Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tìm hiểu ý nghĩa bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt

Bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt luôn được xếp trong top những bức tranh đẹp và nổi tiếng nhất thế giới. Cùng tìm hiểu ý nghĩa thú vị đằng sau tác phẩm nghệ thuật đặc sắc này.

Bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt đang được bảo tồn tại Bảo tàng Belvedere ở Vienna. Là nguyên mẫu của sự dịu dàng và đam mê, tác phẩm nghệ thuật này tái hiện khung cảnh tình yêu lung linh, đầy màu sắc của hai khuôn mặt và cơ thể ôm lấy nhau. HomeAZ.vn mời bạn cùng khám phá ý nghĩa hấp dẫn của bức tranh quyến rũ, đậm tính nghệ thuật này.

Bối cảnh bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt

Klimt đã vẽ Nụ hôn vào thời điểm quan trọng trong sự nghiệp của mình khi gặp khủng hoảng nghệ thuật. Thời điểm đó, ông vừa bị chỉ trích gay gắt bởi các bức tranh trần của Đại học Vienna, cùng các tác phẩm khác như Medicine, PhilosophyJurisprudence. Các bức tranh được mô tả là khiêu dâm và làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh tiếng của Klimt. Thêm vào đó, Klimt cũng rời khỏi nhóm ly khai Vienna, mặc dù chính ông là người đã thành lập và đóng vai trò là chủ tịch đầu tiên của phong trào. Những người ly khai ở Vienna đã phản đối gay gắt và từ chối các yếu tố tình dục trong các tác phẩm của họ. Mặc dù rời khỏi phong trào do những bất đồng, Klimt vẫn được biết tới như là đại diện chính của phong trào này cùng với Egon Schiele. Ngoài ra, sau khi tách khỏi nhóm ly khai, Klimt đã tổ chức triển lãm The Kunstschau, nơi ông lần đầu tiên giới thiệu Nụ hôn (The Kiss) tới công chúng. Sự kiện này đã nhận sự chỉ trích dữ dội và kết thúc với những khoản lỗ nặng nề. Tuy nhiên, bất chấp những điều này, triển lãm thực sự đã khởi nguồn cho những thành công to lớn của Nụ hôn (The Kiss) khi chính phủ Vienna đã mua tác phẩm ngay cả trước khi triển lãm kết thúc.

Vẻ đẹp của bức tranh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt

Cận cảnh Nụ hôn (The Kiss) của Gustav Klimt

Tác phẩm vẽ một cặp đôi đang ôm ấp, hòa quyện vào nhau giấu sau chiếc áo choàng lớn. Chiếc áo choàng như đang bảo vệ và bao lấy đôi tình nhân, như khẳng định tình yêu bất tử của họ. Bức tranh được chia thành hai khối hình ảnh đặc biệt: phần đầu tiên mô tả người đàn ông với những khối mô-típ đen trắng hình học lặp đi lặp lại, tượng trưng cho sức mạnh, sự mạnh mẽ và nam tính. Trong khi đó, phần thứ hai miêu tả người phụ nữ, nơi Klimt sử dụng hoa và vòng tròn để phản ánh hình ảnh người phụ nữ dịu dàng, đầy nữ tính.

Cặp đôi trong bức tranh Nụ hôn

Gustave Klimt và Emilie Flöge trên một chiếc thuyền ở hồ Attersee (1910)

Người đàn ông và phụ nữ là hai chủ thể duy nhất trong tác phẩm nghệ thuật này, nơi họ đang cuốn vào tình yêu đầy đam mê mà hoàn toàn không bị thời gian hay thực tại chạm tới. Thoạt nhìn, người đàn ông có vẻ lấn át người phụ nữ bởi thân hình to lớn của anh ta, nhưng bàn chân của người phụ nữ lộ ra thể hiện đang gối chân xuống. Chi tiết này hoàn toàn hợp lý bởi nếu người phụ nữ ở tư thế đứng thì sẽ lấn át người tình của mình. Chiếc ôm này được xem như bức chân dung tự họa của chính Klimt và người phối ngẫu của ông – Emilie Flöge. Tuy nhiên, nhân vật nữ cũng có thể là một người khác bởi  Klimt có rất nhiều nhiều nàng thơ trong suốt sự nghiệp vẽ của mình.

Chiếc ôm trong bức tranh Nụ hôn

Như nhiều tác phẩm khác của Klimt khi miêu tả những cái ôm, The Kiss che giấu khuôn mặt của người đàn ông và thay vào đó tập trung vào khuôn mặt của người phụ nữ. Trong tác phẩm này, cô gái trẻ khuôn mặt và đôi mắt nhắm gợi lên cảm giác ngây ngất và thích thú. Mặc dù xét về vị trí, người đàn ông có thể lấn át nhưng cánh tay lại nhẹ nhàng giữ khuôn mặt cô gợi lên cảm giác dịu dàng và ấm áp. Đôi tình nhân xuất hiện trong vòng tay siết chặt tưởng chừng như không gì có thể chia cách.

Giai đoạn vàng

Gustav Klimt, Chân dung của Adele Bloch-Bauer (1907)

Cha của Klimt vốn là một thợ kim hoàn nên Klimt đã quen với chất liệu đó. Với |Nụ hôn (The Kiss), Klimt đã sử dụng lớp phủ vàng, tạo lớp nền lung linh bao bọc cho đôi tình nhân. Cho dù đó là do sử dụng vàng, hay khai thác chủ đề táo bạo, Nụ hôn (The Kiss) là một tác phẩm quyến rũ và gây thích thú cho tất cả những ai có đặc quyền chiêm ngưỡng tuyệt tác này bằng xương bằng thịt.

Ảnh thực tế bức tranh chép The Kiss 50×70

Vì sao ông bà ta thường kiêng kỵ cho con cháu xuất hành vào ngày mùng 5 – 14 – 23?

Sáng sớm vừa xin ba mẹ đi chơi xa đã không được duyệt mà phải khăn gói quay trở lại phòng ngủ vì ngày hôm ấy là mùng 5, vậy...

Thủy Xá và Hỏa Xá – 2 nước chư hầu của nhà Nguyễn

Nói đến nước Thủy Xá (水 舍) và Hỏa Xá (火 舍) chắc không mấy ai biết hai nước này ở đâu, đời sống văn hóa thế nào và có...

10 vụ hack nổi tiếng nhất mọi thời đại

6 dòng mã lệnh cũng đủ thổi bay 10 triệu USD của một doanh nghiệp. 99 dòng lệnh khác thiết lập nên virus Internet (worm) đầu tiên. Mạng điện thoại...

Đanh đá cá cày là gì?

Câu này thường để chỉ những người phụ nữ có tính ương ngạnh, không được hiền lành, dịu dàng. Tuy nhiên, do ngôn ngữ vùng miền nên nhiều người đọc...

Catinat – Phiên y – Tự do… Dăm hồi ức

Đường Tự Do, xưa gọi là Catinat, nay có tên là Đồng Khởi. Nhưng có lẽ không mấy ai biết người Hoa trong Chợ Lớn từng gọi đường này là...

Châu bản thời Tự Đức về giai đoạn chống Pháp ở Nam kỳ 1859-1867

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1 và Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp đã xuất bản tập sách rất có giá trị về mặt lịch sử trong giai...

Lai lịch Lăng Cha Cả

Những chuyến xe buýt đi trên đường Hoàng Văn Thụ thường hay nghe, “Đến Lăng Cha Cả có ai xuống không?” mỗi khi xe gần đến vòng xoay cầu vượt....

5 điều khác biệt tạo nên thành công cho nền giáo dục Nhật Bản

Bạn nói rằng bạn thích văn hóa Nhật Bản, nhưng bạn rất sốc khi biết rằng học sinh trường công lập Nhật Bản ăn trưa trong lớp học với giáo...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 17/25 – Trời và Ngày

Bạn Nguyễn Mạnh Côn cho biết rằng người Nhựt chỉ Trời bằng danh từ ngoại quốc mà họ đọc là SORA. Đành thế. Nhưng chúng tôi đâu có đối chiếu...

Bánh tét ngày Tết

Bánh tét là một nét văn hóa người miền Nam mà hễ bất cứ nơi đâu, trên mâm cỗ ngày Tết hay mâm cơm cúng ông bà, người ta thấy sự...

Xuân Tiên và Dân tộc tính trong âm nhạc

Cuối tháng Giêng năm 2021, cộng đồng người Việt tại Úc nói riêng và giới yêu âm nhạc Việt Nam trên thế giới đã mừng Xuân Tiên – Cây đại...

Lễ lại mặt có ý nghĩa gì?

Lễ thành hôn, tơ hồng, hợp cẩn xong xuôi, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên ông bà cha mẹ,...

Exit mobile version