Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tục ngữ – thành ngữ Việt Nam và thế giới về chuột

1. Tục ngữ – thành ngữ – ca dao Việt Nam về chuột:

Chuột đóng góp vào kho tàng ngôn ngữ, làm phong phú cho tục ngữ – thành ngữ Việt Nam không ít, nhiều câu phổ biến rộng được mọi người dùng trong sinh hoạt hằng ngày:

– Chuột chạy cùng sào: có nghĩa chuột chạy đến đầu mút cây sào là hết đường. Đối với con người, đây là bước đường cùng, là bế tắc, khốn cùng, không có lối thoát.
– Chuột cắn dây buộc mèo: phê phán những kẻ đi làm ơn cho hạng người có thể quay mặt làm hại mình, gọi là làm ơn mắc oán, như hình ảnh chuột cứu mèo.
– Chuột chê xó bếp chẳng ăn /Chó chê nhà dột sang nằm bụi tre: giễu cợt kẻ hợm đời, trưởng giả học làm sang, làm ra bộ khó tính.
– Chuột chù đeo đạc (mõ): cười những kẻ đua đòi, đài các rởm không tự biết thân phận mình.

Ca dao cũng có câu:

Chim chích mà đậu cành sồi
Chuột chù trong cống đòi soi gương Tàu

– Chuột chù lại có xạ hương: phê phán những kẻ bất tài vô tướng nhưng hay khoe khoang, khoác lác.
– Hôi như chuột chù: họ hàng nhà chuột có đến hàng chục loài, trong đó có chuột chù đặc biệt hôi hám. Người xưa còn dựng nên câu đối thoại thật vui và dí dỏm để ám chỉ những kẻ chỉ biết chê người mà không tự xét mình:

Chuột chù chê khỉ rằng hôi
Khỉ mới trả lời: cả họ mày thơm?

– Chuột chù nếm giấm: chê những kẻ ngu dốt mà lại hay tỏ ra thành thạo, lên mặt dạy đời.
– Chuột đội vỏ trứng: chê những kẻ muốn che giấu bản chất xấu xa, không tốt của mình bằng vỏ bọc ngoài giả tạo.
– Chuột gặm chân mèo: phê phán những kẻ táo bạo, liều lĩnh, làm những công việc phiêu lưu mạo hiểm.
– Chuột sa chĩnh gạo hay Chuột sa bồ nếp hoặc Chuột sa lọ mỡ: những người xưa nay vốn sống trong cảnh nghèo khó, túng thiếu, bỗng dưng gặp vận may, được đổi đời, sung sướng, ấm no và hạnh phúc.
– Chuột chù phải khói: chỉ những hạng người chậm chạp, lù đù, không lanh lợi.
– Mèo nhỏ bắt chuột to: phê phán những hạng người không biết tự lượng sức mình mà làm những việc quá khả năng.
– Chuột sa cũi mèo: đề cập chuyện rủi ro ở đời, có lúc rơi vào hoàn cảnh hết sức nguy hiểm.
– Mắt dơi mày chuột: chỉ hạng người có bộ dạng gian xảo, chỉ chờ chực làm những việc xấu xa, hại người.
– Mèo khóc chuột: chỉ những kẻ đạo đức giả.
– Nói dơi nói chuột: để chỉ hạng người hay nói những chuyện đâu đâu, không ăn nhập vào vấn đề.
– Cháy nhà ra mặt chuột: hình ảnh ví những kẻ tiểu nhân, sống cố tình che giấu những điều ám muội, đến khi nguy hiểm mới lộ ra bộ mặt hèn hạ của mình.
– Đầu voi đuôi chuột: chỉ hạng người mới bắt đầu làm công việc gì thì phô trương những điều to tát, quy mô nhưng kết cục thì kém cỏi, chẳng được tích sự gì.
– “Chuột kêu chút chít trong rương/ Anh đi cho khéo đụng giường mẹ hay”: mượn hình ảnh chú chuột để nói lên vụng trộm ái tình trong đêm khuya của đôi lứa yêu nhau .

Như vậy, có bao nhiêu thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong văn học dân gian Việt Nam nói về chuột thì có bấy nhiêu lời gièm pha, chế giễu, lên án, phê phán… May có được câu ca dao lãng mạn, tình tứ trên đây vớt vát phần nào cho thân phận của chuột trong tâm thức vốn ghét bỏ chuột từ lâu đời của nhân dân ta.

2. Tục ngữ – thành ngữ thế giới về chuột:

Trong kho tàng ngôn từ chữ nghĩa của thế giới, chuột cũng đã góp mặt trong nhiều câu tục ngữ – thành ngữ của nhiều quốc gia, ngẫm thấy đều mang tính chất châm biếm ý nhị, triết lý sâu xa và cũng không kém phần hóm hỉnh hài hước. Đặt một số câu tục ngữ – thành ngữ của các nước bên cạnh tục ngữ – thành ngữ Việt Nam về chuột, để có thể tìm thấy những nét tương đồng qua tư duy quan niệm, những ngôn từ đồng cảm qua trải nghiệm đúc kết, giữa các cộng đồng sống cách nhau những lằn ranh biên giới và rào cản bất đồng ngôn ngữ.

– Con mèo hay kêu là con mèo bắt chuột tồi. (Tây Ban Nha).
– Khi chuột và mèo đã hòa hoãn với nhau thì thức ăn của chúng sẽ phải chịu nhiều đau khổ. (Ả Rập).
– Cơn giận dữ của con mèo còn tốt hơn sự trung thực của con chuột. (Ả Rập).
– Trong ngôi nhà trống thì ngay cả con chuột cũng không thèm ở. (Đức)
– Cái chết của con chuột là cái cười của con mèo. (Ethiopia)
– Mèo đeo găng tay thì không bắt được chuột. (Anh)
– Khi những con mèo đi khỏi thì những con chuột làm chủ. (Tanzania)
– Đối với chuột thì không có con thú nào mạnh hơn con mèo. (Nga)
– Đối với chuột nhắt thì không có thú dữ nào khỏe hơn mèo. (Armenia)
– Con mèo sẽ không bao giờ từ chối việc bắt chuột. (Đức)
– “Sát nhất miêu, cứu vạn thử” – Diệt một con mèo có thể cứu được mười nghìn con chuột. (Trung Quốc)
– Nếu có thể giàu lên vì ăn cắp thì con chuột nhắt đã trở thành giàu có nhất rồi. (Armenia)
– Mèo lười không bắt được chuột. (Syria)
– Trong thời chiến thì con chuột cũng trở thành con hổ. (Bangladesh)
– Con chuột nhắt còn sống tốt hơn con sư tử đã chết. (Turkmenistan)
– Ngay cả con chuột nhắt cũng là mạnh nếu nó ở trong hang của nó. (Geogria)
– Người chồng giống như con chuột nhắt – cóp nhặt, người vợ giống như con vịt – phá phách. (Kazakhstan)
– Con chuột lơ đãng là miếng mồi dành cho con mèo. (Ả Rập)
– Con chuột nhắt đói sẵn sàng ăn thịt cả con mèo. (Trung Quốc)
– Người nghèo nói con mèo ăn thịt – không ai tin, người giàu nói con chuột nhắt ăn sắt – tất cả đều tin. (Guyana)
– Chuột nhắt không cắn mèo. (Thái Lan)
– Ngay cả những con chuột cũng không đến chơi nhà người nghèo. (Nepal)
– Trong giấc mơ của mèo chỉ có những con chuột. (Ả Rập)
– Trong con mắt sợ hãi thì con chuột nhắt to bằng quả núi. (Guyana)

Và dĩ nhiên, còn rất nhiều câu khác mà ta chưa hề được nghe biết đến. Điều tra nhận thấy rõ trong số thành ngữ – tục ngữ vừa đọc qua, là mối liên hệ “gắn bó mật thiết” của chuột và mèo, người ta cho rằng đó là “mối thù truyền kiếp”. Đa số khi nói đến chuột là người ta nhắc đến mèo, và ngược lại. /.

“Búa” trong “chợ búa; “Hóc” trong “hóc búa” nghĩa là gì?

Tại sao lại nói “chợ búa”? Có lẽ nào “chợ búa lại là chợ bán búa (để đóng đinh) giống như “chợ cá” là “chợ bán cá”, “chợ vải” là...

Vì sao người Việt thích đi xe ôm, xe ôm có từ bao giờ?

Dù ở thành thị hay nông thôn, mỗi khi cần đi đâu, muốn nhanh, gọn, và rẻ, ai cũng nghĩ ngay đến "xe ôm". Dù không được công nhận chính...

Lý giải tên gọi “Hòn ngọc Viễn Đông” của Sài Gòn xưa

Trước tiên thử xét đến cụm từ “Hòn ngọc Viễn Đông”. Trong quyển sách France in Indochina: Colonial Encounters (Nước Pháp ở Đông Dương: các cuộc đụng đầu thuộc địa), xuất bản...

Người Nhật có liên quan đến quá trình thiết lập phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin?

Có lẽ nếu chỉ đọc tên đề tài, đại đa số độc giả chưa hình dung ra được nội dung của bài viết. Ở bài viết này, tôi xin trình...

Loạt ảnh thú vị về đời sống ở Sài Gòn năm 1961

Cùng xem loạt ảnh đặc sắc về Sài Gòn năm 1961 do người Mỹ thực hiện, mới đây được một nhà sưu tầm rao bán trên trang mạng mua bán...

Cung Diên Thọ – nơi cư ngụ của các Hoàng thái Hậu nhà Nguyễn

Trải qua các cuộc chiến tranh, cung Diên Thọ hầu như vẫn còn nguyên vẹn, được coi là hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất còn lại tại...

Những bức ảnh màu về làng quê Việt xưa

Những hình ảnh giản dị, mộc mạc mà lại gần gũi với bất cứ ai đã từng trải qua tuổi thơ ở một làng quê Việt. Mời độc giả nhìn...

Những hình ảnh không thể quên về Hà Nội năm 1979

Xe đạp tràn ngập phố phường, những khu chợ vỉa hè nhộn nhịp… là những hình ảnh đầy hoài niệm về cuộc sống ở Hà Nội năm 1979. Cuộc sống...

5 loại vũ khí đáng sợ nhất trong Thế chiến I

Một số vũ khí nguy hiểm đến mức khiến nhiều khu vực trở thành vùng đất chết và bị cấm sử dụng trong các cuộc chiến tranh sau này. Súng...

Quá tam ba bận hay Quá tang ba bận?

Có khá nhiều người muốn tìm lời giải đáp chuẩn xác nhất cho câu thành ngữ. Quá tam ba bận nghĩa là gì? Vì thực tế, câu thành ngữ này...

Vườn thượng uyển của Sài Gòn xưa

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Vườn Tao Đàn (thời Pháp có tên là Parc Maurice Long) được người dân Sài Gòn đặt cho những tên gọi thân thương...

Thoại Ngọc Hầu và những cuộc khai phá miền Hậu giang

Chương XI: Đào Vĩnh Tế Hà Để cho con kinh được ngay thẳng, người ta đợi lúc ban đêm, rẽ sậy rạch hoang, dốt đuốc trên đầu những cây sào...

Exit mobile version