Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao Dân Trí người Việt bị coi là thấp?

Có nhiều người mượn câu ngạn ngữ Tây phương để nói về tình hình Dân Trí nước Việt Nam rằng: “Dân nào, chính phủ đó.” Để giải thích tình trạng băng hoại về đạo đức, ý thức con người Việt Nam hiện nay.

Featured Image: Khoi Tran

Tôi cho rằng gán ghép đó không chỉ là sai lầm, mà cần nên đặt vấn đề ngược lại, đặt biệt là ở Việt Nam, là: “Chính phủ nào, dân đó.”

Bởi lẽ, trong một đất nước dân chủ, nếu một giống dân vì hạn chế nào đó thuộc di truyền mà không thể ngóc đầu so vai với những giống dân đầy kiêu hãnh với lịch sử khá hào hùng lấy ví dụ như dân Đức, dân Pháp…, thì điều đó có thể đúng.

Nhưng. Với một chữ NHƯNG rất lớn khi đề cập câu “Dân nào, chính phủ đó” với Việt Nam. Vì những lý do rất đơn giản như sau:

Trong khi Việt Nam vẫn còn chế độ độc tài độc đảng, theo một chủ nghĩa Cộng Sản đã lạc hậu và bị thế giới chối bỏ từ lâu. Cả nước Cuba Cộng Sản anh em “còn lại trong bốn năm nước “thức ngủ” để canh chừng cho Chủ Nghĩa Cộng Sản (CNCS), cũng đã có những động thái nói lời từ biệt“ với CNCS, thì lập luận “Dân nào, chính phủ đó” chỉ là một biện hộ cho chính sách ngu dân từ mấy thập kỷ qua của nhà cầm quyền CSVN.

Chính bởi chính sách “ngu để trị” của chế độ CSVN mà dân Việt Nam mới ra nông nổi như ngày hôm nay.

Nếu cần, quý vị có thể so sánh chế độ Cộng Sản miền Bắc với miền Nam Dân Chủ VNCH trước 1975, khi cả hai phe Cộng Sản – Tư Bản lấy Việt Nam làm tiền đồn chính trị…, thì sau Hiệp định Genève, nền Kinh tế Giáo dục của hai miền khác xa một trời một vực như thế nào.

Còn rất nhiều những nhân chứng vẫn sống sờ sờ của cả hai miền để quý vị có thể hỏi han tìm hiểu sự thật trước khi họ trở thành người thiên cổ.

Trong khi ở miền Nam thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hòa – cũng lấy đà từ thời Pháp thuộc, những viện trợ của Mỹ và phe Tư Bản đồng minh đã không biến thành vũ khí sát thương, mà số lớn viện trợ được đầu tư cho nền Giáo dục VNCH với tiêu chí “Nhân bản, Dân tộc và Khai phóng”, khiến cả những người Cộng Sản còn có lương tâm sau 40 năm bình tâm nhìn lại cũng phải trầm trồ. Chính nền Giáo dục VNCH, hay dư âm của nền Giáo dục này đã sản sinh những Con Người – mà chế độ tạm gọi là Cộng Sản hiện thời với hạn chế về kiến thức, dù với hằng vạn Tiến Sĩ Giấy XHCN…, vẫn phải nhờ vả vào trí thức của họ.

Chính nhờ nền Giáo Dục khai phóng con người này của nền Dân Chủ VNCH dù chết yểu sau 20 năm, nhưng khi vì lý do chính trị, khi mất trắng của cải, lưu lạc ở những nước dân chủ Âu Mỹ, người Việt tỵ nạn từng trải qua hay kế thừa nền Dân chủ, Giáo dục ấy đã góp phần không nhỏ cho đất nước cưu mang họ, cũng như đã vì tình người mà gián tiếp nuôi sống cho nền Kinh tế Thị trường định hướng XHCN Việt Nam sống ngoắc ngoải đến ngày hôm nay.

Những người Việt sống lưu vong xứ người sau 40 năm cuộc chiến 1975 là một ví dụ hùng hồn cho khả năng thích nghi – sinh tồn – phát triển của người Việt Nam nếu được sống dưới nền Dân Chủ.

Còn ở miền Bắc, sau dằn mặt “giai cấp “địa chủ” trí thức qua Cải Cách Ruộng Đất mà đồng chí lớn“ Trung Cộng truyền xuống nhằm phá nát những truyền thống đạo đức “tàn dư của thời phong kiến”…, người dân miền Bắc vốn đã sống trong đói khổ sau cuộc chiến chống Pháp, hơn một lần nữa buột chịu đói để dành “nắm gạo cho đồng bào miền Nam”. Biết bao thanh niên thiếu nữ tuổi trẻ ưu tú bị bắt buộc, bị tuyên truyền sứ mệnh giải phóng miền Nam “trước gông cùm của đế quốc Mỹ“ , để sinh Bắc tử Nam … là “vinh dự” mà họ không được quyền lựa chọn. Chỉ có đi mà không có đường về (Mời xem: “Đường đi không đến“ (*)). Đến cả những thành phần trí thức phục vụ cho đảng Cộng Sản (ĐCS) cũng không có quyền sáng tác tự do, nói lên chính kiến của mình, mà tất cả phải theo đường lối chỉ đạo của ĐCS.

Có lẽ đã không cần dài dòng về những chi tiết bên lề mà đa phần quý vị trong thời đại bùng nổ thông tin Internet hiện nay chắc đã biết rõ, nhưng người viết cần nói sơ lược để những thanh niên trẻ tuổi sinh sau cuộc chiến 1975 có thể tìm hiểu thêm sự thật.

Trở lại chủ đề, thì mệnh đề câu “Dân nào, chính phủ đó” ít nhất là một hiểu lầm tai hại cho người Việt (bao gồm cả 54 Dân tộc anh em); hoặc đó là chủ ý của ĐCS Việt Nam, nhằm đem sự tụt dốc của cả nước Việt Nam về Kinh tế, băng hoại về Đạo đức con người mà đổ lỗi cho người dân Việt.

Người có lòng với vận mệnh đất nước không thể đồng tình với gán ghép như vậy. Vì suy nghĩ đó có thể vô tình làm ô nhục cho cả một Dân Tộc dù trải bao thăng trầm, nhưng hào hùng với hơn bốn nghìn năm văn hiến.

Bởi do đâu?

Vì thật ra, người dân Việt không có thực quyền, không có quyền quyết định số phận của mình – như chế độ CS rêu rao Dân làm chủ, Cán bộ là đầy tớ Nhân dân… Tất cả đều được một Nhóm người lấy danh nghĩa “Đảng Cộng Sản do Dân và vì Dân“ quyết định, chưa tính đến yếu tố Trung Cộng. Mà trong Nhóm đó – chính những người nắm quyền nước CSVN thú nhận – là toàn những con sâu con chuột.

Việt Nam là một nước lớn. Đứng hàng thứ 14 trên thế giới nếu tính về dân số. Còn diện tích quốc gia ngang bằng nước Đức. Con người Việt Nam thông minh cần cù chịu khó. Vậy thì cớ lẽ gì người dân Việt với hơn bốn nghìn năm hào hùng lịch sử, trải bao khổ đau tranh chiến lại vẫn phải chịu nghèo, chịu nhục với bạn bè năm châu thế giới ?

Câu trả lời dành cho Quý vị nào còn thao thức về vận mệnh Dân tộc Việt Nam ta!

(*): Đường Đi Không Đến – Xuân Vũ

‘Phòng tuyến chùa’ có một không hai tại Nam kỳ: Kỳ 5/Hết – Sự can trường của quân dân Nam kỳ

Sau khi liên quân Pháp - Tây Ban Nha đánh chiếm đại đồn Chí Hòa, quân An Nam theo đường tắt lui về đồn Thị Nghè giáp mặt Sài Gòn,...

Phong tục Tết Đoan Ngọ Việt Nam

Truyền thống Việt Nam đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa độc đáo, trong đó có các phong tục truyền thống. Tết Đoan ngọ là một...

Các đời chúa Nguyễn mở rộng lãnh thổ – P3: Lãnh thổ đến Gia Định

Năm 1635, chúa Nguyễn Phúc Nguyên qua đời, con thứ là Nguyễn Phúc Lan lên thay, hiệu là Thượng Vương nên còn được gọi là Chúa Thượng. Chúa Nguyễn Phúc...

Mỹ Tho “thành phố trầm lặng”

Người ta được biết rằng từ bốn thập niên qua, thì vùng địa lý của tỉnh Tiền Giang ngày nay chính là khu vực đất đai của tỉnh Mỹ Tho...

Củ nén – Gia vị trứ danh trong món ăn xứ Quảng

Mỗi vùng miền đều có những đặc trưng gia vị rất riêng làm nên hồn cốt của tinh túy ẩm thực của địa danh ấy. Về với mảnh đất Thu...

Ngót trăm năm một món phở Việt

Nếu ta lấy việc xuất hiện tên gọi món ‘phở’ trong tự điển là cột mốc ra đời món ăn không lâu trước đó, có thể nói phở ra đời...

Câu chuyện chè Thưng

Chè thưng coi ngọt ngào vậy mà lại là món “khó ăn” nhứt cho tôi, trước do cái tên bí hiểm, sau vì quá khứ đầy bí ẩn của nó....

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 7

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Vì sao Nga bán Alaska cho Mỹ với giá rẻ mạt?

Năm 1867, Nga bán vùng lãnh thổ Alaska cho Mỹ với giá 7,2 triệu USD vào thời điểm mà nơi đây đã nổi danh với nhiều mỏ vàng và khoáng...

Chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp ở miền Nam trước 1975

Bài viết sưu khảo này dựa vào những nhận thức và kinh nghiệm của người viết sinh ra trong thập kỷ 1940s thừa hưởng môt nền giáo dục khai phóng...

Một chút Sài Gòn trong lòng Hamburg

Hamburg là thành phố châu Âu đầu tiên tôi ghé thăm, cũng đã hơn mười hai năm rồi, và đã bị choáng ngợp bởi sự hiện đại của nó. Năm...

Tại sao lại gọi là “Tẩy” đá?

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nghe người nào đó xin kèm một “tẩy” khi gọi nước chưa? “Tẩy” này có phải ‘tẩy bút chì”, “tẩy chay” không nhỉ?...

Exit mobile version