Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tánh và tính

Tôi xem sách Phật, thấy chữ [性] được đọc không thống nhất giữa các sách với nhau, nơi thì “tính”, chỗ lại “tánh”. Nay ta đã có Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ra đời từ năm 1981, hợp nhất các tổ chức Phật giáo đã có trước đó. Lẽ nào ta lại không thống nhất các thuật ngữ mà cứ vô tình duy trì sự khác biệt đó mãi. Xin ông An Chi cho biết ý ông thế nào? Thỉnh thoảng ông có nhắc tới khái niệm “điệp thức”. Xin cho biết “tánh” và “tính” có phải là điệp thức không? 

Trước nhất, chúng tôi xin hoan nghênh sự quan tâm của bạn đến tính thống nhất trong các thuật ngữ tôn giáo. Nhưng vấn đề bạn đã nêu thì không phải là một biểu hiện của sự bất nhất về thuật ngữ vì đây chỉ là chuyển biến thể mang tính địa phương mà thôi.

Vâng, “tánh” và “tính” là hai biến thể địa phương: “tánh” của miền Nam đối với “tính” của miền Bắc theo tương ứng ngữ âm -ANH đối với -INH , như: – “đanh” (Bắc, xưa) đối với “đinh” (Nam); – “lãnh [lương]” (Nam) đối với “lĩnh [lương]” (Bắc); – “sanh [đẻ]” (Nam) đối với “sinh [đẻ]” (Bắc); – “thạnh [vượng]” (Nam) đối với “thịnh [vượng]” (Bắc); v.v… Hiện tượng này đương nhiên cũng thể hiện cả trong từ điển: chữ [性] đã được Huình-Tịnh Paulus Của đọc thành “tánh” với chú thích “tính” trong ngoặc đơn tại Đại Nam quấc âm tự vị nhưng Khai Trí Tiến Đức thì tại mục từ “tánh” trong Việt Nam tự điển, đã chuyển chú nó về mục từ “tính” vì tác giả trước đại diện cho phương ngữ miền Nam còn nhóm tác giả sau lại đại diện cho phương ngữ miền Bắc. “Tính” đối với “tánh” có thể xem là trường hợp điển hình mà ta có thể thấy cả trong từ điển Phật giáo: Phật học từ điển của Đoàn Trung Còn, lấy phương ngữ miền Nam làm nền tảng đọc [性]  thành “tánh”, còn Từ điển Phật học Hán Việt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Kim Cương Tử chủ biên, mặc nhiên được xem là đại diện cho tiếng Việt toàn dân, mà cái lõi là phương ngữ miền Bắc (lấy Hà Nội làm đại diện), thì đọc thành “tính”, một cách đọc đã được ghi nhận từ thời Từ điển Việt Bồ La của A. de Rhodes (Roma, 1651), được xem là lấy tiếng Đàng Ngoài làm nền tảng.

Sự tương ứng trên đây thực ra đã phát sinh từ xa xưa với những hình vị Hán Việt thuộc các vận bộ “canh” [庚], “canh” [耕], “thanh” [清], “thanh” [青], trong đó rất nhiều chữ bây giờ đọc theo vần -INH: “đinh” [丁], “đình” [庭] “hình” [形], “kinh” [經],  “linh” [靈], v.v…

“Tánh” và “tính” không phải là điệp thức. Trong bài “Điệp thức khác với từ láy”, đăng trên Báo Năng lượng Mới số 189 (11/1/2013), chúng tôi đã nói về điệp thức, mà tiếng Pháp là doublet, như sau:

“Nó (doublet) đã được Dictionnaire de l’Académie francaise (8ème édition) định nghĩa: “En termes de linguistique, il se dit de mots ayant la même étymologie et ne différant que par quelques particularités d’orthographe et de prononciation, mais auxquels l’usage a donné des acceptions différentes”. (Về mặt ngữ học thì điệp thức chỉ những từ cùng từ nguyên và chỉ khác nhau ở vài đặc điểm chính tả và phát âm nhưng được gán cho những nghĩa khác nhau trong việc sử dụng).

Chẳng hạn, “tích” [析] có ba điệp thức là “tách”, “tếch” và “tác”. “Tích” có thể được thấy trong “phân tích”, “phẫu tích”, v.v…, với nghĩa là làm cho rời ra. “Tách” có thể dùng một mình, cũng với nghĩa là làm cho rời ra. “Tếch” thì có nghĩa là bỏ mà đi, rời đi: Một gánh càn khôn quẩy tếch ngàn. “Tác” đi chung với “tan” (thành “tan tác”) để chỉ ý tả tơi, rời rã, v.v… Bốn điệp thức trên đây có nghĩa và công dụng riêng và không thể thay thế cho nhau được. Ngay cả đối với “tích” trong “phân tích”, tuy ta thấy “tích” có thể được thay bằng “tách” (thành “phân tách”) nhưng trường hợp này phải được xếp vào cách diễn đạt mang tính phương ngữ (chứ không phải là ngôn ngữ toàn dân và/hoặc ngôn ngữ văn học). Đến như “phẫu tích”, nếu thay “tích” bằng “tách” thì sẽ thực sự bất thường vì đây đã là một thuật ngữ y học chứ không còn là một cấu trúc phổ thông như “phân tích”. Trong khi đó thì những biến thể ngữ âm địa phương có thể thay thế cho nhau một cách bình thương, nếu ta không bị ràng buộc vì yêu cầu của ngôn ngữ toàn dân và/hoặc văn học.

Tóm lại, ở đây, sự tồn tại song song của “tánh” và “tính” với cùng một nghĩa chỉ là biểu hiện của sự đối lập giữa hai biến thể địa phương về ngữ âm chứ không phải là sự bất nhất về thuật ngữ tôn giáo.

Đi tìm căn cước thật của Việt Nam

Nguồn gốc dân tộc là một đề tài khoa học, phức tạp và còn nhiều tranh cãi. Điển hình là cuộc thảo luận trực truyến ở Diễn đàn Diễn đàn...

Bình Định – Phú Yên những năm 90

Từ Bình Định trải dài đến Phú Yên có những làng quê nổi tiếng vì sự bình dị và phong cảnh đẹp đến mê người. Dưới đây là những bức...

Tiếng Lóng Sài Gòn

Một thời, một nơi chốn nào đó, trong đời sống ngôn ngữ dân gian lại nảy sinh ra một số tiếng lóng, một số thành ngữ, một câu hát nhại...

Ngắm nhìn phụ nữ miền nam trước năm 1975

Loạt ảnh của Philip Jones Griffiths – nhiếp ảnh gia kỳ cựu của hãng tin ảnh Magnum – đã khắc họa đầy chân thực những số phận khác nhau của...

Lập đàn, đốt nhà là một trong những cách chống dịch bệnh của người xưa

Cách đây hàng trăm năm, khi khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển mạnh mẽ như hiện nay, người xưa đã chống lại những đợt dịch bệnh càn quét...

Chuyện xưa – Dân sợ cai trị hà khắc còn hơn sợ hổ dữ

Cổ nhân có câu: “Đắc dân tâm giả đắc thiên hạ”, người được lòng dân thì được cả thiên hạ hay “muốn yên được thiên hạ thì phải có được...

Cung Trầm Tưởng và những bản Tình ca Paris

Khoảng đầu thập niên 1960 của thế kỷ trước, trên văn đàn miền Nam xuất hiện tên tuổi của một nhà thơ trẻ với các bài thơ tình mà bối...

Vì sao có tục bán mở hàng? bán mở hàng thế nào cho đắt khách ?

Trong phong tục ngày Tết, chúng tôi đã trình bày: đầu năm ai cũng muốn vận hội hanh thông, làm ăn suôi sẻ, làm quan có ngày khai ấn, kẻ...

Tha-La một địa danh lịch sử

Trên đường từ thành phố Sài Gòn đi tới cửa khẩu Mộc-Bài theo quốc lộ 22A, qua khỏi khu công nghiệp hiện đại Trảng-Bàng là đến trung tâm thương mại...

Trò chơi tuổi thơ

Nếu có thể đọc tên tất cả những trò chơi này, hẳn bạn đã từng có một tuổi thơ rất hạnh phúc. Nhà chòi – ngôi nhà chứa đựng ký ức tuổi...

Chuyện đời của cầu Bình Lợi xưa

Thuở nhỏ tôi vẫn nghe vài câu chuyện về cầu Bình Lợi. Những câu chuyện đó không vui, toàn là chuyện tự vẫn vì thất tình, mang nợ ba`i bạc...

Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 7

Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

Exit mobile version