thi Nam Định

Trường thi Hương Nam Định được xây dựng quy mô ở xã Năng Tĩnh, tổng Mỹ Trọng, huyện Mỹ Lộc. Trường có chu vi 214 trượng, tường cao 5 thước, cả trong và ngoài có 21 tòa nhà lợp ngói. Trường chia làm 3 khu vực: nội trường (khu trong cùng), ngoại trường (khu giữa) và bên ngoài cùng là khu vực thí sinh làm bài thi. Nội trường là nơi làm việc dành cho các quan Sơ khảo, Phúc khảo, Giám sát trường thi. Ngoại trường là nơi làm việc của các quan Chánh chủ khảo, Phó chủ khảo, Chánh phân khảo, Phó phân khảo, Chánh, Phó Đề điệu. Khu vực thí sinh làm bài thi được phân chia bằng con đường chữ thập, chia khu này thành 4 vi (Giáp, Ất, Tả, Hữu), 8 cửa, tại mỗi cửa đều treo danh sách thí sinh dự thi.

Sơ đồ Trường thi Hương Nam Định/BTNĐ

Ban đầu, triều Nguyễn quy định các kỳ thi Hương cứ 6 năm tổ chức một lần (năm Mão, năm Dậu), sau đổi thành 3 năm một lần (Tý, Ngọ, Mão, Dậu)[3]. Sau năm 1915 theo thỏa thuận giữa Pháp và triều đình nhà Nguyễn, các khoa thi Hương truyền thống ở Bắc Kỳ bị bãi bỏ, trường thi Hương Nam Định không còn tồn tại[4].

Thư số 260 ngày 29/01/1916 của Chánh Sở Học chính Bắc Kỳ gửi hiệu trưởng các trường học ở Nam Định về việc bỏ thi hương ở Nam Định/TTLTQGI

Kỳ thi Hương tại trường thi Nam Định năm 1915 chấm dứt, đồng nghĩa với việc kết thúc chế độ giáo dục Nho học truyền thống ở miền Bắc nước ta.

Quang cảnh kỳ thi Hương cuối cùng tại Trường thi Hương Nam Định năm 1915/BTNĐ


[1] TTLTQGI/RND/5432;

[2] TTLTQGI/CBTN/Thiệu Trị/Tập 13, tập 360;

[3] TTLTQGI/HCBK/642;

[4] TTLTQGI/RND/5431

Đa tạ là gì?

Đa tạ là gì?  Khi cảm ơn nhau một cách trang trọng, người ta thường dùng chữ “Đa tạ!”. Đó là một từ Hán Việt, mà “đa” là nhiều, “tạ”...

Hồ Biểu Chánh và chút tình Nam Kỳ Lục Tỉnh

Đất Lục Tỉnh ta là cái nôi xuất hiện đầu tiên của chữ Quốc Ngữ, của các thể loại thơ, tiểu thuyết, văn chương và báo chí Quốc Ngữ đầu...

Đôi nét về nghệ thuật tranh lụa Trung Hoa

Trước khi phát minh ra giấy vào vào thời Đông Hán (thế kỷ 1), hội họa Trung Hoa được thực hiện trên lụa là chủ yếu. Lụa được căng ra...

Lợn mẹ giết lợn con

Người quân tử không bao giờ lấy cái hình sắc khác nhau mà thành bụng yêu hay sinh bụng ghét, lại nhất là, không lấy cái tư tưởng thế lợi...

Nhà thờ Sài Gòn qua hồi ký của R.P.Parrel

Trong tác phẩm “Tôn giáo xứ Nam Kỳ” tập 2, P. Launay cho rằng trong số công trình tôn giáo tại thuộc địa, nhà thờ Sài Gòn chiếm vị trí...

Giáo dục tư nhân trước 1975 qua bản quy chế tư thục

Về quan điểm chính thống nhà nước đối với Tư thục, năm 1968, ông nguyên Tổng trưởng Giáo dục Nguyễn Văn Thơ đã từng phát biểu tại trường tư (Công...

Ảnh tư liệu quý về trường học ở xứ Nam Kỳ một thế kỷ trước

Cùng xem loạt ảnh tư liệu hiếm có về hàng chục trường học ở miền Nam một thế kỷ trước, được in trong ấn phẩm Các trường học ở Nam...

Ăn Trông Nồi, Ngồi Trông Hướng nghĩa là gì?

Từ xa xưa, cha ông chúng ta thường hay nhắc nhở con cháu về cách cư xử thế nào cho thuận thảo với bà con ruột thịt trong thân tộc,...

Hình ảnh Triều Ðình phong kiến xưa

Các hình ảnh vua, quan của triều đình phong kiến xưa, các loại binh trong triều đình và chế độ sinh hoạt của triều đình phong kiến Triều Ðình (gồm...

Vì sao âm lịch Việt Nam và Trung Quốc lệch nhau một ngày?

Tùy theo tháng trong năm mà âm lịch Việt Nam và Trung Quốc có sự chênh lệch nhau một ngày. Trong khi đó, tại Việt Nam đang tồn tại song...

Những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 – Phần 2

Cùng ngắm những hình ảnh thân thương về Sài Gòn năm 1991 được ghi lại qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Đức Hans-Peter Grumpe. Những ấn tượng đầu...

Đá Gà – Thú vui lâu đời của người Việt

Kê kinh là một quyển sách rất cổ của người Hán, vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay ở nhiều nước, trong đó có VN. Tuy nhiên, nội dung...

Exit mobile version