Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

8 loại trái cây mang ý nghĩa may mắn, đặt trên bàn thờ để phúc lộc đầy nhà

Theo phong thủy khi chọn trái cây dâng lên bàn thờ, gia chủ nên chú ý đến màu sắc, số lượng và biểu tượng của từng loại để nguyện cầu được chứng giám.

Người phương Đông quan niệm, bàn thờ là vị trí được các gia đình quan tâm và ưu tiên hàng đầu. Là nơi thờ cúng thần linh, con cháu bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Chính vì ý nghĩa linh thiêng như vậy, việc bày biện trên bàn thờ không được phép tùy tiện. Các loại bánh kẹo, hoa, nhất là trái trái cây dùng để thắp hương cần được chú ý về mặt hình thức lẫn ý nghĩa. Tuy nhiên không mấy ai biết được ý nghĩa biểu tượng của từng loại trái cây dâng lên ban thờ.
Trái cây là kết tinh cuối cùng để con người thụ hưởng từ cây cối, từ sức lao động chân chính. Quan niệm “kết quả” thể hiện sự viên mãn, đủ đầy. Là biểu tượng lời nguyện cầu của con người vì thế, trái cây trong phong thủy dâng lên bàn thờ gia tiên hay bàn thờ ông Địa, Thần Tài thường được phân loại dựa vào đặc trưng tuổi thọ, giàu có, sự thịnh vượng và phát triển sinh sôi.
Theo phong thủy khi chọn trái cây dâng lên bàn thờ, gia chủ nên chú ý đến màu sắc, số lượng và biểu tượng của từng loại để nguyện cầu được chứng giám.
Một số loại cây nên đặt trên ban thờ và ý nghĩa
Bưởi
Trong tiếng Hán, từ “bưởi” phát âm giống như từ “con trai”. Do vậy, mọi người thường bày bưởi để xin lộc về con cái. Ngày Tết, gia đình người Việt cũng thường đặt trái bưởi trên nải chuối xanh. Điều này tượng trưng cho phúc lộc với mong muốn an khang thịnh vượng sẽ đến với gia đình.
8 loai trai cay mang y nghia may man, dat tren ban tho de phuc loc day nha - 1

Lựu
Quả lựu chứa nhiều hạt, mọng nước và ngon ngọt. Màu sắc bắt mắt của trái lựu tượng trưng cho sự sinh sôi phát triển, thúc đẩy vận may về con cái. Trong phong thủy bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông địa thần tài, quả lựu được coi như một loại “thuốc” có khả năng giúp vợ chồng mau chóng sinh con. Những đứa trẻ sau khi sinh ra đều bụ bẫm và khỏe mạnh.

Xoài
Người miền Nam phát âm là “xài”. Đặt những quả xoài tròn trịa, thơm ngát trên bàn thờ mang ý nghĩa cầu mong cho việc tiêu xài không thiếu thốn, cuộc sống luôn đầy đủ và sung túc.

Cam
Đây là loại trái cây phổ biến thường được đặt trên bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông địa thần tài. Theo phong thủy, màu sắc và hương thơm của trái cam tượng trưng cho sự tươi mát. Đặt trên bàn thờ được nhiều người tin rằng loại trái cây có múi này sẽ xua đuổi xui xẻo, mang đến may mắn cho gia đình.
Nho
Trong phong thủy, trái nho tượng trưng cho sự đa dạng của thực phẩm, mang ý nghĩa phong phú về của cải vật chất. Nho còn đại diện cho sự thành công đang hiện hữu trong gia đình hoặc ở tương lai không xa.

Chuối
Phong thủy cho rằng, trái chuối mang ý nghĩa “thu hút”. Vì vậy, nó cũng hay được dùng đặt trên thờ cúng nhằm thu hút tiền tài, sự may mắn về mọi mặt trong cuộc sống. Tuy nhiên, loại trái cây này tránh mang đi tảo mộ hay trong tháng cô hồn bởi ám chỉ “chào đón” các vị khách không mời mà tới.
Đào
Giống như trái cam, đào cũng là một trong những loại trái cây phong thủy phổ biến nên được đặt trên bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông địa thần tài. Quan niệm phong thủy tin rằng, quả đào là biểu tượng của sự bất tử, liên quan đến sự giàu có, sức khỏe và tuổi thọ.

Táo
Trong tiếng Trung Quốc, trái táo có phát âm gần giống với chữ “hòa bình”. Đây là biểu trưng cho sức khỏe và sự hòa hợp trong gia đình. Quả táo màu đỏ được ưa chuộng nhất vì mang ý nghĩa tốt lành. Ngoài ra, quả táo màu xanh và vàng cũng được sử dụng rộng rãi theo thuộc tính màu của chúng.

Tam quân là những quân nào? Có đồng nghĩa với ba quân hay không?

Tam quân là những quân nào? Có đồng nghĩa với ba quân hay không? Tam quân cũng chính là ba quân và có các nghĩa s đây: – a. Chỉ tả quân, trung...

Long Xuyên thập niên 1920

Đầu thế kỷ 20, tỉnh lỵ Long Xuyên (tỉnh Long Xuyên cũ, nay là TP Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang) là một trong những đô thị sầm uất nhất...

Mạc Đăng Dung và triều đại nhà Mạc (1527-1592)

I. Tranh luận về việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông ở Hà Nội – Triều đại Mạc Đăng Dung và Mạc Đăng Doanh  Đầu tháng 6/2015 Sở VHTT&DLHà...

Sài Gòn – Chợ Lớn 150 năm trước qua ảnh của J.C. Baurac

Những hình ảnh về Sài Gòn – Chợ Lớn trong bộ sưu tập của bác sĩ người Pháp J.C. Baurac cho thấy sự thay đổi nhanh chóng của đô thị...

Những hình ảnh bình dị đời thường ở Sóc Trăng 1964

Đóng quân ở Sóc Trăng năm 1964, sĩ quan Đại đội trực thăng tấn công số 121 Mỹ George Muccianti ghi lại nhiều hình ảnh quý giá về vùng đất...

Nhà sàn – nét độc đáo trong văn hóa người Việt

Từ xa xưa, người Việt Nam đã xây dựng những ngôi nhà sàn tương tự như những ngôi nhà đang sử dụng ngày nay. Nhà sàn có thiết kế phù...

Sự tương đồng giữa cổ sử Việt và Maya

Trong các tác phẩm và các bài viết trước, tôi đã chứng minh Maya và cổ Việt liên hệ ruột thịt với nhau. Bài viết này khai triển thêm sau...

Lễ trao trả ấn kiếm triều Nguyễn 1952

Theo những thông tin hãng Millon cập nhật thì đây chính là chiếc “bảo ấn” cùng với “bảo kiếm” từng được coi là “tượng trưng cho giang sơn Nguyễn triều”...

Các công trình văn học quốc ngữ miền Nam

Trước hết là Báo Chí, khởi đầu là tờ Gia Ðịnh Báo ra ngày 15-4-1865, kế đó là Phan Yên Báo ra năm 1868, Nông Cổ Mín Ðàm 1901... Sau...

Nguồn gốc các mũ Phật giáo phổ thông ở Việt Nam

Phần lớn những mũ đội khi làm lễ của tăng sỹ Phật giáo ở Việt Nam hiện nay đều có lịch sử trải nhiều thế kỷ. Lúc đầu có thể...

Những công trình kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn thập niên 1920

Cùng ngắm những công trình kiến trúc tiêu biểu của Sài Gòn thập niên 1920 qua các hình ảnh do người Pháp lưu giữ. Trụ sở Hiến Binh Thuộc địa...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 12/25 – Hoa Phật bị hạ bệ

Có danh từ Ấn Độ trong Việt ngữ hay không? Dĩ nhiên là có. Đó là những danh từ Phật giáo, nhưng được phiên âm tới 2 lần, từ Phạn...

Exit mobile version