Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao lễ mừng thọ của cổ nhân không thể thiếu quả đào?

Thời xưa, cổ nhân rất tôn kính người già, người lớn tuổi. Bởi vậy, rất nhiều nơi đều có phong tục tổ chức lễ mừng thọ 60, 70, 80 tuổi… vô cùng long trọng cho ông bà cha mẹ trong gia đình. Trong những lễ mừng thọ ấy của người xưa nhất định không thể thiếu quả đào. Vậy vì sao người xưa dùng quả đào trong lễ mừng thọ và điều đó có ý nghĩa gì?

(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Quả đào có nguồn gốc từ xa xưa, đào vốn là thức ăn của thần tiên và có tên gọi là đào tiên hoặc quả bàn đào. Trong “Sơn Hải kinh” có ghi chép về quả đào, đây là ghi chép đầu tiên về đào tiên. Trong những truyền thuyết thần thoại, đào tiên là hoa quả mà thần tiên thường dùng để đãi khách. Bởi vậy, trên đầu nhọn của quả đào mừng thọ thường được nhuộm một chút màu đỏ cho giống với quả đào tiên.

Ngoài ra, trong một số gia đình, người ta cũng dán những bức tranh có hình vẽ của ông thọ, bát tiên thượng thọ, Ma Cô hiến thọ (Ma Cô là vị nữ thọ tiên trong truyền thuyết dân gian), Bàn đào hiến thọ… để làm tăng thêm không khí vui tươi. Trong đó, “đào thọ” là tiêu chí chính trong các bức tranh.

Những người bạn đến chúc mừng cũng tặng chủ nhân đào thọ. Thậm chí trong lời chúc thọ hay lời ca chúc thọ cũng có nhắc đến đào.

Vậy vì sao trong lễ chúc thọ, quả đào lại giữ vị trí quan trọng như vậy? Trong “Thần dị kinh” viết rằng, ở phương Đông có một loại cây cao năm mươi trượng, tên gọi là đào. Cây này có quả là loại thức ăn rất ngon và giúp con người tăng thêm tuổi thọ. Trong “Thập di ký” cũng viết, người ăn đào có thể kéo dài thêm tuổi thọ. Bởi vì đào tiên có thể kéo dài tuổi thọ, có công dụng trường sinh bất lão, từ đó mà đào dần dần mang ý nghĩa cho sự trường thọ. Hình ảnh Thọ Tinh trong  truyền thuyết, thường là một ông cụ luôn cầm trong tay một quả đào tiên.

Cây đào được xưng là “thần thụ tiên mộc”, có thể áp chế tà khí, có tác dụng trấn trạch trừ tà. “Thiên môn vạn hộ đồng đồng nhật, tổng bả tân đào hoán cựu phù”, dân gian thường dùng đào mộc làm bản viết câu đối, cũng chính là dùng bùa đào để trừ tà. Đào mộc thường được dùng làm pháp khí của đạo sĩ. Bởi vậy, đào cũng được xưng là loại quả “Trên thông với thần, dưới trấn áp quỷ”, là loại quả được Thần linh ban tặng.

Truyền thuyết Quỷ Cốc Tử ban tặng Tôn Tẫn trái đào tiên

(Hình minh họa: Qua pinterest)

Về việc dùng đào trong lễ mừng thọ của người xưa còn có nguyên nhân từ một số truyền thuyết. Có một truyền thuyết kể rằng, vào thời Chiến quốc, lúc 18 tuổi, Tôn Tẫn vì muốn học được binh pháp đã rời quê nhà sang nước Tề, đến núi Vân Mông xa ngàn dặm bái Quỷ Cốc Tử làm thầy. Một năm nọ vào ngày mồng 5 tháng 5, Tôn Tẫn nhớ đến sinh nhật của mẹ nên đã xin Quỷ Cốc Tử được về quê thăm mẹ.

Quỷ Cốc Tử hái một trái đào đưa cho Tôn Tẫn và dặn rằng: “Trái đào này ta không tuỳ tiện tặng cho ai. Con đi học phương xa chưa báo hiếu được cho mẹ, nay ta tặng con trái đào này về nhà dâng lên cho mẹ.”

Tôn Tẫn bái tạ, từ biệt Quỷ Cốc Tử lên đường trở về nhà. Ngày Tôn Tẫn về đến nhà đúng vào lúc trong nhà đang bày tiệc chúc mừng mẹ ông thọ 80 tuổi. Nhìn thấy tóc mẹ bạc phơ, Tôn Tẫn cảm thấy vô cùng xúc động.

Xa mẹ 12 năm nay mới trở về, Tôn Tẫn lấy ra trái đào của Quỷ Cốc Tử tặng dâng lên cho mẹ và nói: “Khi con sắp trở về nhà, thầy con đã tặng con trái đào bảo dâng lên cho mẹ.”

Mẹ của Tôn Tẫn vui mừng nhận lấy, ăn một miếng và nói: “Đào này ăn ngọt hơn mật!”

Ngay khi còn chưa ăn hết trái đào ấy, dung nhan của mẹ Tôn Tẫn đã biến đổi lạ thường. Đầu tóc, mắt, răng , da mặt của bà đều trở nên trẻ lại. Cả nhà ông đã vô cùng vui mừng.

Sự việc nhanh chóng được truyền đi, con cái hiếu thuận cũng muốn cha mẹ mình mạnh khoẻ sống lâu nên đã bắt chước Tôn Tẫn, đến sinh nhật của cha mẹ cũng dâng tặng trái đào để chúc thọ. Nhưng vì không phải lúc nào đào cũng ra quả nên người ta đã dùng bột nặn thành quả đào. Cứ như vậy, thọ đào đã dần dần trở thành một vật cát tường may mắn ở tiệc mừng thọ của người xưa.

Truyền thuyết Tây Vương Mẫu ban tặng Vua Hán Vũ Đế trái đào tiên

(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Phong tục tặng thọ đào cho người khác còn liên quan đến truyền thuyết Tây Vương Mẫu tặng đào tiên cho Hán Vũ Đế.

Truyền thuyết kể rằng, Vua Hán Vũ Đế là người tôn trọng tiên đạo. Tây Vương Mẫu liền phái sứ giả đến báo cho Vua Hán Vũ Đế biết rằng vào một thời điểm nào đó sẽ đến. Vào ngày 7/7, Tây Vương Mẫu hạ phàm xuống phía tây của cung điện Vua Hán Vũ Đế.

Có ba con chim xanh là sứ giả của Tây Vương Mẫu cũng đến, đứng bên trái và bên phải của Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu ban thưởng cho Vua Hán Vũ Đế 5 quả đào to và nói với ông: “Đây là quả đào tiên, 3000 năm mới kết trái một lần”. Tây Vương Mẫu tặng đào tiên cho Vua Hán Vũ Đế là có ý tặng thọ cho ông.

Nói chung, trong dân gian bất luận là thuyết nào thì trên thực tế, quả đào đã trở thành vật cát tường may mắn cần phải có trong lễ mừng thọ của người xưa.

An Hòa (dịch và t/h)

Đền thờ An Dương Vương – Đền thiêng giữa thành Cổ Loa

Tương truyền, đền thờ An Dương Vương ở thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) được xây trên nền nội cung của kinh đô Âu Lạc ngày trước. Trong khuôn...

Nói chuyện bia

Bia! Nó là một trong những thức uống phổ biến nhất trên thế giới không thua chi Coca Cola. Có mặt trên khắp các châu lục, được tôn vinh như...

Quan lại nhũng nhiễu ở Sài Gòn xưa

Sự hiếu khách, luôn mong học hỏi, phát triển hiện đại đất nước của Lê Văn Duyệt tương phản với hầu hết những quan lại, nhân viên dưới quyền ông...

Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình...

Cây dừa ba ngọn ở Hà Tiên

Nếu là dân gốc Hà Tiên hay những người đã từng sống tại Hà Tiên vào những năm 1950 – 1970, ai cũng đều biết cây dừa ba ngọn ở...

Văn minh Maya – Kho tàng trí tuệ bí ẩn

Nền văn minh Maya được hình thành bởi người Maya – từ một bộ tộc thổ dân nhỏ bé ở châu Mỹ mà từ 2000 năm trước đây sống trên...

Nguồn gốc nhà thờ Cha Tam

Vào năm 1898, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng...

Những scandal… náo loạn báo chí Sài Gòn trước 1975

Nền báo chí Sài Gòn trước 1975 đã ghi nhận nhiều vụ scandal động trời của các “sao”, khiến thiên hạ “sôi sục” và các báo kiếm bộn tiền. Khánh...

Ruộng hương hỏa có ý nghĩa gì?

"Ruộng hương hoả " là ruộng dành riêng giao cho tộc trưởng lo việc phụng thờ hương khói cho cha ông, tổ tiên. Ruộng hương hoả lưu truyền từ đời...

Thái giám ngày xưa tịnh thân thế nào?

Để trở thành những người đàn ông hầu hạ vua chúa và phi tần trong cung, thái giám phải trải qua quá trình tịnh thân, tức cắt bỏ bộ phận...

“Người em sầu mộng” của thi sĩ Lưu Trọng Lư là ai?

Bà là Phùng Thị Cúc, sinh năm 1920; một người con gái xứ Huế. Trong tập Hồi ký  có tựa Nửa đêm sực tỉnh (Nxb Thuận Hóa, 1989), nhà thơ...

Vì sao hay nói “Cưới xin” – Cưới vợ mà không nói cưới chồng?

“Cưới xin” là từ gốc Hán, trong đó “cưới” có nghĩa là “xin”. “Cưới” chính là từ Việt hoá của một từ Hán Việt là “cái”. “Cái” , tiếng Hán...

Exit mobile version