Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 4/25 – Nguyên nhân mất mát âm D và GI của miền Bắc

Một người Bắc Việt mới vào Nam, không thể nào phát âm được hai âm D và Gi giống người Nam cả, chỉ dẫn thế nào họ cũng thất bại. Đó là người khác chỉ dẫn, còn chúng tôi chỉ dẫn thì họ có thể đọc ngay tức khắc. Thí dụ DA THỊT, thay vì viết như vậy, tôi viết là YA THỊT và chỉ dẫn rằng phải qua hai giai đoạn:

1.      Tách rời Y và A

2.      Nhập lại thật nhanh.

Thế là họ thành công liền. Chỉ tốn có hai phút.

Sự kiện ấy chứng tỏ nhiều điều kỳ lạ lắm. Là lưỡi của hai miền không có khác nhau chút nào hết và họ vẫn phát âm được y hệt như Trung, Nam và bất kỳ nhóm Mã Lai nào, và cả Trung Hoa cũng phát âm được.

Nhiều người hay đổ thừa cho sự lai Trung Hoa, nhưng chúng tôi nghe Trung Hoa nói mỗi ngày hai tiếng XÌ DẦU cả chục bận. Họ vẫn phát âm được chữ D thì thủ phạm không phải là người Tàu.

Đồng bào miền Bắc đọc được, như bất kỳ ai, nhưng phải qua một thời kỳ tập sự, ngắn hay dài tuỳ người chỉ dẫn, thí dụ với tôi thì chỉ tốn có hai phút, còn người khác có khi chỉ dẫn hai ba năm, họ đọc cũng không được.

Thế nghĩa là khi xưa, có một thời họ đọc được, nhưng họ đã đánh mất khả năng của họ chăng? Không.

Thế giới không có chữ D của Nam Kì. Đó sáng tác riêng của các cố đạo. Thế nghĩa là loài người không có âm D. Vậy viết ra chữ D rồi bắt thiên hạ phải đọc chữ đầu đó như Nam Kỳ thì làm thế nào mà người miền Bắc đọc cho được. Họ đã nỗ lực đến mức tối đa, nhưng nó chỉ hoá ra Dz mà thôi.

Trong ngôn ngữ những gì nhân tạo và cưỡng ép thì không xong. Nếu phải cải cách quốc ngữ thì công việc cần làm trước nhứt là bỏ chữ D.

Ở khắp các địa bàn Mã Lai, ngày nay các nhà ngữ học đã dùng chữ Y để ký hiệu cái âm mà các cố đạo đã ký bằng D và họ thành công 100%.

Thế thì cái lưỡi của đồng bào miền Bắc không có bịnh tật gì cả, tại ký hiệu sai không giúp họ đọc được âm ấy.

Nhưng ta nên tự đặt câu hỏi. Trước khi chữ Quốc ngữ được các cố đạo chế ra, đồng bào miền Bắc phát âm chữ D ra sao? Có phải là Dz như ngày nay hay không?

Đã bảo nhân loại không có âm D thì họ không bao giờ có dịp phát âm D mà nghĩ rằng họ đã phát âm đúng hay sai. Ngày nay họ phát âm là Dz thì chỉ là một nỗ lực đặc biệt (nhưng không thành công) để diễn tả chữ D nhân tạo đó.

Có một âm gần gần như thế, đó là âm Y, và họ đã phát âm được, nay thì thế xưa chắc cũng thế, trước khi ngoại nhân đưa vào một ký hiệu kém khả năng miêu tả là D.

Sự miêu tả văn phạm và giọng đọc rất là quan trọng và ngày nay tất cả các nhà ngôn ngữ học thế giới đều chú tâm vào đó.

Nhưng đừng tưởng là các cố dốt. Về phương diện Phonème thì Y chỉ có giá trị bằng phân nửa

I. Đó là một bán nguyên âm (Semi – voyelle). Nhưng dân ta phát âm DA rất mạnh ở D, thành thử các cố thấy là Y không ổn nên mới phát minh D mà cả thế giới đều không có. Nhưng các cố phát minh GI thì quả thật là dị kì. Hồi tiền chiến ở Hà Nội người ta đã cãi nhau ầm ĩ về chữ DÒNG và GIÒNG. Sở dĩ có cãi nhau là tại hai chữ đó đọc như nhau. Thế thì GI thậm vô ích.

Sự bối rối của các cố trước Y đọc thật mạnh của ta do ta có âm IA trong chữ KIA. Người Chàm không có âm IA nên họ viết IA cho Chàm và Chàm đọc thật đúng là D như Nam Kì, vì I mạnh lắm. Các cố không làm như vậy được cho Việt vì sợ IA (DA) lẫn lộn với IA ( KIA), nên đành phát minh D kém khả năng miêu tả.

Nhưng nếu các cố cứ dùng Y như các nhà ngữ học Âu Mỹ đã dùng cho Nam Dương và Thái Lan , rồi đưa ra ước lệ này là Y có đầy đủ giá trị như I, tức đọc mạnh được, thì đã không xảy ra rắc rối nào hết.

Ở Nam Dương và Thái Lan, người công dân cũng phát âm rất mạnh ở DA vì họ cũng là Mã Lai như ta, nhưng khi dùng ký hiệu Y thì các nhà ngữ học đã đưa ra ước lệ đó, nên không có gì trục trặc cả.

Kết luận, miền Bắc không bao giờ mất âm D vì không bao giờ có âm D mà họ chỉ có âm Y đọc mạnh như I.

Vậy nếu có cải cách ta sẽ cải cách với ước lệ như ở Nam Dương và Thái Lan, tức bất kể luật quốc tế, cho phép đọc Y thật mạnh như I.

Nghiên cứu ngôn ngữ của toàn khối Mã Lai, chúng tôi lại nhận thấy điều nầy là Mã Lai không có âm V, hoặc rất hiếm có. Nhưng Việt Nam thì rất giàu V. Tại sao Mã Lai lưu vực Hồng Hà lại làm khác?

Đó là một cải cách lớn có mục đích hẳn hoi, xảy ra cách đây hơn hai ngàn năm. Muốn biết mục đích của cuộc cải cách cổ thời ấy, ta cần biết thêm đặc điểm nữa của ngôn ngữ Mã Lai. Đại khối Mã Lai lạm phát nguyên âm. Đôi khi có đến năm nguyên âm dính liền với nhau.

Thí dụ ĐÙA của Nam Dương là TAUÙA, còn ĐÙA của Nhựt Bổn là: Tauuamurê, tức cũng có bốn nguyên âm, AUUA dính nhau y hệt như Nam Dương, chỉ khác có cái đuôi MURÊ.

Danh từ CON DIỀU của Thái còn kinh khủng hơn nữa. Nó là HYIAOU tức chứa đến 5 nguyên âm dính liền nhau, THỪA MỨA của Nam Dương là MIỨUA.

Những danh từ ấy, có tánh cách đa âm. Khi ta độc âm hoá ngôn ngữ ta sau Mã Viện thì dĩ nhiên ta phải thu ngắn những danh từ đó, bằng cách phát âm V để thay cho hai, ba nguyên âm, hoặc nuốt mất một số nguyên âm.

Các dân của tộc khác không độc âm hoá thì cứ tiếp tục đọc dài cho tới thế kỷ 19, các nhà ngữ học Âu Mỹ cho họ mượn W thì giải quyết được sự kỳ dị khi ký hiệu bằng La Tinh. TAUUA của Nam Dương biến thành TAWA TAUUAMURÊ của Nhựt biến thành TAWAUMRÊ.

Chủng Mã Lai lại cũng không có dấu ngã bao giờ và người ta lại tự hỏi lưu vực Hồng Hà đã sáng tác dấu ngã làm gì cho rắc rối đến thế.

Những gì chúng tôi viết ra dưới đây là chỉ viết riêng cho các nhà nghiên cứu và xin báo trước rằng chúng tôi không bảo đảm một phần trăm nào hết cho chủ trương dưới đây, chính vì ông bạn Trung Hoa đã dạy chúng tôi học Quan thoại cũng chỉ tưởng thế thôi mà không dám chắc gì hết.

Chúng tôi đã chứng minh trong quyển sử, bằng một biểu đối chiếu rằng dân tộc ta đã học với thầy Hoa Bắc vào đời Hán, nên ta nói tiếng Tàu giống giọng Quan Thoại hơn là giống các giọng khác, mặc dầu ta có đọc sai Quan Thoại, vẫn còn cứ khá giống Quan Thoại.

Ông bạn Trung Hoa của chúng tôi vốn người Thất Mân đồng ý về điểm đó, nhưng có thêm ý kiến nầy là Quan Thoại ngày nay đã sai giọng Quan Thoại đời Hán, và người Tàu vừa trở về với Quan Thoại đời Hán mà ta gọi là Tân Âm nhưng nó vốn là Cựu Âm. Đó là Quan Thoại của khu tam giác mà chúng tôi đã nói đến trong quyển sử.

Cái Quan Thoại Tân Âm nhưng mà là Cựu Âm đó có dấu huyền rất là kỳ dị là hơi giống dấu ngã của Bắc Việt, tức xuống rồi lên, nhưng chỉ ít thôi, và rất khó nhận ra.

Chỉ có người Việt châu thổ Hồng Hà mới đủ thính tai để nhận diện được cái dấu huyền kỳ dị đó, còn cho đến cả người Tàu ở xa kinh đô cũng không nhận được, không đọc được.

Thế nên họ đã sáng tác dấu ngã để diễn tả cái dấu huyền đó mà trên thế giới chỉ có họ là nhận ra mà thôi. Nhưng họ lại đi quá lố, chớ thật ra thì cái dấu huyền Quan Thoại đời xưa, không có lên cao đến thế, vì vậy mà trừ Bắc Việt ra, trên thế giới không ai nhận ra được hết, kể cả người Tàu ở ngoài khu tam giác đó.

Ông bạn người Trung Hoa ấy đã đưa ra thí dụ cụ thể để minh chứng chủ quan của ông:

Quan thoại     Bắc Việt

Mà                    Mã (ngựa)

Wùa                  Vũ (mưa)

Dèl                    Nguyễn (họ)

Luỳ                   Lữ (họ)

Nài                    Nãi (sữa)

MÌ                     MỸ

Chúng tôi chất vấn ông bạn Trung Hoa đó: „Nói thế thì tại sao những danh từ không do tiếng Tàu mà ra, cũng viết với dấu ngã?”

Ông bạn Trung Hoa nầy đã theo dõi chúng tôi khi chúng tôi viết sử, và đã biết tất cả những gì chúng tôi viết trong đó, nên ông bạn đáp ngay: „Đó là tại những danh từ ấy không phải là của Lạc bộ Trãi. Các anh đã vay mượn của các nhóm khác rồi quên mất chủ nhơn, cứ ngỡ là của Tàu”.

Thí dụ ẴM BỒNG, anh đã nói là do AMBING của Lạc bộ Mã mà ra (Nam Dương: Ambing = Ẵm bồng).

Chúng tôi cười hơi mỉa mai: „Có thế nào mà chúng tôi quên cả chủ nợ hay không?”

„Có. Thuở đó Trung Hoa là số dzách khiến ai cũng ngỡ cái gì cũng của Tàu mà ra cả. Anh có biết hiện nay (năm 1972) người Thái Lan gọi người Trung Hoa là gì không?”

„Không.”

„Họ gọi đồng bào của chúng tôi, kể cả cu li nữa là CHAOU JIN, tức là CHỦ NHƠN. Họ gọi theo đời Tần, mà họ bị đánh chiếm, rồi thì nó quen miệng đi. Các anh không có gọi Trung Hoa như vậy, nhưng hẳn các anh có phục Trung Hoa, khi Mã Viện bình định xong, và các anh bắt đầu an phận, theo học văn hoá Tàu.”

Chúng tôi lại chất vấn thêm, và ông bạn vẫn cứ trả lời xuôi rót:

„Tôi còn thắc mắc. Có những tiếng Tàu mang âm huyền rõ ràng thế sao Bắc Việt vẫn phát âm hỏi.”

„Hà, cái nầy dễ hiểu quá mà, tại các anh học với lính Quảng Đông, Phúc Kiến, tức bọn quân bổ túc cho đạo binh viễn chinh, mà người Quảng Đông, Phúc Kiến chỉ mới bị trị trước các anh không tới một trăm năm. Họ chỉ vừa bị Hoa hoá và cho tới ngày nay họ không nhận diện được cái dấu huyền đó, thế nên họ phát âm sai, tức với dấu hỏi.”

Ông bạn lại đưa ra thí dụ:

Quan thoại Quảng Đông   Bắc Việt

Quò               Quỏ                    Quả

Chường         Chưởng             Thưởng

Pèo                 ẻo                       Biểu

Chúng tôi xin lặp lại là chúng tôi không đảm bảo gì hết, và chúng tôi chỉ viết ra để các nhà học giả thạo hơn chúng tôi nghiên cứu thử, chớ chính chúng tôi cũng chẳng nhận diện được dấu huyền Quan Thoại đó, và chính kẻ dạy chúng tôi học cũng không đọc được cái dấu huyền hoặc đó.

Dầu sao sự kiện nầy cũng có và còn nguyên vẹn, là trong đại khối Mã Lai đông hơn 300 triệu, chỉ còn Bắc Việt là có dấu ngã, khiến ta phải nghĩ rằng họ mới sáng tác về sau, không biết để làm gì, còn gốc tổ thì không có.

Mặc dù không tin chủ trương trên đây, chúng tôi vẫn băn khoăn tự hỏi những luật hỏi ngã của văn phạm ta sao mà hơi kỳ kỳ, đại khái như thế này: khi mà các danh từ gốc Hán Việt mà bắt đầu bằng D, L, M v.v. thì phải viết với dấu ngã.

Ở đây, nguyên nhơn tại chữ D, chữ L, chữ M. Tại sao các chữ đó là nguyên nhơn được? Chủ trương của ông bạn Trung Hoa tuy không được chúng tôi tin, nhưng nguyên nhơn mà ông bạn ấy đưa ra có vẻ là nguyên nhơn thật sự, chớ còn chữ D, chữ L, chữ M làm thế nào lại là nguyên nhơn được.

Nếu chủ trương của ông bạn Trung Hoa nói trên mà sai, tưởng ta cũng cần tìm nguyên nhơn khác hơn là chữ D, chữ L, chữ M, nó không có vẻ gì là nguyên nhơn cả.

Hợp tự là gì? Tại sao phải hợp tự?

Hợp tự có nghĩa là : rước các tiên linh các đời vào thờ chung trong cùng một nhà thờ của đại tôn hay của từng tiểu chi. Theo phong...

Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn thập niên 60, 70

Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Kiều Chinh hay Kim Cương đều là những cái tên đình đám ở Sài Gòn vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Họ...

Bộ phim “Kiếp hoa” và nhạc phẩm “Dư âm” của Nguyễn Văn Tý

Kiếp hoa là một trong những bộ phim có âm thanh đầu tiên do người Việt sản xuất, trước đó cũng có nhiều phim truyện do người Pháp hoặc người...

Lịch sử đế chế La Mã

Lịch sử La Mã bắt đầu từ 1 ngôi làng nhỏ (có sách nói là gồm 7 ngọn đồi) ở trung tâm Italy, sau đó phát triển thành thủ phủ,...

Khoa Cử Việt Nam – Phần 2: Thi Đình – Chương chín: Vinh quy – Khao vọng – Bổ dụng

Tin người đỗ đưa về làng, hương chức, dân làng họp ở đình, cắt cử người ra gập Tân khoa để ấn định ngày vinh quy, rước về nguyên quán....

Xứ Đàng Trong thế kỷ 17 – Phần 1 – Quốc hiệu và diện tích của xứ nầy

Vào đầu thế kỷ 17, nghĩa là trước đây gần 400 năm, đã có một người Ý tới Đàng Trong. Trong gần năm năm trời, ông đã xem xét và...

Đom đóm vào nhà

Trời đã lập Thu mà nắng vẫn còn gay gắt. Những đợt gió Tây Nam thổi rạc mặt người. Mùa Hạ ngỡ đã lặn vào trong hoa trái để hiến...

Trận lụt lịch sử ở Hải Dương năm 1926

Trong trận lụt lịch sử xảy ra ở miền Bắc cuối tháng 7/1926, Hải Dương là một trong những địa phương chịu hậu quả nặng nề nhất. Nước ngập trắng...

Đại lễ phục triều đình An Nam – Grande tenue de la cour d’Annam (1902)

Đây là bộ tranh vẽ thuốc nước và bột màu trên giấy, mô tả Phẩm phục sử dụng trong triều đình Huế – Việt Nam, được ghi là của Nguyễn...

Nguyên văn ít biết của câu “hậu sinh khả úy”

“Hậu sinh khả úy” là một câu thành ngữ dùng để chỉ tài năng của lớp trẻ, cho rằng họ đáng được tôn trọng, vì họ thông minh, dễ thích...

Hoài niệm câu Lý đò đưa

Gió đánh ố mấy đưa đò đưa Gió đập ố mấy đưa đò đưa Sao cô là cô mình mãi Lửng lơ mà chưa có chồng ??? (Dân ca -...

Câu chuyện con nhện quý

Có những thứ trên đời không phải là của mình, dù có giữ lại cũng sẽ mất, giành giật cũng sẽ hư hỏng. Vậy thì hãy biết thuận theo tự...

Exit mobile version