Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Học giả Mỹ nói về cuộc chiến tranh Biển Đông trong tương lai

Việt Nam có một quân đội mạnh mẽ, can trường nhưng sẽ gặp vô vàn khó khăn khi chống lại gã khổng lồ phương Bắc nếu không có sự hỗ trợ.

Bài viết của tác giả James Holmes, Giáo sư về Chiến lược, Học viện Hải chiến Mỹ. Bài viết được đăng trên The National Interest.

Năm ngoái, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã kêu gọi đất nước sẵn sàng cho một cuộc “chiến tranh nhân dân” trên biển. Mục đích của chiến dịch này là “bảo vệ chủ quyền” sau phán quyết của Tòa Trọng tài rằng tuyên bố của Bắc Kinh về “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với 80-90% Biển Đông là không có cơ sở.

Một cường quốc không thể đơn giản chiếm đoạt vùng biển của các nước láng giềng yếu hơn và sẽ tìm cách biến vùng biển đó thành của mình. Dù điều gì xảy ra thì Trung Quốc cũng không thể thực hiện điều đó một cách hợp pháp. Họ sẽ làm thế thông qua xâm chiếm, vũ lực và hiện diện quân sự. Do đó, bảo vệ tự do hàng hải phải chống lại lời kêu gọi đó của Thường Vạn Toàn. Các nước Đông Nam Á và các liên minh bên ngoài khu vực của các nước này cần phải xem xét kỹ những tuyên bố của Trung Quốc, trong đó điều trước tiên phải tính đến một viễn cảnh có chiến tranh trên Biển Đông.

Đây là điểm đầu tiên về “chiến tranh nhân dân” trên biển: Va chạm quân sự là hoàn toàn có thể. Các nhà lãnh đạo ở Manila, Hà Nội và Washington không được xem nhẹ những phát ngôn của Thường Vạn Toàn.

Thực tế rằng người ta nghi ngờ về việc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài ngay cả khi giới lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn làm như vậy, vì điều này có thể gây ra phản ứng bất lợi trong nước. Trong hai thập kỷ qua, Bắc Kinh đã đầu tư rất lớn cho hải quân, tăng cường trang bị cho lực lượng này pháo, máy bay chiến đấu, bệ phóng tên lửa chống tàu, tàu chiến có phạm vi hoạt động ngắn như tàu ngầm chạy diesel và tàu tuần tra cao tốc. Lãnh đạo Trung Quốc đã lấy lòng quần chúng bằng việc sử dụng lực lượng trên biển để sửa chữa những sai lầm trong quá khứ và giành lại danh tiếng cho đất nước. Giờ thì họ phải theo đến cùng.

Thật là ngớ ngẩn khi gắn danh dự và chủ quyền quốc gia vào các tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo và vùng biển nhưng lãnh đạo Trung Quốc đã làm vậy. Họ liên tục làm vậy, công khai và kiên định. Bằng những lời nói, họ dần dần đã tạo nên quan điểm dân tộc chủ nghĩa, đồng thời biến họ phải chịu trách nhiệm đối với chủ nghĩa dân tộc đó. Họ làm dấy lên những kỳ vọng sai trái trong suy nghĩ của người dân. Phá vỡ những kỳ vọng này gần như là không thể. Nếu bây giờ Bắc Kinh giảm bớt những đòi hỏi chủ quyền thì người dân sẽ phán xét giới lãnh đạo bởi chính những tiêu chuẩn họ đặt ra. Lãnh đạo đảng sẽ phải chịu chỉ trích là những người yếu đuối, dâng lãnh thổ cho người khác và không thể trả thù cho một thế kỷ chịu nhục nhã mặc dù Trung Quốc đang trỗi dậy trở thành một cường quốc.

Không vị lãnh đạo Trung Quốc nào chịu để bị coi là một người yếu đuối, điều đó vô cùng nguy hiểm ở Trung Quốc. Các nhà đàm phán và nhà ngoại giao Trung Quốc rất khó để có thể xuống nước trước những cam kết công khai, do đó, họ phải cam kết và ràng buộc bản thân để giữ lời hứa. Không giữ được lời hứa là họ đã tự hạ thấp bản thân. Như những nhà lãnh đạo khác, lãnh đạo ở Bắc Kinh cũng muốn đạt được mục đích mà không cần chiến tranh. Gây chiến là sự lựa chọn tồi tệ cuối cùng.

Điều này dẫn tới điểm thứ hai: Từ những lời lẽ của tướng Thường Vạn Toàn, có thể thấy chính sách ngoại giao “cây gậy nhỏ” có thể được Trung Quốc thực hiện – triển khai lực lượng Hải cảnh Trung Quốc và các lực lượng khác để bảo vệ vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Chiến lược này mô tả chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông như là một thực tế và không đối thủ nào có thể đảo ngược thực tế đó.

Không có sự phản đối đối với “chủ quyền thực tế” của Trung Quốc – nước gần như độc quyền sử dụng vũ lực trong đường biên giới do họ vẽ lại trên bản đồ – điều sẽ trở thành một kết cục khó thay đổi theo thời gian. Khi điều này trở thành “sự bình thường mới” thì nó có thể trở nên hợp pháp, buộc các nước ven biển phải tuân theo.

Phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS đã đánh một đòn vào chính sách của Trung Quốc, làm sụp đổ những luận điệu nghe có vẻ hợp pháp đằng sau chính sách “cây gậy nhỏ” của Trung Quốc. Phán quyết này làm rõ rằng lực lượng biển của Trung Quốc hoạt động ở vùng đặc quyền kinh tế của Philippines chính là những kẻ xâm lược.

Nếu Bắc Kinh không thể đạt được mục đích thông qua các tàu hải cảnh thì họ sẽ dùng vũ lực. Tướng Thường Vạn Toàn từng nói các quốc gia có chủ quyền triển khai các phương tiện hành pháp để bảo vệ cái gì thuộc chủ quyền của họ và triển khai lực lượng quân sự để chiến đấu nếu có xung đột. Lời nói của tướng Toàn ngụ ý rằng Bắc Kinh từ bỏ phương pháp mềm mỏng và thừa nhận Đông Nam Á là khu vực có xung đột. Ngoài ra, nên để ý tới biệt ngữ mà tướng Toàn sử dụng. “Chiến tranh nhân dân” là cụm từ thuộc chủ nghĩa Mao, sử dụng để truyền đạt những ý tưởng quân sự. Có vẻ Trung Quốc giờ đã coi Biển Đông như là một chiến trường ngoài khơi – nơi mà kẻ thù phải bị đánh bại bằng vũ lực.

Nhưng không chỉ có quân đội. Bắc Kinh sẽ không rút lực lượng hải cảnh, lực lượng thực thi pháp luật trên biển hay các tàu đánh cá – lực lượng dân quân không chính thức – ra khỏi các vùng biển tranh chấp. Đội ngũ này sẽ đóng vai trò như một bộ phận trong hạm đội của chính phủ, tuy nhiên, hải quân và không quân thuộc quân đội Trung Quốc vẫn đóng vai trò nòng cốt.

Trong khi thực hiện chính sách “cây gậy nhỏ”, “cây gậy to” là sức mạnh hải quân luôn tạo ra mối đe dọa ngấm ngầm đối với khu vực. Các thủy thủ Philippines và Việt Nam hiểu rất rõ lực lượng Hải cảnh Trung Quốc sẽ được hỗ trợ nếu họ thất bại. Trong tương lai, các vị tư lệnh của Trung Quốc sẽ không ngần ngại phô trương “cây gậy to” hơn là chỉ giữ nó ở mức độ kín đáo như hiện nay.

Điểm thứ ba: Chiến lược “chiến tranh nhân dân” trên biển sẽ đối đầu với liên minh của các nước bên ngoài như Mỹ, có thể cả Nhật Bản và Úc. Philippines sẽ bị đánh bại. Việt Nam có một quân đội mạnh mẽ, can trường nhưng sẽ gặp vô vàn khó khăn khi chống lại gã khổng lồ phương Bắc nếu không có sự hỗ trợ.

Trung Quốc có thể đoán rằng bất cứ xung đột nào trên Biển Đông là một cuộc chiến tranh đối với Mỹ mà Mỹ sẽ quyết định quy mô của lực lượng được phái đi để hỗ trợ cho các quốc gia đồng minh và chỉ dẫn các tướng lĩnh thực hiện tốt nhất nhiệm vụ với nguồn lực mà họ có. Những chiến lược như vậy là hoàn hảo cho các hoạt động can thiệp gây rối nhưng ít khi mang tính quyết định. Ví dụ vào năm 1807, tướng Wellington đã dẫn đầu một đạo quân đổ bộ vào Iberia. Đạo quân viễn chinh này đã buộc Napoleon phải bước vào một mặt trận mới dai dẳng ở Tây Ban Nha. Tuy nhiên, tướng Wellington chưa bao giờ tự lừa dối mình rằng ông sẽ thắng một cuộc chiến tranh trải dài trên khắp lục địa chỉ với một đội quân viễn chinh khiêm tốn được tăng cường bởi lực lượng du kích và Hải quân Hoàng gia Anh.

Tương tự như vậy, chiến lược “chiến tranh nhân dân” của Trung Quốc cũng sẽ không đem đến chiến thắng cho Washington. Mỹ sẽ phải bước vào một cuộc chiến không có hồi kết ở một khu vực xa xôi, ngoài khơi của đối thủ mà không có hy vọng chiến thắng. Trong những trường hợp như thế, “chiến tranh nhân dân” là lựa chọn tối ưu do sự bền bỉ của nó. Nếu Trung Quốc là bên yếu hơn nhưng có nguồn sức mạnh cứng đáng kể thì đối thủ của họ sẽ phải mất thời gian. Lực lượng vũ trang Trung Quốc sẽ có cơ hội vừa câu giờ vừa tập hợp nhiều sức mạnh hơn, đồng thời bào mòn sức chiến đấu của kẻ thù.

Tóm lại, Trung Quốc có thể dành ưu thế ngay cả khi họ yếu hơn Mỹ về toàn diện. Quân đội Trung Quốc có thể thu hẹp hoặc đảo ngược cán cân sức mạnh tại chiến trường, chế ngự đội quân của Mỹ và thời gian mới thực sự là vấn đề – nó có thể làm Mỹ nản lòng. Lãnh đạo Mỹ có thể thất vọng với việc duy trì nhiệm vụ mà không biết tới khi nào mới kết thúc. Trung Quốc có thể tồn tại lâu hơn Mỹ, gây ra cho Mỹ những tổn thất về lâu dài và khiến cái giá phải trả cho việc duy trì tự do trên biển cao hơn mức mà lãnh đạo Mỹ sẵn sàng chi trả.

Bằng cách nào mà quân đội Trung Quốc có thể làm được điều đó? Tuân thủ triệt để những phương pháp chiến tranh từ lâu đời, Trung Quốc có thể dự đoán được về chính trị và chiến lược vì giới lãnh đạo đảng luôn muốn lấy lòng người dân nhưng không thể dự đoán được về chiến thuật vì đó là cách mà lực lượng vũ trang Trung Quốc đã chiến đấu từ thời Mao Trạch Đông tới nay.

“Phòng thủ tích cực” là khái niệm mà Mao hệ thống hóa các ý tưởng của ông về “chiến tranh nhân dân” và tới nay vẫn là trọng tâm của chiến lược quân sự của Trung Quốc. Ý đồ của “phòng thủ tích cực” là một nước Trung Quốc yếu hơn có thể nhử mồi một nước mạnh hơn đến chỗ triển khai quân đội quá mức và tự làm mệt mỏi mình trước khi Trung Quốc có đòn phản pháo. Nếu cách tiếp cận làm tiêu hao sinh lực địch như vậy có thể thực hiện ở phạm vi rộng lớn, lực lượng vũ trang Trung Quốc cùng với thời gian có thể gây ra những thất bại chiến thuật làm suy yếu kẻ thù. Như vậy, “phòng thủ tích cực” là việc hạn chế tấn công chiến thuật để dành sức cho các chiến dịch phòng thủ chiến lược.

Để theo đuổi chiến thuật đó, các tư lệnh Trung Quốc sẽ tìm các đội quân kẻ thù đang bị cô lập mà họ có thể tấn công ở “đường biên ngoài”, bao vây và tiêu diệt họ. Tác động dồn lại của việc bị thua trận chiến thuật lặp đi lặp lại sẽ bào mòn kẻ mạnh và khiến lãnh đạo của kẻ thù trở nên nghi ngờ về việc liệu cuộc chiến có xứng đáng với sự vất vả, nguy hiểm và chi phí mà họ phải trả hay không. Nếu không, về mặt lô-gíc, các nhà lãnh đạo Mỹ sẽ phải nghĩ đến đường rút lui và Trung Quốc sẽ chiến thắng thậm chí khi không có thắng lợi rõ ràng trước các lực lượng liên quân.

Những thủy thủ và phi công của Mỹ và các nước đồng minh phải nghiên cứu các phương pháp quân sự truyền thống của Trung Quốc, tích lũy kiến thức về các hoạt động quân sự trên biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Nếu anh là Trung Quốc và đã xây dựng một đội quân du kích trên biển, một đội hải cảnh ấn tượng, một lực lượng hải quân lớn nhất châu Á và một kho vũ khí quy mô lớn có đủ khả năng gây ảnh hưởng, thì liệu anh có kết hợp tất cả những yếu tố này thành một công cụ chiến đấu sắc bén hay không?

Thử tưởng tượng nếu Trung Quốc cố gắng đặt chiến lược của Mao Trạch Đông và Thường Vạn Toàn vào thực tế? Tướng Toàn sử dụng phương pháp quân sự truyền thống của Trung Quốc, đặt trọng tâm vào “chiến tranh nhân dân”, mô tả việc Bắc Kinh có thể triển khai hoạt động ở Đông Nam Á thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng chiến lược của bên yếu thích hợp đối với Mao nhưng không phải là ưu tiên chiến lược của ông. Mao đã viết về chiến lược này là dành cho một nước Trung Quốc thất bại, bị tàn phá bởi nội chiến và sự xâm lược từ bên ngoài chứ không phải cho nước Trung Quốc hiện nay. Trong quá khứ mục tiêu của “phòng thủ tích cực”, của “chiến tranh nhân dân” là khiến Hồng quân trở thành một địch thủ mạnh mẽ hơn. Một khi lực lượng của Mao đảo ngược được cán cân sức mạnh, họ sẽ tổng phản công và chiến thắng trên chiến trường.

Đây không phải là một nước Trung Quốc dưới thời Mao Trạch Đông. Trung Quốc hiện là một cường quốc về kinh tế và quân sự, Trung Quốc có thể chiến đấu độc lập. Quân đội Trung Quốc hiện nay có nhiều sự lựa chọn hơn rất nhiều so với Hồng quân của Mao. Không chỉ theo đuổi học thuyết “chiến tranh nhân dân” đơn thuần theo chủ nghĩa Mao mà quân đội Trung Quốc còn theo đuổi một sự phối hợp giữa các đơn vị tham chiến lớn và nhỏ để chống lại liên minh do Mỹ đứng đầu.

Bởi vậy mà “chiến tranh nhân dân” có thể bắt đầu không giống với một trận hải chiến theo quy ước nếu Bắc Kinh tin rằng cán cân quân sự và xu hướng là có lợi cho họ. Hãy cùng xem xét lại cách mà Trung Quốc tham chiến, thói quen và tư duy chiến tranh của Trung Quốc. Nhưng những điều này không phản ánh mô hình của chủ nghĩa Mao trong những năm 1930 và 1940. Trung Quốc áp dụng học thuyết của Mao trong các đấu trường ngoài khơi như thế nào và làm sao để đội quân liên minh có thể chiến thắng được chiến lược của Trung Quốc là các câu hỏi đặt ra cho những người ủng hộ tự do hàng hải.

Những hình ảnh khó quên về đời thường ở Sài Gòn năm 1970

Cùng xem những hình ảnh rất sống động về Sài Gòn năm 1970 được ghi lại qua ống kính của cựu binh Mỹ tên Mark. Ảnh: Smugmug.com. Chợ Bến Thành,...

Xe Velo Solex ngày xưa

Sài Gòn trong ký ức: Xe Velo Solex ngày xưa… Một bài viết của nhà thơ Linh Phương (tác giả lời thơ Kỷ Vật Cho Em), nhắc lại kỷ niệm...

Giai thoại về vị hiền nhân người Việt đánh bại trạng cờ Trung Hoa

Mạc Đĩnh Chi là là nhân tài hiếm có của đất Việt, ông từng hai lần đi sứ sang nhà Nguyên. Tài năng của ông khiến nhà Nguyên phải nể...

Ngôn ngữ và chữ viết

Dân tộc nào trên thế giới cũng có tiếng nói của mình dù trình độ phát triển chênh lệch nhau. Có tiếng nói không có nghĩa là có chữ viết....

Cuộc sống xa hoa bậc nhất thế giới ở Dubai

Dubai được nhắc đến như quốc gia tiêu tiền bậc nhất, khi mà sự xa hoa tại đây khó có thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào trên thế...

Chị gái Sài Gòn, giờ tóc đã qua vai?

Gặp chị lần đầu, ấn tượng với cái đầu trọc bóng được giấu lấp ló dưới vành nón vải rộng. Khách trên xe trung chuyển tuôn xuống được chị chia...

Tìm hiểu về tục nhuộm răng của người Việt xưa

Nhuộm răng đen là một tục lệ lâu đời, xuất hiện từ thời Hùng Vương, tồn tại suốt mấy ngàn năm trong lịch sử văn hóa của người Việt. Đây...

Gửi Thạch Lam

Dù biết rõ rằng, lúc tôi ngồi đây vẩn vơ kể ông nghe tâm tình của tôi - kẻ đang lang thang trong mớ hỗn tạp, xô bồ của thực...

Tính cách thực sự qua cách nắm tay

Ngôn ngữ cơ thể là một trong những yếu tố thể hiện đặc điểm tính cách rõ ràng nhất. Và hãy xem, tính cách thực sự của bạn là gì...

Sài Gòn những năm 90

Sài Gòn những năm 90, phố phường đông đúc, con người thân thiện… Thành phố vang bóng một thời giờ đã phần nào nằm trong ký ức. Sài Gòn nay...

Sử việt ghi chép gì về việc chống dịch bệnh?

Năm Giáp Tuất (1814) khi dịch bệnh vua “lệnh cho lập đàn tế cầu đảo”; năm Bính Tuất (1826) có dịch bệnh vua đã “lập đàn tế tại Kinh, các...

Thiền viện có chùa Một Cột thu nhỏ ở miền Tây

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam là một trong những điểm đến văn hoá tâm linh nổi tiếng, toạ lạc ở thành phố Cần Thơ. Thiền viện Trúc Lâm Phương...

Exit mobile version