Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao ở Mỹ người nghèo cũng có thể mua được nhà?

Mua nhà là một việc lớn trong đời, nhất là đối với những quốc gia hoặc khu vực có giá bất động sản cao, có những người nghèo tích góp cả đời cũng chỉ có thể “ngước nhìn ao ước”. Thế nhưng người nghèo ở Mỹ lại rất hạnh phúc, và trong số họ rất nhiều người đều có thể mua được nhà ở. Vậy họ đã làm như thế nào để mua được nhà?
1. Nhà của người nghèo ở Mỹ
Theo số liệu thống kê, có 43% gia đình nghèo ở Mỹ có nhà riêng, trung bình mỗi căn nhà có 3 phòng ngủ, phòng sinh hoạt gia đình, phòng khách, nhà bếp cùng phòng ăn, trong nhà trung bình có 1,5 nhà vệ sinh (nhà vệ sinh ở Mỹ chia làm hai loại, một loại có đủ bồn vệ sinh và bồn tắm; một loại chỉ có bồn vệ sinh, không có bồn tắm).
Một cuộc khảo sát cho thấy, vấn đề về nhà ở mà người Mỹ chú trọng nhất là căn hộ có bao nhiêu nhà vệ sinh, nếu trong một căn nhà chỉ có một nhà vệ sinh thì sẽ bị xem là rất không tốt. Người Mỹ không có thói quen cả gia đình cùng dùng một nhà vệ sinh, vì vậy thông thường các nhà sẽ có từ 2-3 nhà vệ sinh, dù là đi vệ sinh hay tắm thì mỗi người đều dùng riêng, không dùng chung gây ảnh hưởng đến nhau.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài nguyên Mỹ, diện tích nhà ở trung bình của các gia đình ở Mỹ dẫn đầu trong số tất cả các nước phương Tây, không gian nhà ở trung bình của mỗi người là 71m2, còn diện tích không gian sống trung bình của các gia đình nghèo là 43m2/người. Có thể nói là diện tích nhà ở của người nghèo và người bình thường không có sự chênh lệch quá lớn.

Nhà ở Mỹ (Ảnh: Pixabay)

Diện tích nhà ở trung bình của người nghèo ở Mỹ cao hơn các quốc gia có thu nhập cao như Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản. Không gian sống trung bình của mỗi người ở các nước có thu nhập cao này là 37m2, các nước có thu nhập trung bình như Hy Lạp, Hàn Quốc, Tây Ban Nha có diện tích nhà ở trung bình là 23 m2/người.
Trong số các gia đình nghèo sở hữu nhà ở Mỹ, có 49% có nhà độc lập, 41% sở hữu chung cư, 10% có nhà di động. 79,7% các gia đình nghèo là có điều hòa.
2. Người nghèo ở Mỹ đã làm thế nào để mua được nhà?
Tiêu chuẩn nghèo ở Mỹ khá cao
“Người nghèo” ở Mỹ được phân loại dựa theo tiêu chuẩn nghèo của Mỹ. Tại Mỹ, tiêu chuẩn nghèo cao gấp gần 20 lần so với tiêu chuẩn nghèo mà Liên Hợp Quốc đặt ra (thu nhập bình quân một cá nhân 693,5 USD/năm, khoảng 1,9 USD/ngày).
Mỹ định ra mức độ nghèo dựa vào khu vực sinh sống và số thành viên trong gia đình. Xét về tổng thể, nếu gia đình có chỉ có một người, mức nghèo của các tiểu bang về cơ bản cũng vào mức thu nhập hơn 11.000 USD/năm.
Theo tiêu chuẩn của năm 2014, nếu thu nhập của gia đình 2 người dưới 19.662 USD/năm, 3 người dưới 24.737 USD/năm, 4 người dưới 29.812 USD/năm thì được xem là người nghèo.
Như vậy có thể thấy, “nghèo” của người dân Mỹ không hề đơn giản. Theo mức tính thu nhập này thì dường như càng ngày càng có nhiều người Mỹ được xếp vào danh sách nghèo.
Chính sách mua nhà và lãi suất vay mua nhà
Chính sách và lãi suất mua nhà ở Mỹ rất có lợi đối với người nghèo. Khi vay tiền mua nhà, khoản thanh toán đầu tiên với người có thu nhập thấp chỉ ở mức 3,5% tổng số tiền. Như vậy, nếu mua một căn nhà khoảng 200.000 USD, thì ban đầu chỉ cần thanh toán số tiền 7.000 USD.
Thứ hai, lãi suất vay mua nhà có thể dùng để khấu trừ thuế. Đây là một chính sách vô cùng hấp dẫn. Tại Mỹ, thuế nhà đất không hề thấp. Chẳng hạn, một căn chung cư cũ hơn 50 năm ở Manhattan, mức thuế nhà đất mà chủ nhà phải đóng mỗi tháng lên đến 13.000 USD.
Thuế nhà đất của các tiểu bang ở Mỹ không giống nhau, thường rơi vào khoảng 1% – 3% giá trị căn hộ, mức thuế này ở tiểu bang California sẽ cao hơn một chút. Ngoài ra, chủ nhà cũng sẽ phải đóng thêm các khoản chi phí khác như bảo hiểm nhà đất, phí bảo vệ của tòa án hay phí quản lý khu vực.

Nhà ở Mỹ (Ảnh: Pixabay)
Đảm bảo trợ cấp nhà ở và phúc lợi
Một trong những chính sách ưu đãi khác nữa là Chính phủ Liên bang Mỹ luôn dành một khoản tiền để trợ cấp nhà ở cho người nghèo.
Trợ cấp nhà ở được tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau, chẳng hạn người lớn tuổi thu nhập thấp có thể vào sống tại những căn hộ cũ, những người có thu nhập thấp mong muốn mua nhà có thể xin mua nhà giới hạn giá. Đối với những gia đình thu nhập thấp không trả nổi tiền thuê nhà thì có chương trình trợ cấp thuê nhà Section8 (Mục 8) trong Luật Nhà ở 1974.
Chương trình này bao gồm hợp đồng dài hạn mà Chính phủ Liên bang cam kết chủ đầu tư sẽ nhận được mức chi trả từ người thuê tương ứng với giá thuê trung bình của thị trường tại địa phương đó. Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị (HUD) xác định giá thuê trung bình của thị trường phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung nhà thuê giá rẻ cho thị trường. Các hộ gia đình tham gia vào các dự án nhà thuê giá rẻ trả 30% thu nhập của họ cho chi phí thuê nhà. Phần chênh lệch (giữa 30% thu nhập của đối tượng thuê và giá thuê trung bình của thị trường) sẽ được nhà nước trả cho chủ đầu tư thông qua Voucher (Phiếu lựa chọn).
Do trợ cấp thuê nhà giúp các gia đình thu nhập thấp dễ dàng tìm được nhà phù hợp nên rất được mọi người yêu thích, hiện nay có khoảng 3 triệu hộ dân trên toàn nước Mỹ nhận được lợi ích từ chính sách này.
Khoản trợ cấp của Chính phủ Liên bang cũng có thể giúp người nghèo dùng để trả góp mua nhà bằng 30% thu nhập (chẳng hạn nếu thu nhập 2.000 USD/tháng thì sẽ trả 600 USD mỗi tháng). Hiện nay mỗi năm ở Mỹ có 17 tỷ USD được dùng vào mục đích này, mức hạn cao nhất của là 2.200 USD/ tháng, mức này chi trả đa phần tiền thuê nhà và phí điện nước cho khoảng 2,2 triệu gia đình nghèo ở Mỹ.

Nhà ở Mỹ (Ảnh: Freeimages)
Ngoài chương trình trợ cấp của Chính phủ Liên bang, các nơi cũng có chương trình trợ cấp riêng, ví dụ như chính quyền quận Fairfax của tiểu bang Virginia hiện đang quản lý 1.516 căn nhà để cho các gia đình thu nhập thấp thuê.
Đối với một số các nguyên nhân bất thường như thiên tai, thất nghiệp… dẫn đến việc đột nhiên bị mất nhà ở, Chính phủ Mỹ cũng có các trung tâm cứu trợ. Những người vô gia cư có thể xin đến sống miễn phí, ở đây có phòng gia đình, phòng nam nữ, phòng dành riêng cho nữ, còn có nhà vệ sinh riêng hoặc chung và có nhà ăn, phòng đọc sách xem TV, phòng tập gym, phòng học, phòng máy tính, phòng giặt, sân vui chơi dành cho trẻ em… Tuy nhiên, tại các trung tâm này không cho phép hút thuốc, uống rượu, cũng quy định phải thức dậy đúng giờ, ban ngày phải ra ngoài tìm việc hoặc học các lớp huấn luyện kỹ năng nghề nghiệp miễn phí… Sau khi tìm được công việc, họ sẽ dành 10% thu nhập để thuê nhà, 65% sẽ do trại tị nạn bảo quản, sau khi đủ 2.500 USD thì sẽ có thể rời khỏi nơi tị nạn để ra ngoài thuê nhà, sống độc lập.
Về cơ bản, nhờ những chính sách ưu đãi dành cho người nghèo hoặc vô gia cư mà tại Mỹ, cho dù thu nhập thấp người ta vẫn sống rất vui vẻ, và ước mơ sở hữu một ngôi nhà không phải là chuyện quá xa vời.

Đám ma to

Trang Tử sắp chết. Học trò bàn nhau muốn làm ma rõ to. Trang Tử thấy vậy bảo: “Ta lấy trời đất làm quan quách, mặt trời, mặt trăng làm...

Nhạc sĩ Hoàng Nguyên – Ai Lên Xứ Hoa Đào

Đà Lạt mệnh danh thành phố ngàn hoa, nơi đó, có nhiều loài hoa chỉ thích hợp với khí hậu lành lạnh cao nguyên. Giữa khung trời ngàn hoa, có...

Về địa danh Hà Nội

Địa danh “Hà Nội” có từ bao giờ và do ai đặt ra? Có phải là do Pháp? Trung Quốc có địa danh “Hà Nội” hay không? Địa danh Hà...

Giải mã hiện tượng tuyết đỏ như máu bao phủ quanh trạm nghiên cứu ở Nam cực

Mới đây, bộ Giáo dục và Khoa học Ukraina đã cho đăng tải lên Facebook các ảnh chụp tuyết đỏ như máu tại trạm nghiên cứu Vernadsky ở Nam cực....

Chốn cũ đường xưa

Hồi trước, ở Sài gòn, cánh đây lâu lắm, tròm trèm nửa thế kỷ lận nhen. Tất cả cái loại xe hơi, hai đèn trước, đều phải có “mắt mèo”...

Tống Thị Quyên – Một Bi Kịch Chốn Vương Triều Nhà Nguyễn

I - Mở đầu bi kịch Nguyễn Phúc Cảnh (NPC), 4 tuổi phải rời mẹ cha, rời quê hương, theo Giám mục Bá-đa-lộc sang Pháp. Rồi Cảnh ăn ở chung...

Phân biệt tục ngữ, thành ngữ và ca dao

Tục ngữ, thành ngữ, ca dao… là những yếu tố rất quan trọng của nền văn học dân gian Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ sự khác...

Công trạng của các Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn, đôi điều suy ngẫm

Kể từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước, ở nhiều góc độ khác nhau, Vương triều Nguyễn từng bị phê phán gay gắt và thời kỳ...

Hà Nội cổ xưa qua ống kính Toàn quyền Đông Dương

200 bức ảnh của Toàn quyền Đông Dương Armand Rousseau. Trong thời gian đương nhiệm, ông Rousseau chụp khá nhiều ảnh về Hà Nội. Bức ảnh này chụp toàn cảnh...

Huyền thoại về “nguồn gốc Trung Hoa” của người Việt!

Nghiên cứu mới nhất công bố trên Science và lời Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi còn là một lời nhắc nhở cho những ai còn ảo tưởng rằng...

Ba miền Bắc – Trung – Nam nhìn từ bầu trời

Những ảnh phong cảnh ở các tỉnh, thành từ Lạng Sơn, Hà Nội, Đà Nẵng cho đến miền Tây qua góc máy flycam được tác giả Lê Thế Thắng ghi...

Một cái nhìn về nghệ thuật thư pháp Việt thời hiện đại

Trong những năm gần đây, ở nhiều nơi trên khắp đất nước, “thư pháp chữ Việt” “thư pháp Quốc ngữ” (chữ Latinh) đã bắt đầu khởi sắc và trở thành...

Exit mobile version