Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Chim phóng sinh, rồi sẽ sinh hay tử?

Tục phóng sinh chim không còn là điều xa lạ đối với người Việt, nhưng liệu chúng ta có thắc mắc sau khi thả ra thì chim sẽ đi về đâu?

Chẳng khó khăn để bắt gặp những lồng đầy chim sẻ phía trước cổng chùa, rồi người đi lễ chùa sẽ vui vẻ mua những lồng chim này để thả chúng tự do bay về trời. Đó là tục phóng sinh vốn có từ rất lâu đời ở Việt Nam. Nhưng có khi nào bạn thắc mắc liệu chim phóng sinh ở đâu mà nhiều đến vậy, rồi sau khi phóng sinh chúng có thật sự sẽ tự do như bạn nghĩ?

Nếu bạn đang tin rằng phóng sinh là một hành động cầu mong phước lành, thì đó hoàn toàn không sai. Nhưng cách con người đang đối đãi với những chú chim dùng để phóng sinh lại quá độc ác. Chim tự nhiên, đặc biệt là chim sẻ vốn đã sống tự do nhưng vì con người cầu mong sự an ủi chốn chùa chiền mà trở thành “nạn nhân” của tục phóng sinh.

Những con chim sẻ bé nhỏ này không thể bay, chúng chỉ biết nấp vào những góc xó của chùa
Nằm đây và chờ người đến bắt chúng cho lần “phóng sinh” tiếp theo
Ở chốn mà người ta mong cầu sự an yên lại có vô số sinh mạng bé nhỏ đang vật vã tồn tại
Chúng đều bị cắt lông đuôi, cánh để chẳng bay đi đâu xa

Một người sử dụng Facebook tên Nguyễn Quang Ngọc đã chia sẻ một câu chuyện không hề đẹp đẽ về tục phóng sinh. Anh đã bắt gặp rất nhiều chim sẻ bị cắt trụi cánh, lông đuôi nằm khắp xó xỉnh chùa để chờ chết. Chúng chính là chim sẻ mà mọi người đã mua để phóng sinh. Cũng theo lời anh, để tìm được nhiều chim sẻ phục vụ khách thập phương, người bán không ngần ngại cắt lông đuôi, cánh của chim để chúng không bay xa được và sau đó họ cũng sẽ dùng mọi cách để bắt lại chúng.

Chim sẻ sẽ chết nếu người bán thấy chúng quá yếu để tiếp tục bay vào lần phóng sinh kế tiếp, chúng sẽ chết dần ở nơi mà cửa chùa. Có rất nhiều chim sẻ bay chẳng bao lâu thì rơi vào hồ nước hay hồ nuôi cá, nuôi rùa, nếu may thì chúng chỉ chết đuối, còn không thì có khi còn bị cả cá, rùa, mèo, chuột đến xé xác. Chúng vốn tự do, tại sao phải kết thúc những cuộc đời bé nhỏ kia thảm thương như vậy?

Phóng sinh hay “phóng tử”?
Vì chẳng bay được nên chúng đành chết đuối ở đây
Nhưng con người lại chẳng mảy may nhận ra đây cũng chính là sát sinh

Nếu vậy, Phật tử phóng sinh là làm phước hay sát sinh? Có thể người mua không nghĩ sâu xa, họ chỉ nghĩ đơn giản thả chim bay về trời, cá về nước là đã làm được điều phước cho chúng sinh. Nhưng sau khi nhìn những hình ảnh này, hy vọng bạn sẽ nghĩ đến những cách phóng sinh khác như anh Ngọc đã chia sẻ: đâu đó có người sẽ mua những bó lúa nặng trĩu cho chim tự nhiên đến ăn, đó mới chính là điều mà Phật mong muốn chúng ta thực hiện.

Liệu bạn có bao giờ nghĩ phóng sinh chính là gây ra tội ác thế này
Chim sẻ vốn có cuộc đời tự do, chúng không cần bạn trả lại tự do
Chính vì suy nghĩ cầu phước, cầu may của con người mà chúng phải chết oan ức dưới chân Phật thế này
Sẽ không còn người bán thất đức nếu không có người mua vô tâm
Phóng sinh có rất nhiều cách, hãy quan sát và giúp đỡ những điều cần thiết chứ không chỉ thả chim, thả cá là phóng sinh

Hãy dừng việc “phóng tử” này lại, sẽ chẳng còn người bán thất đức nào nếu bạn không tiếp tục mua chim, cá, rùa hay bất cứ loài động vậy nào để phóng sinh. Đạo Phật luôn mong chúng sinh sẽ biết Phật tại tâm, không phải bạn chỉ cần phóng sinh, ăn chay là đã đủ, mà là tấm lòng bác ái, nhìn rõ sự đời, không làm hại chúng sinh mới chính là an yên.

Nguồn bài: Facebook Nguyễn Quang Ngọc

Vẻ đẹp của ngôn ngữ tiếng Việt

Tôi không phải là nhà ngôn ngữ học đúng nghĩa, tức không phải chuyên ngành. Nhưng tôi lâu lâu có làm thơ và thỉnh thoảng hay viết lách. Chính cái...

Trường học Phần Lan – Tấm gương cho giáo dục thế giới

Mọi nơi trong thành phố đều được xem là lớp học. Ở trường, học sinh có thể học bằng cách chơi game khi đang ngồi trên ghế lười hạt xốp....

Những cách gỡ bí cho bạn trẻ khi lo đám cưới

Đáng lẽ mừng đám cưới như tục lệ trói buộc thành ra lo đám cưới. Tục cũ đã truyền nhiễm lâu không dễ một mai đổi ngay được. Vậy phải...

LM thừa sai Louis Vallet Ngân, “kiến trúc sư” kỳ tài

Mấy chữ kiến trúc sư ở trên, tôi phải bỏ trong ngoặc kép, bởi linh mục thừa sai thuộc Hội truyền Giáo Hải ngoại Paris ( Missions Etrangeres de Paris)...

Đến từ đâu thì cũng là Phở Việt

Theo chữ Nôm, từ phở gồm có chữ Mễ (lúa) + chữ Ngôn (lời nói) + chữ Phổ (phổ biến). Từ đó có thể hiểu nôm na phở là món...

Người Việt trong vùng Đông Nam Á

I.TÓM LƯỢC Lãnh thổ của Việt Nam ngày nay là cái nôi của một trong những nền văn minh đầu tiên trên thế giới, và là một trong những vùng...

Triệu Đà là người Thái Bình?

Trong lịch sử Việt Nam, Triệu Đà đóng một vai trò quan trọng. Đối với người Việt, cho dù không đọc lịch sử, thì ít nhất cũng biết về ông...

Trương Vĩnh Ký viết về việc người An Nam từ chối nhập quốc tịch Pháp

Bài này đăng phóng ảnh một bức thư 18 trang thủ bút của ông Trương Vĩnh Ký gửi cho đại biểu Blancsubé, về việc ông từ chối vào quốc tịch...

Người Việt Nam có thời ấu thơ kéo dài nhất thế giới?

Không ít gia đình đang biến trẻ thành những chú “gà công nghiệp” – không có kỹ năng sống, không tư duy, không biết giải quyết vấn đề, thụ động...

Tìm hiểu nguồn gốc chữ “Hỷ” trong hôn lễ

Chữ "Hỷ" được sử dụng vô cùng rộng rãi trong hôn lễ của người Việt Nam, cũng như người Trung Quốc. Từ ngàn năm trước, việc dán chữ "Hỷ" trong...

Cách viết hoa trong tiếng Việt

Đôi khi trong đời người ta, viết văn chỉ vì nhu cầu thôi thúc chứ thực ra nhà văn chưa chắc đã nắm vững một số kỹ thuật hoặc nguyên...

Dân Bách Việt nói tiếng Bách ngữ

Từ cuối thập niên '70, các nhà xuất bản Việt-Nam ở Mỹ thường hay nhắc đến câu "bảo tồn tiếng Việt", nhưng nay (1992) có cảm tưởng họ "im hơi...

Exit mobile version