Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Việc mất Tiền Giang (1859-1862) đã như thế nào?

Đồng bằng sông Cửu Long mà ta đã gọi là Nam kỳ lục tỉnh, trước đây gồm sáu tỉnh. Ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường là miền Tiền Giang. Còn miền Hậu Giang gồm ba tỉnh Vĩnh Long, Châu Đốc (Tức tỉnh An Giang (cũ) của Nam kỳ lục tỉnh, được thành lập năm 1832. Sau khi bị thực dân Pháp chiếm được năm 1868, tỉnh An Giang đổi tên thành tỉnh Châu Đốc. [BT]) và Hà Tiên.

Tháng giêng, năm Kỷ Vị (1859) tức là năm thứ mười hai đời vua Tự Đức, quân Pháp khởi việc cho cuộc chiến tranh xâm lăng. Đến tháng tư năm Nhâm Tuất (1862), sau bốn mươi tháng đánh nhau với quân Pháp, ta đã phải ký hòa ước, nhượng cho họ miền Tiền Giang.

Sự kháng chiến như thế nào?

Đó là đề tài bài nhỏ này.

Ngược lên lịch sử ta thấy là tháng tám năm Bính Thìn (1856), người Pháp đã sinh sự với ta ở cửa Hàn. Năm Mậu Ngọ (1858), suốt sáu tháng trời họ đánh phá của Hàn và Nguyễn Tri Phương đã phải nhiều phen vất vả. Bây giờ họ mở mặt trận ở đồng bằng sông Cửu Long. Sử chép như sau này:

“Năm Kỷ Vị (1859), tháng giêng, lính Đại Pháp đánh phá các đồn Lương Thiện thuộc tỉnh Biên Hòa, Phước Vĩnh, Danh Nghĩa thuộc tỉnh Gia Định, vào cửa Cần Giờ chặn sông Phù Giang thuộc tỉnh Biên Hòa, hãm lấy các đồn Tả Định, Tam Kỳ Định, liền tới bức thành Gia Định. thuộc Biên Hòa, Bình Khánh, Phú Mỹ, Hữu Bình thuộc Gia Định.

Quan hộ đốc Võ Duy Ninh chạy giấy các tỉnh hội binh cứu viện. Rồi Ninh tự tử”. Vậy ta nhận thấy là chiến thuật của người Pháp là đánh các đồn chung quanh Gia Định, cả thảy tám đồn, lại chặn sông để ngăn sự chuyển vận… rồi mới đánh thành Gia Định. Sử chép tiếp:

“Lính Đại Pháp đánh hãm thành Gia Định. Khi ấy luôn mấy ngày lính Đại Pháp đã bắn phá các đồn gần sông, nhân chạy tàu thẳng tới bến sông trước mặt tỉnh thành bắn vào. Lại có một toán quân lên bộ quanh thành đuổi đánh. Quan quân mình thua chạy hết. Thành bị hãm. Lại bắn phá thành, đốt dinh trại kho tàng, rồi lui tàu đậu tại con sông phía dưới đồn Hữu Bình.

Trước khi ấy, ngài nghe bảo thành Gia Định bị vây, lập tức sai các đạo quân binh tới cứu, quân mới ra đi, thành đã bị hãm rồi”.

Người tổng chỉ huy quân đội ta là Thống đốc quân vụ đại thần Tôn Thất Cáp, đóng binh tại Biên Hòa. Vua Tự Đức truyền dụ đem quân qua tỉnh Gia Định phòng tiểu.

Vậy tình hình trong Nam đã rất khó khăn. Quân Pháp lại còn ra đánh của Hàn. Tháng tư cũng năm Kỷ Vị (1859), các đồn ta ở cửa Hàn đều bị mất. Sử chép là “đạn xuống như mưa”. Nguyễn Tri Phương chống giữ không nổi, phải lui quân. Quân Pháp lại còn đánh phá nhiều nơi thuộc tỉnh Khánh Hòa nữa.

Người Pháp cho rằng họ đã thắng rồi, đã có đủ điều kiện để bắt ta phải hòa nghĩa là phải chịu thua.

Sử chép như sau này:

“Tháng sáu, cũng năm Kỷ Vị (1859), Đại Pháp sai người đến nghị hòa, xin ta phái quan đến hội. Quan quân thứ (tức là Nguyễn Tri Phương ở quân thứ Quảng Nam) tâu lên. Ngài khiến Nguyễn Tri Phương chuyên coi việc ấy. Ngài lại truyền quan Bộ Binh rằng: Nước Pháp đã sai người đến nghị hòa mà còn dung túng quân lính đốt phá. Làm như vậy mà muốn nên hòa cuộc. Được đâu?. Ngài lại truyền quan quân thứ lấy điều ấy hỏi lại. Quan tướng nước Pháp trả lời rằng từ rày về sau không làm thế nữa”.

Việc người Pháp đề nghị hòa, nghĩa là bắt ta phải công nhận sự thất bại về quân sự và lẽ tất nhiên là phải chịu tất cả những điều kiện họ đã đưa ra, việc người Pháp đề nghị hòa là một sự kiện mới. Rất quan trọng.

Triều đình ta đã xử trí như thế nào?

Sử cho ta biết như sau này:

“Tháng bảy, Nguyễn Tư Giản dáng mật sớ không nên nghị

Ngài hỏi quan cơ mật.

tin Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản tâu rằng: người Pháp nguyên xin có ba khoản. Một là, khoản xin cắt đất, điều ấy quyết không nên cho. Hai là, khoản thông thương thời từ khi quốc sơ tới nay đã có định lệ. Ba là, khoản dạy đạo Thiên Chúa thời từ Trần, Lê cũng đã thế; nhân gần đây cấm ước nghiêm quá nên chi họ phải xin, bây giờ ta nên tha điều nghiêm cấm mà được nghỉ binh, yên dân thời hòa là tiện hơn”.

Trong khi triều đình bàn luận thời quân Pháp đánh phá ở Quảng Nam và Nguyễn Tri Phương phải chia quân đóng các nơi.

Ở trong Nam, Cao Miên có ý muốn gây chuyện với ta: có lẽ là do quân Pháp xui giục. Vua Tự Đức khiến quan tỉnh An Giang, Hà Tiên, Vĩnh Long, Định Tường, Gia Định phòng bị các chỗ địa đầu quan yếu. Tháng hai năm Canh Thân (1860), Cao Miên xâm nhập tỉnh An Giang và Hà Tiên khiến cho tình trạng miền Nam càng ngày càng khó.

Người Pháp đề nghị hòa. Họ đề nghị những gì với ta?

Sử chép là họ nhờ quân thứ Gia Định đưa tờ hòa thư với mười một khoản như sau này:

  1. Đại Pháp cùng Đại Nam giao hiếu muôn năm cho tỏ nghĩa lớn.
  2. Như có tờ quốc thư thời sẽ giao tại cửa Hàn rồi đi đường bộ để đến kinh.
  3. Nước ta giao hiếu với nước nào thời nước Pháp cũng đãi như nước anh em.
  4. Dân ngu đã chịu làm thuê với nước Pháp xin đừng bắt tội.
  5. Đại Pháp cùng nguyên soái nước ta đóng ấn vào tờ hòa ước rồi tàu binh liền ra khỏi cửa.
  6. Người đạo Gia Tô làm quấy thời theo luật trị tội, nếu biết giữ phép thời không được tra bắt.
  7. Nếu bắt được cổ đạo, xin tha xiềng và xin giao cho nước Pháp.
  8. Tàu Pháp vào cửa buôn bán không được ngăn đón bức sách.
  9. Xin cấp một bản hòa ước cho Y Pha Nho.
  10. Cho cổ đạo qua lại các làng theo đạo khuyên dạy. 11. Xin đặt quan sứ ở cửa biển lập phố buôn bán.

Sử chép là Tôn Thất Cáp, quân thứ ở tỉnh Gia Định xét rằng tám khoản trên không quan ngại chi lắm bèn truyền tạm biên, nhận xin y, còn ba khoản sau thời bác bỏ. Việc tâu lên, vua Tự Đức khiến đình thần hội nghị, mỗi người bàn mỗi khác.

Nguyễn Tri Phương thu quân ở Quảng Nam về kinh vì quân Pháp rút lui rồi. Nhưng Nguyễn Tri Phương chỉ được ở kinh có vài tháng mà thôi. Quân Quảng Nam rút về tháng tư thời tháng bảy (cũng năm Canh Thân 1860) Nguyễn Tri Phương Đông các đại học sĩ Tráng Liệt bá sung chức Gia Định quân thứ tổng thống quân vụ. Còn Tôn Thất Cáp thời làm tham tán.

Sở dĩ Nguyễn Tri Phương vào Nam là đã có một sự thảo luận quan trọng với vua Tự Đức. Sử ghi như sau này:

“Ngài đem việc trong Gia Định nên đánh, nên hòa hay là nên giữ và những mưu mẹo nên xử trí thế nào, mật hỏi Nguyễn Tri Phương và Phạm Thế Hiển. Hai ông ấy tâu rằng: vừa giữ vừa đánh tiện hơn lại đem những việc cần kíp nên xử trí thế nào bày tàu cả. Ngài cũng cho là phải.

Đến nay (tháng mười) ngài bảo Nguyễn Tri Phương rằng: nguyên soái Nam kỳ hiện bây giờ không ai bằng ngươi, từ đình thần đến quân sĩ đều nói như thế. Ngươi không nên từ. Còn như Quảng Nam nếu gặp việc gì, phải có một đại viên vào đó coi sóc. Người nên lựa người giỏi cử lên.

Nguyễn Tri Phương tâu: sự thế hồi nay so với ngày trước khó gấp ba gấp năm. Vả lại quân, dân, của đã hết, sức đã yếu, lại không phải ví như lúc trước được. Khi tôi còn ở Quảng Nam, nghĩ thẹn không công trạng gì nhưng chức phận làm tôi dẫu sai đi đâu cũng phải vâng mạng. Còn coi sóc việc trong Quảng Nam tôi xét có Phan Thanh Giản và Nguyễn Bá Nghi ở chánh phủ đã lâu, quân cơ biết rõ, thiết tưởng hai người ấy sung chức ấy được”.

Nguyễn Tri Phương có nói một câu mà tôi đã dẫn: “Vả lại quân dân… lại không phải ví như lúc trước được”. Phải chăng đã có nhiều người đã là Việt gian rồi chăng?

Ngài khiến Nguyễn Tri Phương đi. Lúc ra đi, Nguyễn Trị

Phương lại mật tàu sáu việc:

  1. Xin chăm việc binh, tài.
  2. Xin yên ủy các xứ Bắc kỳ.
  3. Xin bày cách chở súng.
  4. Xin phái thêm Phạm Thế Hiển.
  5. Xin kết hiếu với Xiêm La.
  6. Xin trách hỏi Cao Miên.

Ngài đều nghe cả, lại dụ rằng: “Việc ngoài biên khổ ta giao cho ngươi, phải hết lòng đánh dẹp, khiến cõi Nam yên lặng để khoan lòng ta lo lắng đêm ngày”.

Vậy Nguyễn Tri Phương vào Nam chủ trương “vừa giữ vừa đánh” chứ không hòa, nghĩa là trường kỳ kháng chiến sẽ nhất định thành công.

Chiến sự đã xảy ra như thế nào?

Tháng mười một quân Pháp đánh lũy mới của ta ở Gia Định. Ta đã thắng.

Nhưng có bốn chiếc tàu của Pháp chạy đến ngoài của Bân Côn tỉnh Vĩnh Long thả neo đậu lại. Rồi đến thêm năm chiếc nữa đậu tại cửa biển Ngao Châu. Vậy Pháp đã có viện quân hay đã muốn mở nhiều mặt trận.

Bây giờ Pháp mở một cuộc đại tấn công.

Năm Tân Dậu (1861), tháng giêng, quân Pháp tới đánh đồn Gia Định. (Tức đại đồn Chí Hòa (hay Kỳ Hòa). [B7]) Quan quân ta lui đóng ở tỉnh Biên Hòa. Tàu Pháp đã đến thêm ba mươi chiếc, lính hơn một vạn người, (Theo Trần Văn Giàu, quân Pháp chỉ có khoảng 4.000 đến 5.000 lính. [BT]) châu súng bắn vào đồn, bắc thang leo lên lũy, quan quân đối địch không nổi, đồn bị phá, Nguyễn Tri Phương lui về tạm (tạm tỉnh là đặt ra một chỗ như tỉnh lỵ để ở tạm chứ không phải thiệt tỉnh thành). Quân Pháp lại đem vài ngàn lính ngày nào cũng bắn, quan quân ta không chống nổi lại lui đóng tại tỉnh Biên Hòa. Quan tỉnh cũng dời tới đó ở chung.

Sau khi ta rút lui thời Phạm Thế Hiển chết, có lẽ vì đạn. Quân Pháp lại đánh phá thành tỉnh Định Tường.

Có mười bốn chiếc tàu vào đậu vũng Cù Ốc, sau vài ngày lại tới thêm một chiếc nữa. Còn ở ngoài Cửa Bé và Cửa Lớn đều có tàu đậu.

Lãnh tổng đốc Nguyễn Công Nhìn đưa thư qua lại làm kế hoãn binh.

Lại có thêm ba chiếc tàu Pháp nữa đều vào đậu phần biển làng Tường Khánh.

Nguyễn Công Nhờn dẫn binh dõng qua đồn Tân Hương cứu viện. Binh Pháp xông đến ngoài lũy, bắn luôn mấy ngày. Quân ta bắn không lại, phải lui giữ đồn Tịnh Giang rồi cũng chạy tan. Binh Pháp liền tới tỉnh thành.

Nguyễn Công Nhờn liền nhảy xuống chiếc thuyền con lánh đi chỗ khác, quân lính chạy trốn hết thảy.

Lãnh tuần phủ Nguyễn Hữu Thành mở cửa thành chạy. “Ngài nghe việc hai thành thất thủ truyền đình thần định tội quan quân thứ và quan tỉnh nhưng trách giao các ông quan đó phải thâu nhóm quân sĩ để lo báo phục trận khác”.

Vua Tự Đức lại cho việc bổ thêm quan để đốc thúc công việc kháng chiến.

Tổng đốc Trương Văn Uyển, Tuần phủ Phan Khắc Thận đều sung chức phòng tiễu quân vụ. Tá lý Đỗ Phúc Tỉnh, Phủ thừa Nguyễn Túc Trưng sung chức khám phái quân vụ.

Ba vị trên sau lãnh đốc phủ (tổng đốc hay tuần phủ) bốn tỉnh Vĩnh Long, Định Tường, Gia Định và Hà Tiên.

Bây giờ vấn đề ngoại giao với Pháp phải như thế nào? Chiến hay hòa?

Ngài phái Nguyễn Bá Nghi đến Biên Hòa để quan sát tình hình. Nguyễn Bá Nghi có làm sớ về triều. Sớ này ngài đưa cho Trương Đăng Quế xem và Trương Đăng Quế tâu:

“Người Pháp muốn ở Gia Định lại toan lấy Định Tường, Biên Hòa, e hòa cuộc không xong. Trừ việc vừa đánh vừa giữ thời không có chước gì khác”.

Vậy Trương Đăng Quế cũng đồng ý với Nguyễn Tri Phương, trường kỳ kháng chiến. Ngài dụ Nguyễn Bá Nghi có chủ ý gì thời được phép tâu

Nguyễn Bá Nghi tâu như sau này: “Sự thế Nam kỳ chỉ có hòa mới được, chẳng thế e còn sinh nhiều điều ngại khác”. Ngài truyền rằng:

“Sự thể khó lắm, ta đã rõ rồi, ngươi phải hết lòng hết sức để cho tỏ tài giỏi trong lúc nguy hiểm cũng như biết có cứng trong lúc gió to”.

Vậy tình hình lúc bấy giờ bi đát đến thế hay sao?

Dù sao Nguyễn Bá Nghi, thượng thư Bộ Hộ sung chức khâm sai đại thần để điều đình với Pháp. Đó là vào tháng năm ta.

Việc điều đình với Pháp như thế nào, về đoạn cuối bài này tôi sẽ nói. Bây giờ ta tiếp tục xét việc đánh nhau giữa ta và Tây.

Tâm lý vua Tự Đức hồi đó như thế nào?

Ngài rất băn khoăn và sợ rằng sức người không chống nổi quốc nạn. Vậy sức thần như thế nào?

Cửa Thuận An là then chốt cho kinh thành Huế. Ngài ngự ra cửa Thuận An, nhìn thấy cửa biển bồi cạn quanh co, sử chép rằng: “Ngài cho là thần biển linh thiêng giúp nước, truyền quan tế miếu Long Vương”. Ngài ở lại ở cửa Thuận một ngày qua, ngày sau mới về.

Rồi ngài thường đọc tờ di chiếu của đức Thiệu Trị. Trong tờ di chiếu có mười sáu chữ: Kính Thiên, Pháp Tổ, Cần Chánh, Ái Dân, Thân Hiền, Đồ Trị, Chỉ Thiện, Đôn Thân. Nghĩa là kính trời, bắt chước liệt thánh, siêng việc chánh, thương dân, thân người hiền, lo trị nước, giữ điều phải, yêu bà con.

Rồi lại có những điềm khiến ngài rất lấy làm lo sợ. Như sao Thái Bạch hiện ban ngày từ tháng tư đến tháng sáu năm Canh Thân (1860). Tháng năm, cũng năm ấy, sao chổi mọc phía tây bắc dài năm thước, mỗi đêm cao dần lên. Các điềm này, theo khoa thiên văn của ta là điềm gở,

Ngài có những dụ cầu hiền. Cho mở khoa thi (tháng năm năm Tân Dậu 1861) định lễ rõ ràng. Rồi liền truyền xét cử những người có tài lạ để ra giúp nước. Ta đã phải vơ vét tất cả ai có năng lực để đem ra kháng chiến.

Rồi cũng vì thiếu người, và có lẽ thiếu tiền nữa, ngài chuẩn định lệ cho các tù, quân, lưu, đồ, đều cho nạp của chuộc tội. Có lẽ là để đem ra quân thứ. Sau này, ngài sẽ ra dụ bán công điền để lấy tiền quân phí.

Về nội trị lại có mấy việc quan trọng.

Người Mọi tỉnh Quảng Ngãi thường xuống cướp bình dân. Quan tỉnh không án ngự nổi và ngài phải sai chính Châu Phước Minh sung lãnh tuần phủ tới đó phòng giữ (tháng mười hai năm Canh Thân 1860). Người Mọi đây ta gọi là Mọi Đá Vách.

Tỉnh Quảng Nam lâm vào nạn đói vào mùa thu năm Kỷ Vị (1859). Sử chép là lòng ngài thương xót lắm. Ngài dụ các tỉnh Bình Định, Phú Yên chở lúa ra Quảng Nam. Rồi lại đem một số dân đói vào Nam kỳ.

Các miền Hậu Giang ở Nam kỳ không được yên. Dân Thổ (Cao Miên) khó cai trị. Các tỉnh phải phòng bị nước Cao Miên lại còn đem quân xâm lăng các tỉnh An Giang, Hà Tiên.

Ở ngoài Bắc, nhiều đảng giặc nổi lên, lấy danh nghĩa nhà Lê nhưng sự thực có liên lạc với quân Pháp. Thí dụ sử chép là: “Tháng mười hai, năm Tân Dậu (1861), tỉnh Quảng Yên nổi giặc biển. Có tên Trường làm mưu chủ cho giặc, tên Tạ Văn Phùng làm minh chúa. Bọn tên Ước, tên Độ làm tướng giặc sau hiệp với các thổ phỉ tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Sơn Tây, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, lại thông với giặc Cổ phi Tàu. Chúng nó tụ hội ở các phần biển châu Tiên Yên, phủ Hải Ninh ăn cướp của dân. Quan binh đánh cũng có khi hơn nhưng giặc ấy càng ngày càng thêm nhiều”.

Vậy ở Bắc kỳ đã có một cuộc đại loạn.

Nhưng nào có phải chỉ có thế mà thôi đâu? Quân xâm lăng là Pháp và đồng minh là Y Pha Nho muốn dọa nạt ta hay muốn mưu một cuộc xâm lăng thực, ngay ở Bắc Việt? Sử chép như sau nay:

“Tháng năm, năm Tân Dậu (1861) nước Y Pha Nho phái một chiếc tàu tới nhờ quan quân thứ Biên Hòa đệ tờ thư cầu hòa. Quan quân thứ đem thư dâng lên. Tờ thư nói: Xin ở xứ Đồ Sơn lập sở tuần ty tại huyện Nghiêu Phong tỉnh Quảng Yên trong mười năm sẽ trả lại. Nếu không cho, thời gây việc tới Bắc kỳ”. Ngài không cho, dạy trả thư lại. Rồi tàu ấy ra cửa Cần Giờ, chạy đi.

Việc ấy tâu lên, ngài khiến quan cơ mật lường xét chủ ý của họ thế nào. Cơ mật tâu: “Cứ như tin vừa báo đây hoặc sinh ở hòn Cát Bà thuộc tỉnh Quảng Yên để chia thế quân ta mà cho thiệt lời họ nói trước”. Ngài khiến quan sở tại phải lo phòng bị.

Nói tóm lại về tình hình chung thời ta thấy về đủ các phương diện ta đương ở một tình trạng khó khăn. Biết bao nhiều việc! Nào về người hiếm, tiền ít, nội loạn, thiên tai. Nào về đối ngoại bị người ta hăm dọa. Còn vua Tự Đức thời rất lo về thời cuộc, đâm ra tin nhiều việc lạ, đâm ra dị đoan, không hoàn toàn tin ở sức mạnh của dân tộc.

Bây giờ chúng ta xét xem quân Pháp đã đánh ta như thế nào?

Sử chép như sau này:

“Tháng mười một (năm Tân Dậu 1861) quân Đại Pháp đánh đuổi đạo quân thứ Biên Hòa.

Khi ấy, Nguyễn Bá Nghi ý chăm về việc hòa nên không lo phòng giữ. Đến đây, Đại Pháp đem tàu binh đón đường qua Gia Định, Định Tường, lại giữ hai của Cần Giờ và Phước Thắng, bắn luôn mấy ngày, phá chỗ Đá Hàn. Trong

Đạo quân thứ lui giữ phủ Phước Tuy.

Tàu Pháp nhân khi nước lên chạy thẳng tới thành tỉnh, lấy súng bắn vào.

Quan tỉnh thế không chống nổi cũng lui đóng tại đồn mới Hố Nhĩ. Đại Pháp liền chiếm giữ thành, lại đánh phủ Phước Tuy.

Nguyễn Bá Nghi lui đóng ở rừng Long Kiên, Long Lập thuộc phủ Phước Tuy.

Việc ấy tâu lên. Ngài thiết trách quan quân thứ và quan tỉnh rồi ra ân cho cách lưu và cho lập công chuộc tội. Ngài lại đòi Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Cáp ra sung chức đổng nhung quân thứ Biên Hòa”.

Nguyên khi ấy Nguyễn Tri Phương và Tôn Thất Cáp đương hầu án. Vua Tự Đức truyền chỉ gọi ra (đến năm sau 1862, Tôn Thất Cáp bị bệnh mất). Vậy Nguyễn Tri Phương thay Nguyễn Bá Nghi ở quân thứ Biên Hòa vào cuối năm Tân Dậu (1861), sau khi quân Pháp chiếm thành tỉnh.

Vấn đề quân sự đặt ra cho Nguyễn Tri Phương như thế nào?

Một mặt phải lo việc chuyển vận khí giới, sử có chép như sau này:

“Năm Nhâm Tuất (1862), tháng giêng, ngài cho tổng đốc Nam Ngãi là Đào Trí sung chức kinh lược đại thần, đốc việc lương hướng, khí giới, phòng bị từ Quảng Nam, Bình Thuận”. Vậy ta đã còn sợ quân Pháp đánh miền Nam Trung Việt.

Một mặt nữa, phải lo việc lập quân nghĩa dũng. Sự thật, thấy nước nhà bị xâm lăng, ở nhiều địa phương đã có những nhân sĩ tự động mộ quân để giúp triều đình. Ngay từ năm Canh Thân (1860), tháng ba, từ đất Bắc đã có một đoàn quân Nam tiến để đánh Pháp. Sử chép như sau này: “Đốc học Nam Định là Phạm Văn Nghị khi trước có xin đem thâu biền, binh dõng ứng mộ hơn ba trăm người vào quân thứ Quảng Nam đánh giặc. Bây giờ Văn Nghị đem quân tới kinh. Vừa gặp tàu Đại Pháp đi rồi, ngài truyền cho về hết nhưng ban tiền bạc để khuyên người có lòng ứng mộ giúp nước”.

Quân nghĩa dũng nổi lên rất nhiều. Hoặc họ đánh những trận địa chiến, hoặc họ đánh du kích. Dù sao, sử có ghi cho ta biết mấy việc sau này: “Tháng bảy, năm Tân Dậu (1861), phó quản cơ Gia Định là Trương Định người huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi, con quan lãnh binh Trương Cầm mộ binh dõng đông làm thường cự đánh binh Đại Pháp. One Ford Tran Việc ấy tâu lên, ngài cho thăng quân cơ rồi lại cho lãnh phó lãnh binh.

Sinh biểu trung tiết cho người Gia Định là cử nhân Phan Văn Đạt và hương thân Lê Cao Dũng mộ nghĩa dũng đánh giặc, chẳng may đều bị bắt, chẳng chịu khuất mà chết. Việc ấy tâu lên nên ngài cho sinh biểu. Văn Đạt được truy thọ hàm tri phủ, Cao Dũng được truy thọ hàm xuất đội”.

Vậy, vào cuối năm Tân Dậu (1861), ta ở vào một tình trạng khó khăn. Sang đầu năm sau là năm Nhâm Tuất, ta lại lâm vào một cảnh khó khăn hơn. Ấy là ngay tháng hai, quân Pháp đánh thành tỉnh Vĩnh Long.

Sử chép như sau này:

“Binh Đại Pháp lấy thành Vĩnh Long. Khi ấy tàu Pháp hơn mười chiếc đến đậu ở phía trên đồn Vĩnh Tùng. Các đồn bảo từ Vĩnh Tùng trở xuống đều thuộc tỉnh Vĩnh Long, đắp đê phòng bị. Lính Pháp hơn một nghìn người lên bộ để đắp lũy. Tổng đốc Trương Văn Uyển liền sức lãnh binh Tôn Thất Thoan hết sức giữ đánh, còn Văn Uyển cùng bố chánh Lê Đình Đức sắp binh để trực ứng tiếp.

Quân Đại Pháp luôn mấy ngày bắn các đồn lũy, quan quân mình cự đánh không lại lần lần chạy tan. Tàu Pháp chạy thẳng đến thành tỉnh bắn hỏa hổ vào, Văn Uyển liệu thế khó giữ, nhân ban đêm đốt dinh trại kho tàng, rút binh lui ra đồn Vĩnh Trị, qua đình trú tại huyện Duy Ninh”.

Sử còn chép như sau này: “Việc ấy tâu lên, bọn Văn Uyển đều bị cách lưu, nhưng ngài khiến lựa chỗ mà đóng quân để toan lập công ngày sau”.

Trong khi tỉnh Vĩnh Long bị vây đánh thời ở Gò Công ta có quân đội. Sử chép như sau này:

“Ngài khiến phó lãnh binh Gia Định là Trương Định (trên kia tôi có nói tới Trương Định) kiêm làm đầu mục mộ nghĩa quân. Trương Định đóng đồn tại Gò Công thường lừa đánh quân Đại Pháp. Thân sĩ theo nhiều”.

Ta đã thua nhiều trận. Kết luận là ta đã phải nhượng miền Tiền Giang cho Pháp và chịu nhiều điều kiện. Cụ Trần Trọng Kim có chép rõ ràng về hòa ước năm Nhâm Tuất (1862). Tôi không có một chi tiết nào thêm cả (trong các người nghị hòa ở triều đình có Trương Đăng Quế).

Nhà Tây Sơn sụp đổ và những câu sấm Trạng Trình

1. Bức tranh toàn cảnh nhà Tây Sơn Vào thời điểm vinh quang nhất của phong trào Tây Sơn trong công cuộc thống nhất đất nước 1786 – 1787 mà...

Bao giờ lại pháo

Về lễ hội ở Ðồng Kỵ (Bắc Ninh), thông tin Mạng của Tổng cục Du lịch Việt Nam viết sơ lược mấy dòng, đại khái nói hội làng xưa có...

Xe lôi ở miền Nam Việt Nam

Xe lôi là đặc sản riêng của người miền Tây. Từ những chiếc xe lôi bộ vốn đã lùi vào quá khứ, phát triển thành xe lôi đạp, rồi cải...

Những hình ảnh về cuộc di dân từ lục địa Trung Hoa sang Việt Nam

Tại miền Bắc, không có tài liệu nào ghi nhận sự di cư của người Hoa bằng đường bộ qua các ngõ biên giới, chỉ một số di dân các...

Ca Dao, Dân Ca, Kinh Xáng, Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long, phần đất cuối cùng của tổ quốc, chặng đường chót của cuộc Nam tiến mở rộng cõi bờ, nơi có điều kiện khí hậu thuận...

Cuộc Sống Của Người Dân Miền Nam Thời Kỳ Trước Và Sau Thuộc Địa Pháp – (Phần 1)

“Họ chỉ trọng cái bề ngoài. Bề ngoài tỏ ra lễ phép lịch sự với người ngoại quốc, nhưng trong bụng lại khinh bỉ. Họ gian đối chỉ cốt thu...

Trẻ em Việt Nam và Trung Quốc được dạy nói dối

Wang Chong, phóng viên đầu tiên của Trung Quốc đã phỏng vấn cựu Tổng thống Barack Obama, có bài viết trên blog cá nhân phản ánh về tình trạng trẻ...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 22

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem.

Cần giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ Nam Bộ

Cũng như người Nam Bộ, ngôn ngữ Nam Bộ rất chân quê, giản dị, nhưng lại cực kỳ phong phú, đa dạng. Nó phong phú và đa dạng đến mức...

Trầu cau, món ăn đã lụi tàn

Trên đường du khảo trên quê hương, các em sẽ nhìn thấy một sắc thái văn hóa Đông Nam Á của thời Hùng Vương còn tồn tại cho tới ngày...

Nhạc sĩ Dzũng Chinh – Tác giả “Những Đồi Hoa Sim” chết trên đồi hoa Sim

Đã có một vài bài viết nói về cái chết của Nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhưng tiếc là không chính xác. Bài viết này nhằm mục đích làm rõ cái...

Hoài niệm về chợ thiệp Sài Gòn xưa

Hồi những năm 1970-1980, Sài Gòn từng có một “chợ” bán thiệp quanh năm nhưng từ khoảng đầu tháng 11 mới trở nên tấp nập, rộn ràng và tươi vui...

Exit mobile version