Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tội phạm ấu dâm xưa bị xử như thế nào?

Gần đây, dư luận không khỏi bức xúc trước những vụ hiếp dâm đi đến giết người và nạn xâm hại tình dục trẻ nhỏ (ngày nay gọi là nạn ấu dâm) có xu hướng gia tăng, nhất là khi những bản án dành cho kẻ phạm tội chưa thực sự thỏa đáng. Vậy trong lịch sử nước ta cách ngày nay hàng trăm năm, dưới triều Nguyễn, những kẻ phạm tội dâm ô trẻ nhỏ đã bị trừng phạt thế nào?

Gần đây, dư luận không khỏi bức xúc trước những vụ hiếp dâm đi đến giết người và nạn xâm hại tình dục trẻ nhỏ (ngày nay gọi là nạn ấu dâm) có xu hướng gia tăng, nhất là khi những bản án dành cho kẻ phạm tội chưa thực sự thỏa đáng. Vậy trong lịch sử nước ta cách ngày nay hàng trăm năm, dưới triều Nguyễn, những kẻ phạm tội dâm ô trẻ nhỏ đã bị trừng phạt thế nào?

Hoàng Việt luật lệ

Điều 332 Luật Gia Long quy định: Kẻ nào gian dâm với đứa con gái 12 tuổi trở xuống, thì dù đứa bé gái ấy có thuận tình gian dâm đi chăng nữa thì kẻ thực hiện hành vi gian dâm kia cũng bị xử theo tội của kẻ dùng sức mạnh để làm chuyện gian dâm đối với trẻ em.[1]

Nhà làm luật khi đó giải thích về điều luật trên như sau: Đối với đứa bé gái mới chỉ 12 tuổi trở xuống, do tình dục của chúng chưa được phát triển, vốn là chúng không có lòng thích về chuyện gian dâm, nhưng chẳng qua là dễ bị người ta lừa phỉnh, hoặc là bị người ta khống chế để làm chuyện thông gian, cho nên dù chúng có thuận tình đi chăng nữa thì cũng là do sự phỉnh dụ của kẻ đồi bại mà ra. Do đó, cho dù là có hòa gian thì cũng đồng xử thuộc về tội cưỡng gian. Và nếu kẻ đồi bại kia đã làm được chuyện gian dâm với đứa trẻ nhỏ ấy thì y bị xử theo tội treo cổ, còn nếu như y chưa thực hiện được chuyện gian dâm thì cũng phải phạt y 100 trượng và bắt lưu đi 3000 dặm[2]. Kẻ nào dùng bạo lực để hiếp dâm một đứa con gái bé nhỏ từ 12 tuổi trở xuống, vì thế mà đứa con gái ấy bị chết, cùng là đem đứa con gái bé nhỏ dưới 10 tuổi để dỗ dành làm chuyện hiếp dâm thì chiếu theo lệ buộc vào tội côn đồ xử theo tội trảm cho đến hành hình ngay. Còn kẻ nào dùng bạo lực để hiếp dâm một đứa bé gái từ 12 tuổi trở xuống và 10 tuổi trở lên, thì bị xử theo tội trảm giam hậu; cho dù đứa bé gái ấy có thuận tình làm chuyện gian dâm đi chăng nữa, thì tên dâm dục kia cũng phải chiểu theo luật là “tuy có sự thuận tình làm chuyện gian dâm nhưng cũng coi như là đã dùng bạo lực để hiếp dâm” đối với trẻ em, xử y theo hình phạt giảo giam hậu.[3]

Một văn bản có nội dung về xử tội phạm hiếp dâm trẻ em dưới triều Nguyễn, nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Khối Châu bản triều Nguyễn còn lưu lại một số văn bản của Bộ Hình về việc xét xử các vụ án hiếp dâm, trong đó có cả những vụ hiếp dâm trẻ em. Đây là nội dung một văn bản của Bộ Hình về xử tội phạm hiếp dâm trẻ em vào năm Thiệu Trị thứ nhất:

Bộ Hình phúc trình: Tối hôm qua, bộ thần đã trình bản án do tỉnh Biên Hòa tra xét tội phạm gian dâm Trần Văn Luỹ. Tội phạm gian dâm Trần Văn Luỹ nhân thấy em vợ là Vũ Thị Lúa mới 10 tuổi đã nổi máu dâm rồi nhân Vũ Thị Lúa đang ngủ đến cưỡng dâm. Khi tra xét đã thú nhận. Tên phạm sau đó lo sợ, hối hận dùng dao định tự tử là còn có một đường có thể hoãn được. Vậy truyền đổi lại là xử trảm giam hậu. Ngoài ra cho y như đã xử. Châu điểm.[4]

Như vậy, pháp luật triều Nguyễn rất chú ý bảo vệ trẻ em trước nạn xâm hại tình dục với mức án cao nhất là “tội chết”. Nếu chưa thực hiện được chuyện gian dâm thì cũng phải phạt 100 trượng và bắt lưu đi 3000 dặm. Kể cả trong trường hợp đứa trẻ bị dụ dỗ thuận tình thì vẫn bị xem là “cưỡng gian” bởi luật pháp khi đó căn cứ thực tế là trẻ em gái dưới 12 tuổi chưa phát triển đầy đủ về thể chất và cũng chưa có hiểu biết về tình dục.

HỒNG NHUNG

[1] Nguyễn Văn Thành – Vũ Trinh – Trần Hựu, Hoàng Việt luật lệ, Bản dịch, tập V, Nxb văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 903.

[2] Nguyễn Văn Thành – Vũ Trinh – Trần Hựu, Hoàng Việt luật lệ, Bản dịch, tập V, Nxb văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 904.

[3] Nguyễn Văn Thành – Vũ Trinh – Trần Hựu, Hoàng Việt luật lệ, Bản dịch, tập V, Nxb văn hóa, Hà Nội, 1994, trang 906.

[4] Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Châu bản Thiệu Trị, tập 12, tờ 193.

Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng

Tục nhuộm răng là tục cổ xưa của dân tộc Việt, có từ thời các vua Hùng với tục ăn trầu. Sứ thần của nước Văn Lang (giao chỉ) trả...

Điều gì làm nên sự hưng thịnh của thơ Đường?

Tất cả các nhà phê bình văn học đều công nhận rằng đời Đường (618-907) là thời đại hoàng kim của thơ ca Trung Quốc. Bộ Toàn Đường thi ấn...

Bài học lịch sử về “lòng dân” vẫn còn nguyên giá trị

Trong lịch sử đã chứng kiến nhiều chiến công lẫy lừng bảo vệ Giang Sơn Xã Tắc là nhờ biết dựa vào lòng dân, được dân giúp sức. Cũng có...

Có hay không Vòng luân hồi?

Hoài nghi về cuộc sống của con người sau cái chết vẫn là câu hỏi thường trực bỏ ngỏ đối với toàn thể nhân loại... Từ hàng nghìn năm nay,...

Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam đưa ông Táo khác nhau ra sao?

Không chỉ Việt Nam, trên thế giới có trên dưới mười quốc gia đều đón Tết nguyên đán. Và vì vậy, ngày cúng đưa ông Táo về trời cũng là...

Những điều thú vị về cầu Ba Cẳng ở Sài Gòn xưa

Không chỉ có hình dáng lạ lùng, cầu Ba Cẳng còn gắn liền với những câu chuyện về giang hồ Sài Gòn trước 1975. Tọa lạc ở góc đường Bãi...

Người Nhật có liên quan đến quá trình thiết lập phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin?

Có lẽ nếu chỉ đọc tên đề tài, đại đa số độc giả chưa hình dung ra được nội dung của bài viết. Ở bài viết này, tôi xin trình...

Nghi thức về TANG LỄ của người Hoa tại Sài Gòn – Chợ Lớn.

Là một dân tộc vốn coi trọng huyết thống gia đình, thân tộc, tang lễ là một sự kiện rất quan trọng trong gia đình người Hoa, những tang phục...

Đã từng có một Hà Nội rất khác…

Hà Nội hôm nay đang phát triển và thay đổi diệm mạo, nhiều con đường mới và công trình mới được xây dựng. Nhưng cũng đã từng có một Hà...

Chiếc thuyền đụng chiếc đò

Một chiếc đò sang sông. Có chiếc thuyền không có người, đâu trôi đến, đâm phải. Người lái đò tuy hẹp bụng đến đâu cũng không lấy làm giận. Giả...

Về trang phục của phụ nữ Việt Nam thời hiện đại

Trang phục được hiểu là đồ che phủ hoặc quần áo, các đồ phụ trang cho thân thể con người. Ngoài những chức năng cơ bản như giữ ấm, bảo...

Vì sao người miền Nam ăn thịt kho và canh khổ qua ngày Tết?

Thịt kho hột vịt, canh khổ qua mang đặc trưng vùng miền và những yếu tố về phong tục, tâm linh gắn liền đời sống người Nam Bộ. Mỗi buổi...

Exit mobile version