Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vua Gia Long với nước Xiêm, nước Lạp

TÀI LIỆU: I (1791-1792)2)

1. Năm Nhâm Tý (1792), tháng ba, nước Xiêm đem thơ xin giup binh đi đường thượng đạo đánh Tây Sơn.

2. Năm Bính Thìn (1796), tháng giêng, cho Nguyễn Tấn Lượng, Nguyễn Văn Thụy làm chánh phó sứ sang Xiêm.

3. Năm Đinh Tỵ (1797) tháng chín, sai Trần Phúc Chất đem quốc thư sang Xiêm để báo việc binh. Lại nói với Xiêm rằng: “Có nghe nước Diến Điện thuê binh thủy Hồng Mao để đánh Xiêm, quả như vậy ta sẽ đem quân thủy đón đường mà đánh”. Người Xiêm phúc thư cảm tạ dâng 100.000 cân diêm. Trong đó nói rằng: “Như ngày sau quân đi đánh giặc, binh khí có thiếu gì thời Xiêm xin giúp”. Lại sai phái người nào quen việc, hội với binh bộ nước Xiêm theo đường thượng đạo đi băng qua nước Vạn Tượng để đánh lấy tỉnh Nghệ An, một là ngăn đón quân ở Bắc Hà vào, hai là đánh mặt sau Thuận Hóa; quân nhu đã có các Mọi cung cấp, mình không phải lo”. Ngài vẫn muốn giao thông với Vạn Tượng, bây giờ được thư Xiêm, ngài mừng lắm.

4. Năm Mậu Ngọ (1798) tháng hai, Diến Điện đánh Xiêm – Xiêm sai sứ sang xin quân cứu viện. Ngài sai Hữu quân Nguyễn Hoàng Đức, Chưởng cơ Nguyễn Văn Trương đem 7.000 lính thủy, 100 chiếc thuyền chiến sang cứu. Quân đi tới Côn Lôn thời Xiêm đã đánh được Diến Điện rồi, liền rút quân về.

5. Năm Kỷ Vị (1799) tháng hai, sai Nguyễn Văn Thụy, Lưu Phúc Tường sung chức chánh, phó sứ đem quốc thư sang nước Xiêm, nói với Xiêm đem quân lính Chân Lạp, Vạn Tượng đi xuyên đường thượng đạo xuống tỉnh Nghệ An để trợ thanh thế cho mình. Vua Xiêm bằng lòng.

6. Năm Canh Thân (1800) tháng giêng (?), thượng đạo tướng quân Nguyễn Văn Thụy ở Vạn Tượng về mật tàu việc binh. Ngài sai đi hội với Vạn Tượng đánh lấy tỉnh Nghệ.

7. Tháng sáu, tướng quân Nguyễn Văn Thụy, điển quân Lưu Phúc Tường đem quân mình và quân Vạn Tượng đánh đảng giặc ở Nghệ An.

8. Năm Tân Dậu (1801) tháng năm (sau khi thâu phục kinh đô), ngài sai điển quân Lưu Phúc Tường đem bộ hạ đi đường Cam Lộ đưa thư cho Vạn Tượng và các Mường bảo chúng nó giữ chỗ hiểm yếu, phòng quân giặc chạy trốn.

Năm Nhâm Tuất (1802) tháng năm, ngày mồng một, ngài hiệp tế trời đất, cáo việc đặt niên hiệu là Gia Long, rồi ngài đem binh ra đánh Bắc Hà.

TÀI LIỆU: II (1802-1820)

1. Năm Bính Dần (1806) tức là năm Gia Long thứ năm, tháng tám, Xiêm sai sứ sang dâng ba chiếc thuyền chiến. Quan trấn Gia Định tâu lên, ngài cho xứ Xiêm về kinh chiêm bái rồi cấp tiền cho về.

2. Năm Đinh Mão (1807) tháng chín, nước Chân Lạp tới xin thọ phong. Ngài phong Nặc Chân làm Cao Miên quốc vương định lệ ba năm cống một lần, từ năm nay (làm) đầu.

3. Năm Kỷ Tỵ (1809) tháng mười hai, quan trấn thủ Hà Tiên là Mạc Tử Thiêm mất.

Từ khi Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên đến bây giờ, triều đình nhớ đến công lao, cho con cháu đời đời làm trấn thủ Hà Tiên. Đến khi Thiêm mất rồi, con là Công Tài, Công Thế còn nhỏ, cháu là Công Du vì tội bắt vợ hầu Thống chế Phạm Văn Triệu bán cho người Xiêm bị giao đình nghị. unicornis 001 vùn Ngài bèn truyền chỉ Chánh đội Ngô Y Nghiêm, Tham luận Lê Tấn Giang quyền lãnh trấn Hà Tiên, âm thụ Công Thế làm chánh đội để coi việc tế tự và cấp cho 53 tên mộ phu.

Ngài lại truyền quan tổng trấn Gia Định đem việc Công Du báo với Xiêm. Xiêm xin tha tội Công Du mà lập chức trấn thủ. Ngài không cho, truyền Bộ Lại viết thư trả lời cho Xiêm Xiêm tiếp được thư, không dám xin nữa. (Năm Tân Vị (1811) tháng hai, ngài đòi Mạc Công Du, Mạc Công Tài về kinh; cho con cháu bọn ấy dự hạng Miên Diêu.)

4. Năm Tân Vị (1811), tháng hai, khi trước Nặc Chân giận Xiêm nhưng ý có nước ta bảo hộ. Đến khi nghe sứ Xiêm sang nước ta, Nặc Chân tưởng rằng ta giao hiếu với Xiêm, sợ lắm. Ngài khiến đình thần làm thư đưa cho Nặc Chân, trong thư kể hết những lời sứ Xiêm vấn đáp với ta, để cho Nặc Chân an tâm. Lại gặp lúc Xiêm có tang Phật vương, ngài dụ Chân thư mừng làm, dâng biểu trần tạ. phải sai sứ sang Xiêm hội tang, kết nghĩa giao hiếu. Chân được

5. Tháng ba, sai chưởng cơ Tống Phúc Ngoạn sung chức chánh sứ sang Xiêm. Ngài sai Bộ Lại làm thư đưa qua Xiêm nói việc khu xử nước Chân Lạp. Sứ Xiêm cũng xin về nước, ngài ban thưởng hậu lắm cho về luôn với sứ ta.

6. Năm Nhâm Thân (1812) tháng ba, em Nặc Chân là Nặc Nguyên đem lính Xiêm sang cướp thành La Bích. Nặc Chân bỏ thành chạy sang Nam Vang dâng biểu xin viện binh, ngài dụ rằng:

“Anh em chúng ngươi không hòa với nhau đến nỗi sinh điều lo lắng. Ta đương nghĩ xử trí để làm cho yên nhà nước ngươi, ngươi cũng phải tự cường để yên dân ngươi, hễ nhân tâm yên thì ngươi sẽ có ngày về nước”.

7. Tháng sáu, mấy tên mật thám ở Gia Định đều nói Diến Điện đánh Xiêm, Xiêm phải rút binh về. Nguyễn Văn Nhân tàu lên ngài biết. Xiêm sai bọn Sa Trật, Sĩ Na đem dâng đỗ hương liệu và dâng thư nói: “Anh em Nặc Chân không hòa hiệp nên phải sai trọng thần sang giữ, ấy là muốn cho anh em Nô khỏi tranh nhau, chứ nước Xiêm tôi không có ý gì”.

Đòi sứ Xiêm vào ngài quở rằng:

“Nước ngươi vô cớ đem quân sang đóng đất Chân Lạp làm cho Nặc Chân phải chạy. Chân Lạp đời đời thần phục nước ta, nếu có việc gì ta cũng phải cứu. Ngươi về nói lại với vua ngươi rằng Nặc Chân rồi cũng trở về, vua ngươi chớ dối ta mà cũng đừng làm lo cho Nặc Chân, thế mới phải nghĩa, hậu nước láng giềng thương nước nhỏ mọn”.

8. Tháng chín, tha lệ cống năm ấy cho nước Chân Lạp, chờ vua nước ấy về nước rồi sẽ theo lệ cống.

9. Năm Quý Dậu (1813), tháng hai (?) ngài truyền chiếu cho Tổng trấn Gia Định Lê Văn Duyệt và Hiệp trấn Ngô Nhân Tĩnh đem 13.000 lính thủy đưa Nặc Chân về nước Cao Miên. Xiêm cũng sai phi mã (phi mã là một chức quan) Ma Kha và A Mặc làm sứ Xiêm đem quân đưa theo.

Nặc Chân vào thành La Bích, Duyệt sai quan Cao Miên là Cao La Hâm đem 500 quân phòng giữ. Duyệt truyền hiệu lệnh cấm quân cướp phá, bầy oai, tín vỗ dân làm ăn. Cao Miên nhờ đó được yên ổn.

Nguyên trước Nặc Chân chạy về với ta, Xiêm giận lắm, ý muốn lấy thành Bắc Tầm Bôn phong cho Nặc Nguyên. Đến khi nghe Nặc Chân trở về nước, Xiêm bề ngoài thì giả dạng hòa hiếu, sai sứ sang hội với quân ta đưa Nặc Chân về, mà bề trong thời sắp đặt việc quân, muốn thừa cơ đánh để thư con giận.

Đến đây Duyệt đem quân đến, Xiêm không dám lộ mưu ra; nhưng quân Xiêm còn đóng Long Úc chưa về, muốn đưa Nặc Nguyên về mà cũng chưa được. Tren dines TÊN Duyệt tâu rằng: bid grab grab grisV ins grine verb rind “Xiêm muốn lấy Chân Lạp phải lấy Nặc Nguyên làm mồi.

Ta muốn che đỡ Gia Định phải cho Nặc Chân làm tôi: ta nạp Nặc Chân thời người Xiêm mất lợi nhiều lắm, chưa chắc người Xiêm khỏi sinh mưu khác, cũng chưa chắc Phiên vương (tức Nặc Chân) khỏi có việc lo.

Bây giờ quân ta ở đó lâu thời quân mệt mà tốn của. Rút quân về hết thì Phiên vương đơn nhược, không có người phòng giữ. Vả lại thành La Bích nhỏ, thế không giữ được; xin đắp thành Nam Vang cho Phiên vương ở, đắp thành Lô Yêm để trữ lương. Hễ đắp thành xong rồi, sẽ lưu binh bảo hộ Chân Lạp, đại binh thời rút về Gia Định để xem động tĩnh thế nào.

Như vậy thời lẽ thuận, nghịch rõ ràng, hình lao, dật phân minh, muốn đánh thời đánh, muốn hòa thời hòa, thế là ta được chước hơn vậy!”.

Ngài cho là phải, truyền ông Duyệt đem quân thủy giữ sông Xà Măng, đem quân bộ đóng các chỗ quan yếu mà trách vua Xiêm rằng:

“Xiêm vương cũng muốn Nặc Chân, Nặc Nguyên (Nặc Chân là anh Nặc Nguyên) nguôi lòng thù oán, trọn nghĩa anh em. Nay Chân đã về Chân Lạp, cớ sao Xiêm chưa rút quân về Cứu tai nạn, thương lân quốc, làm nhân đức mà thỏa lòng người, ấy là đạo đời xưa đó. Nếu trước làm nhân đức mà sau gây thù oán kéo quân sang đóng Chân Lạp, chẳng là trái lẽ hay sao? Huống chi Nặc Nguyên phản anh mà giữ nước, tội không xiết kể. Nước ta và vua Xiêm bỏ qua không làm tội, cũng nghĩ rằng Nặc Nguyên đương còn tính trẻ, muốn cho đổi lỗi mà thôi. Bây giờ Nặc Chân đã biết vua Xiêm khoan thứ là đức, Nặc Nguyên lễ nào không nghĩ nước ta tha tội là ơn hay sao? Cớ sao đến nỗi muốn giết lại có nước nào dung cho nó trốn hay sao?”.

Xiêm tiếp được thư rồi sai tướng Xiêm rút quân ở Bắc Tầm Bôn về, lại sai Nặc Nguyên viết thư tạ Nặc Chân. Nhưng mà Nguyên vẫn chưa về Chân Lạp.

Ngài nghĩ rằng Phiên quốc mới yên, kho tàng thiếu thốn, cho Nặc Chân 3.500 lượng bạc, 5.000 quan tiền, 10.000 hộc lúa. Nặc Chân sai người đem biểu trần tạ.

10. Quân ta xây thành Nam Vang và thành Lô Yêm làm đài An Biên. Trên đài có làm một cái nhà gọi là Nhu Viên Đường để cho Phiên vương vọng bái.

11. Tháng bảy, làm xong thành Nam Vang và thành Lô Yêm. Truyền sắc Lê Văn Duyệt đem quân về, giao cho Nguyễn Văn Thụy lãnh 1.000 quân giữ thành Nam Vang để bảo hộ Chân Lạp.

12. Tháng tám, Chân Lạp dâng 88 con voi. Ngài nghĩ nước Chân Lạp mới khôi phục, khiến quan Gia Định phát bạc kho trả cho Chân Lạp.

13. Tháng chín, cho Trần Đàn làm tham tri Bộ Binh cùng với Nguyễn Văn Thụy lãnh chức bảo hộ Chân Lạp. Dụ rằng: “Nước Chân Lạp mới định, nhân dân chưa yên. Ngươi nên thể đức ý triều đình, chớ nên mưu lợi, chớ dung quân giặc, chớ hiếp nạt dân Mường, cũng chớ nhiễu hại ngoài biên phương Ngươi nên kính vâng mạng ta”.

14. Tháng mười, Chân Lạp sai sứ sang tạ. Đình thần bàn rằng: “Triều phục Phiên vương nên theo triều phục bậc trên nhất phẩm”. Bèn chế áo mãng bào sắc đỏ và mão đại ban cho Phiên vương.

15. Tháng mười, khiến Gia Định nhắm đất Chân Lạp làm ba con đường quan: một đường từ sông Cam Bà đến Khe Răng xứ Quảng Hóa; một đường từ bến Trang Tân đến đập đá; một đường từ thành Lô Yêm đến Chê Lăng; bắt Chân Lạp làm mỗi 4.000 trượng một trạm, mỗi trạm đặt 50 tên lính trạm để chạy công văn.

16. Năm Giáp Tuất (1814) tháng năm, bọn Nguyễn Văn Thụy lãnh chức bảo hộ Chân Lạp việc gì cũng chuyên quyết mà làm, không hề bàn với Phiên vương. Phiên vương phải chịu bó tay, nhân tình ngay sợ. Ngài ban chiếu cho Thụy rằng:

“Phàm việc Chân Lạp giao cho Phiên vương với Phiên liệu sử đoán không được hiếp chế. Chỉ có chương sớ và công văn thì bọn ngươi phải tường duyệt, tham chước rồi sẽ phát đệ về, để cho hiệp sự thể mà thôi”.

17. Tháng sáu, Xiêm sai sứ sang dâng phẩm vật mà tàu rằng: “Triều đình hậu đãi Chân Lạp, vua nước tôi cám ơn lắm. Nhưng Nặc Chân vốn là Phiên phụ với nước tôi, nếu Chân không sang nước tôi, thời nước tôi cũng không cho Nặc Nguyên về”.

Nguyễn Văn Thành biết ý trong thư có hơi bất hòa, cật hỏi sứ Xiêm. Lê Văn Duyệt cũng có một cái mật thư cho Nguyễn Đức Xuyên, Xuyên tâu lên, ngài dụ rằng:

“Xiêm La nếu có nói gì, không lấy làm điều. Ta thường giao hiếu với Phật vương trước, tình nghĩa với cha mà lại đánh con, lân quốc coi mình ra gì. Vả lại giặc mới vừa yên ai cũng muốn nghỉ, ta không ưng làm nhọc tướng sĩ xông pha vòng tên đạn. Được một nước Chân Lạp mà để lo cho đời sau, thời ta không làm. Người phải tỏ ý ta cho Duyệt biết”.

Sứ Xiêm ở lại một tháng, tiếp đãi hậu lắm. Khi sứ Xiêm về ngài tặng hảo Phật vương 40 lượng vàng, 500 lượng bạc. Cho vua thứ hai 20 lượng vàng, 100 lượng bạc.

18. Năm Bính Tý (1816) tháng giêng, đắp thành Châu Đốc là trọng chấn cõi Nam, phải đắp thành mà phòng giữ. Dụ Phiên vương là Nặc Chân:

“Nước người giữ gìn thiên phong, một lòng kính thuận, triều đình đã hết lòng chiếu cố. Bây giờ có việc xây thành, không phải làm phiền dân đâu, ấy là ý ta muốn giữ trấn Hà Tiên để làm nơi tiếp ứng cho thành Nam Vang của người đó”.

Lại truyền chỉ quan tổng trấn sai người biên công trình cho rõ, mười ngày tâu một lần. Dụ rằng: “Bất đắc dĩ phải đắp thành mà một lần công tác động đến binh dân. Chúng ngươi nên hết lòng sửa sang, chớ nên quá hạn đến nỗi làm hại việc nông”.

19. Tháng ba, bọn Bùi Đức Mẫn, Nguyễn Kim Đôi ở Xiêm về.

Vì cớ Nặc Nguyên ở thành Phủ Lật, ngày trước Xiêm giận Nặc Chân lắm. Vua thứ hai nói với Phật vương rằng: “Nặc Chân ỷ có Nam triều mà khinh rẻ mình; nếu mình đánh Nặc Chân thời Nam triều phải cứu, nhân đó đánh cả hai bên, có lẽ thư được lòng mình tức giận”.

Phật vương không chịu nói rằng: “Tự mình gây ra hiềm thù, thế là không phải hạng phước. Nếu người muốn làm việc ấy, ta xin nhường nước cho người”. Vua thứ hai liền thôi. Cách vài tháng, người Xiêm kinh sợ, tưởng là quân ta sẽ tới đánh, Phật vương sợ lắm, làm thuyền chiến và sửa đồn ải để phòng giữ.

Lại nghi mấy người An Nam sang buôn bán bên Xiêm có ý thám dò tình hình đều bắt giam hết. Khi đức Mân vương đến, Phật vương hỏi rằng:

“Việc binh ở thành Phủ lật, Nguyễn Văn Thụy có biết không?”. Mân nói rằng “không”, Phật vương làm thinh. Phật vương lại hỏi: “Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Duyệt ở đâu?”.

(Thành và Duyệt là hai tướng giỏi. Duyệt là tổng trấn Gia Định ai cũng nghe tiếng, người Xiêm sợ lắm, hễ sứ ta qua thời nó cứ hỏi thăm ông Duyệt.)

Đức Mẫn nói công việc Thành, Duyệt với Phật vương. Phật vương tin, tiếp đãi hậu lắm, lại tha mấy người bị giam.

Đến đây, đức Mẫn về tâu, ngài không muốn sinh sự, khiến Nặc Chân thông sứ với Xiêm dụ rằng:

“Nước người thần phục với Xiêm đã lâu, bây giờ tuy chưa giao hiếu cũng nên sai sứ sang như lúc trước, không nên trước hậu mà sau bạc”. Khi ấy Chân Lạp mới giao thông với Xiêm.

20. Ban áo mũ thường triều cho các quan nước Chân Lạp. Khi trước quan nước Lạp thay triều phục ban cho vua nó, nó đều lấy làm tốt lắm, muốn theo y phục nước ta. Đình thần bàn: “Phẩm phục quan nước Lạp từ thập phẩm đến thất phẩm theo như phẩm phục quan tam phẩm nước ta trở xuống, còn từ lục phẩm trở xuống thời không được ban phẩm phục”. (Cao Miên lấy thập phẩm làm bậc cao nhất, cửu phẩm làm bậc nhì v.v…)

Ngài khiến chế 23 bộ áo mũ thập phẩm và cửu phẩm ban cho 23 người. Lại cho 4 bộ áo mũ bát phẩm, thất phẩm để làm thức. Vua Chân Lạp lạy tạ ở nhà Nhu Viễn. Từ đó, y phục khí dụng Cao Miên theo cách nước ta là phần nhiều, do mọi biến đổi lần lần.

21. Tháng chín, quan bảo hộ Chân Lạp là Nguyễn Văn Thụy xin từ chức. Ngài cho Chưởng cơ Lưu Phúc Tường sang thế. Ngài nghĩ rằng việc bảo hộ là một chức trọng ở ngoài bờ cõi, cho Tường làm thống chế và cấp ấn “bảo hộ” bằng đồng cho trọng quyền.

22. Tháng mười, Chân Lạp dâng biểu xin cứ mỗi năm sai sú sang chầu. Tại

Ngài truyền các quan rằng:

“Ta coi thiên hạ như một nhà, đâu cũng thương cả, trong ngoài như một. Nay Chân Lạp có lòng hướng mộ, nên y theo lời nó xin. Nhưng hành lý qua lại đón rước rất phiền, ta không muốn làm nhọc dân. Gia Định mỗi năm lệ có thuyền tải về kinh, nhân đó mà hộ tống sứ Chân Lạp cho luôn. Vậy thời trong không làm nhọc dân mình, ngoài khỏi mất lòng người nước xa. Nay nên truyền cho lai sứ biết rằng mỗi năm phải theo thuyền tải Gia Định mà về kinh”.

Chân Lạp mỗi năm sai sứ sang chầu một lần, từ đó là đầu (phẩm vật sang dâng là: hai cái sừng tê, một cặp ngà voi, mười bình sơn đen, đậu khấu, sa nhân, sáp vàng, cánh kiến và trần hoàng mỗi thứ năm mươi cân).

23. Tháng mười, ngài nghe quân dân trong Gia Định thường hay chiếm đất ruộng của người Cao Miên và người Cao tổng trấn Gia Định rằng: Miên cũng vào ở trong các nhà làm đầy tớ. Ban chiếu cho quan

“Cao Miên đời nào cũng thần phục nước ta, một tấc đất, một tên dân đều nhờ ơn triều đình. Nay dân mình chiếm lấy ruộng Cao Miên bao nhiêu, đều phải trả lại cho nước nó cả”.

24. Tháng mười một, cho Trịnh Hoài Đức làm hiệp trấn Gia Định, sai Lê Đăng Dinh sang thành Nam Vang theo quan bảo hộ Lưu Phúc Tường coi việc giấy mực.

25. Tháng mười hai, ngài xem địa đồ xứ Châu Đốc, truyền các quan thị thần rằng:

“Xứ này nếu mở đường thủy thống với Hà Tiên thời nông, thương đều lợi cả. Ngày sau dân ở càng đông đất mở càng rộng, sẽ thành một trấn to”.

Ngài lại nghĩ rằng dân Cao Miên mới theo, nếu bây giờ bắt làm việc quan khó nhọc, e chúng nó kinh sợ không yên. Rồi nhân vì có Nguyễn Văn Nhân tâu can, ngài liền bãi đào sông trong xứ Châu Đốc.

26. Năm Đinh Sửu (1817), tháng giêng, vua Chân Lạp là Nặc Chân xin đi tuần trong nước để thám xét dân tình. Bảo hộ Lưu Phúc Tường tâu lên, ngài dụ rằng: “Đi tuần trong nước mà xem xét phong tục, cũng là việc cần, y theo lời vua Chân Lạp xin. Nhưng khi đi phải có quan hệ vệ cho đông, phòng có việc gì bất trắc”.

27. Tháng giêng, cấm dân ta không được lãnh mua các chỗ thủy lợi (chỗ đánh cá) của Chân Lạp.

28. Tháng giêng, ngài nghĩ rằng xứ Châu Đốc đất tốt mà người ít. Có nghe quan An phủ Chân Lạp là Diệp Hội (người Tàu làm quan bên Chân Lạp) là người mẫn cán, xử việc gì dân cũng bằng lòng. Liền cho Diệp Hội làm cai phủ Châu Đốc, khiến chiêu tập người ta, người Thổ, và người Tàu vào đó cho đông, hễ có biết nghề trồng cây, nuôi các thứ súc vật buôn bán hay là làm nghề gốm cho tùy nghề nghiệp mà làm, người nào thiếu vốn thời nhà nước cho vay. Lại truyền dụ quan tổng trấn Gia Định rằng: “Dân mới phủ tập, nên dạy làm các việc lợi ích, khiến dân đều an cư lạc nghiệp, chờ các việc thành rồi sẽ tàu lên”.

29. Tháng sáu, vua Chân Lạp là Nặc Chân viết thư cho quan tổng trấn Gia Định hỏi việc chánh. Quan tổng trấn phúc thư rằng: “Chánh sự Phiên quốc nên thương bàn với quan bảo hộ. Huống chi biến trong nước mới yên, lòng dân mới phục chưa nên đi xa”. Quan tổng trấn đem việc ấy tâu lên. Ngài ban chiếu rằng: “Phiên vương muốn qua Gia Định hỏi việc chánh, người lại lấy điều thần dân hệ thuộc mà cản trở không cho đi, lý thời phải đó. Nhưng Phiên vương xưa nay làm việc cô tức, nên nhân lúc nó qua mà chấn tác, dạy bảo cho nó, khiến nó biết siêng lo việc chánh thời phải hơn”.

“Nay ngươi phải phúc thư cho nó qua Gia Định. Nếu Phiên vương đến thành Gia Định, người nên đem mấy điều ích lợi về việc đào sông Châu Đốc hiểu dụ cho nó, khiến nó phải trù nghĩ trước. Hễ tiếp được chiếu văn, thời bắt quân dân đào cho mau thành”.

30. Tháng sáu, Chân Lạp sai sứ sang chầu. Ngài truyền dụ rằng:

“Ta sẽ đào sông Châu Đốc thông với Hà Tiên, tuy là lợi cho nước ngươi nhưng cũng lợi chung cho mấy người đi cày và mấy người đi buôn nữa. Về nói với vua ngươi phải hiểu ý ấy mới được”.

31. Tháng tám, cho Tả quân phó tướng Nguyễn Văn Xuân quyền lãnh bảo hộ Chân Lạp vì Lưu Phúc Tường sách nhiễu, bắt về Gia Định trị tội.

32. Tháng chín, cho Lễ bộ thiêm sự Ngô Văn Duyệt làm chánh sứ, Hàn lâm Trương Quang Hải làm phó sứ qua nước Xiêm vì Xiêm có tang vua thứ hai, sai Long A Nô, Lạc Phu Thích tới báo tang, nên ta sai sứ sang điếu và tặng hảo. Tặng cho Phật vương 300 cây lụa trắng, thao trắng và 300 cây vải trắng. Điếu vua thứ hai 300 cân sáp vàng, 100 cây vải trắng, 300 cân đường phổi và đường phèn, 2.000 cân đường cát. Đến khi sứ ta về, Xiêm đưa thư trần tạ và đem dâng các đồ phẩm vật.

33. Tháng mười một, đào sông Tam Khê, sông ấy cách trấn Vĩnh Thanh đến 214 dặm (từ phía tây, 4 dặm rưỡi chảy qua sông Tam Kỳ rồi hiệp với sông Cần Đăng; phía tây nam 59 dặm chảy qua sông Lạc Dục, từ phía ấy qua phía nam 57 dặm rưỡi đến khe Song).

Ngài nghĩ chỗ ấy gần Chân Lạp, địa thế rậm rạp lắm, được. đường thủy đi qua Kiên Giang thời bùn và cỏ, thuyền đi không

Ngài khiến Trấn thủ Nguyễn Văn Thụy sửa sang đường sông, bắt dân mình và dân Cao Miên 1.500 người, phát tiền gạo cho, khiến nhân đường cũ mà đào cho rộng, hơn một tháng mới xong (rộng 10 trượng sâu 18 trượng), lợi ích cho dân lắm. Ngài khen công ông Thụy, đặt tên sông là Thụy Hà; phía đông có núi Lạp cũng gọi là Thụy Sơn. Cấm dân không được chặt cây.

34. Năm Mậu Dần (1818), tháng tám, Chân Lạp sai sứ sang cống, xin thông thương như ngày trước. Ngài y cho.

35. Tháng mười một, tu bổ đồn Châu Đốc. Vì nước lụt lở đồn, nên phải sửa lại mà phải binh đóng giữ. Ngài nghĩ rằng phía sau đồn nhiều đất hoang, khiến quan trấn Vĩnh Thanh chiêu tập người Tàu, người Chân Lạp, người Đồ Bà cho ở đó lập phố, lập chợ khai khẩn ruộng hoang, cấm dân ta không được nhiễu hại.

36. Năm Kỷ Mão (1819), tháng giêng, đào sông từ thành Phiên An thông đến sông Mã Trường, khiến Phó tổng trấn Hoàng Công Lý đem 10.000 dân, cấp tiền gạo cho đào sông. Đào xong rồi, ngài đặt tên là sông An Thông. Đường sông đã thông, thuyền bè qua lại đêm ngày luôn luôn. Chỗ ấy thành một chỗ đô hội, lợi ích cho dân lắm.

37. Tháng hai, Lưu Phúc Tường, Lê Đắc Tần, Trần Bá Bảo có tội bị giết. Dụ quân dân Vĩnh Thanh rằng:

“Trấn ngươi tiếp giáp biên phương làm phiên lỵ cho nhà nước. Đương khi khởi binh đánh giặc, trấn ngươi là một chỗ chiến trường. Ta trọng việc yên dân cho nên không dám khinh dùng người dở. Lâu nay mấy người ty mục ta đều lựa kỹ càng lắm. Ai ngờ bọn Phúc, Tường riêng bỏ phép công, không kể luật nước, tội chúng nó nặng hơn điều trong luật đã định. Không ngờ gian tham đến như thế! Ta nghĩ trấn người gặp mấy người quan lại độc dữ, lấy làm thương lắm. Bây giờ tiền dân có thể trả được mà điều khổ dân khó cứu cho lại. Sức quân có thể thư được mà lòng giận chúng không giải cho nguôi, việc đã đến như thế, chỉ có tỏ phép nước để nghiêm quan trường, giết đứa gian tham để cho vui lòng dân mà thôi. Nay bọn Phúc, Tường đã chịu tội chết chém, ta cũng sai quan tổng trấn tịch ký gia tài trả lại cho dân. Ta cùng dân chúng ngươi giữ phép công nhà nước chưa hề tha đứa gian để làm hại dân bao giờ. Vậy nên bá cáo cho dân chúng ngươi đều hiểu ý ta”.

38. Tháng chín, đào sông Châu Đốc thông với Hà Tiên gọi là sông Vĩnh Tế.

Ngài nghĩ trấn Vĩnh Thanh, trấn Hà Tiên gần nước Chân Lạp mà không có đường thủy, qua lại không tiện. Lúc ấy có quan chiêu thùy Chân Lạp là Đồng Phò sang chầu, ngài đòi vào hỏi việc đào sông, tâu rằng: “Nếu đào sông ấy thời ích lợi cho dân Chân Lạp lắm. Phiên vương cũng muốn mà không dám xin”. Ngài vui lòng mà truyền dụ dân Vĩnh Thanh rằng: “Công trình đào sông ấy rất khó, việc nhà nước và cách phòng giữ bờ cõi quan hệ rất lớn, chúng người tuy là khó nhọc một lần mà ích lợi cho muôn đời về sau. Dân ngươi phải báo cáo cho nhau biết chớ nên sợ nhọc”.

39. Tháng chín, đòi Trần Văn Tuân ở Chân Lạp về Gia Định, nhưng lãnh việc tào hình. Ngài dụ các quan rằng: “Vì Phiên vương nên phải đặt các quan bảo hộ nước Chân Lạp. Nay Nặc Chân không nghĩ đến điều lo về sau, hay sinh nghi ngại. Nếu cưỡng bức quá thời e sinh biến loạn, lưu quan bảo hộ ở lại thời tổn oai triều đình. Chi bằng bãi chức bảo hộ để Phiên vương giữ lấy nước nó thời tiện hơn. Nếu sau nó có xin, sẽ phải quan sang bảo hộ. Vậy thời trọng thể thống triều đình mà tỏ được ân oai”.

Bèn đòi Tuân về, lưu một đội quân tam ngự đóng lại thành Nam Vang.

Đất nước thời Đông Dương qua ảnh

Nữ phu kiệu ở Đồ Sơn, ngư dân quăng lưới tại Sầm Sơn hay khung cảnh Sài Gòn, Chợ Lớn... thời Đông Dương được lưu giữ qua ảnh đen trắng....

Lịch sử Đồ Sơn – Vũ Bằng

Ngài có biết lịch sử Đồ Sơn không? Cái bãi biển thu hàng triệu bạc mỗi vụ hè, nguyên là một ổ trộm cướp không đáng đồng xu nhỏ! Đó...

“Sớn sác” hay “Xớn xác”?

Khi nói về người vô ý vô tứ, thiếu suy nghĩ, thường thích tọc mạch, xen vào chuyện người khác để thị phi hoặc thể hiện trong một lĩnh vực...

Lịch sử kinh rạch ở Sài Gòn – Chợ Lớn và nỗi lo úng ngập

Sài Gòn ban đầu là tên gọi khu đất thuộc Quận 5 hiện nay.Năm 1778, quân Tây Sơn lấy cớ người Hoa trợ giúp cho Nguyễn Ánh nên đã tàn...

Tại sao lại nói “nghèo rớt mồng tơi”? Mồng tơi có phải là loại dây leo để nấu canh hay không?

Vâng, mồng tơi ở đây đúng là một loại dây leo mà người ta dùng để nấu canh, tên khoa học là Basella rubra L., mà Việt-Nam tự-điển của Lê...

Lập đàn, đốt nhà là một trong những cách chống dịch bệnh của người xưa

Cách đây hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét...

Những hình ảnh quý giá về tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho

Đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho, tuyến đường sắt đầu tiên của Đông Dương ngày nay chỉ còn tồn tại trong ký ức… Đường sắt Sài Gòn – Mỹ...

Nghề rèn An Tiêm

Nghề rèn truyền thống ở thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy được hình thành từ ngày Trần Hưng Đạo lập xưởng rèn quân khí cho quân đội...

Bím tóc thời nhà Thanh: Người từng trải lật tẩy sự thật kinh hoàng

Bím tóc 'phiên bản đời thực' này có lẽ sẽ khiến nhiều người 'ngã ngửa' khi biết sự thật. Vào thời cổ đại, tóc là thứ cực kỳ quan trọng...

Diện mạo thành Bát Quái nổi tiếng Sài Gòn – Gia Định xưa

Mang kiến trúc độc đáo, thành Bát Quái là một công trình phòng thủ quan trọng, giúp các vua Nguyễn giữ vững an ninh vùng Gia Định trong một thời...

Bí ẩn ‘nhẫn cưới’ tại một số quốc gia trên thế giới

Nhẫn cưới thì ở đâu cũng cần phải có trong tất cả các buổi hôn lễ trên thế giới. Nhẫn cưới là tượng trưng cho sự gắn kết, sự vĩnh cửu bên...

Cao Bằng và Lạng Sơn năm 1993 – Phần 2

Thác Bản Giốc hùng vĩ, làng buôn lậu trên biên giới Việt – Trung, những cung đường “không đi nổi”… là loạt ảnh khó quên về Cao Bằng và Lạng...

Exit mobile version