Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Vì sao chiến tranh hạt nhân Liên Xô – Mỹ không xảy ra?

Vào năm 1962, thế giới suýt trải qua một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Liên Xô và Mỹ. Nhờ quyết định sáng suốt và đúng đắn của sĩ quan Liên Xô Vasili Arkhipov mà nhân loại tránh được nguy cơ có thể bị hủy diệt.

Trong thời Chiến tranh Lạnh, mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô gây ảnh hưởng lớn đến tình hình thế giới. Trong bối cảnh ấy, tháng 10/1962, Mỹ và Liên Xô suýt xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.

Cụ thể, từ ngày 12 – 28/10/1962, cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba nghiêm trọng xảy ra giữa Liên Xô và Mỹ. Mối quan hệ căng thẳng giữa hai nước liên quan đến kế hoạch triển khai tên lửa đạn đạo ở Cuba. Trong thời Chiến tranh Lạnh, Cuba chịu ảnh hưởng của Mỹ nhưng đất nước dưới sự dẫn dắt của nhà lãnh đạo Fidel Castro đi theo con đường xã hội chủ nghĩa và nghiêng về phe Liên Xô.

Quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô càng trở nên xấu đi khi nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev đồng ý bí mật đặt tên lửa trang bị hạt nhân ở Cuba. Sự việc này bị máy bay do thám Mỹ phát hiện. Sau khi biết chuyện, giới chức Mỹ vô cùng tức giận vì cho rằng điều này đe dọa an ninh nghiêm trọng.

Vì vậy, Tổng thống Mỹ John Kennedy phong tỏa Cuba để ngăn chặn bất kỳ vụ vận chuyển vũ khí nào trong tương lai đồng thời yêu cầu nhà lãnh đạo Khrushchev của Liên Xô phải dỡ bỏ những tên lửa đã lắp đặt. Tuy nhiên, Liên Xô vẫn tỏ thái độ cứng rắn khi cho toàn bộ 42 tên lửa hướng về phía Mỹ. Đáp lại, các đồng minh của Mỹ cũng đe dọa tấn công thủ đô Moscow chỉ trong 16 phút.

Chưa dừng lại, Liên Xô cũng cảnh báo sở hữu kho vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt hầu hết các thành phố lớn của Mỹ cũng như các nước đồng minh. Trong bối cảnh “nước sôi lửa bỏng ấy”, tàu ngầm B – 59 của Liên Xô ở vùng biển Caribe bị hải quân Mỹ phát hiện trong bối cảnh nước này đang phong tỏa Cuba.

Thuyền trưởng tàu ngầm B – 59 là Valentin Savitsky. Sĩ quan Hải quân Vasili Arkhipov cũng có mặt trên tàu ngầm này. Ông là chỉ huy một đội tàu nhỏ chịu trách nhiệm bảo vệ ba tàu ngầm Liên Xô đang thực hiện sứ mệnh bí mật tới Cuba và có chức ngang với thuyền trưởng Savitsky.

Sau khi bị phát hiện, Mỹ thả bom phá tàu ngầm xuống bên trái và bên phải thân tàu mà không hay biết tàu ngầm B – 59 có mang theo ngư lôi hạt nhân chiến lược. Khi ấy, thuyền trưởng Savitsky lo lắng khi vụ nổ gây hư hại đến hệ thống liên lạc. Thêm nữa, nhiều tàu khu trục của Mỹ tiếp cận tàu ngầm Liên Xô.

Do không thể liên lạc về Moscow, thuyền trưởng Savitsky cho rằng chiến tranh hạt nhân đã xảy ra và quyết định phóng tên lửa nếu như nhận được sự đồng tình của 3 người “quyền lực” nhất trên tàu. Thuyền trưởng Savitsky và thuyền phó đồng ý phóng tên lửa. Duy chỉ có Arkhipov là phản đối vì cho rằng chưa nhận được lệnh từ Moscow nên việc phóng tên lửa có thể gây thảm kịch kinh hoàng.

Sau cuộc tranh luận gay gắt với thuyền trưởng Savitsky, ý kiến của sĩ quan Arkhipov được chấp nhận nên tàu B – 59 nổi lên mặt nước và liên lạc với giới chức Moscow để quyết định có phóng tên lửa hay không. Quyết định không phóng tên lửa hạt nhân của sĩ quan Arkhipov đã cứu thế giới thoát khỏi cuộc chiến tranh hạt nhân bởi sau đó tàu ngầm Liên Xô quay trở về nước.

Không lâu sau, Mỹ và Liên Xô đạt được thỏa thuận. Trong đó, Mỹ rút tên lửa khỏi Thổ Nhĩ Kỳ và hứa không gây chiến với Cuba. Đổi lại, Liên Xô từ bỏ ý định đặt vũ khí hạt nhân tại Cuba.

Chuyện xưa – Dân sợ cai trị hà khắc còn hơn sợ hổ dữ

Cổ nhân có câu: “Đắc dân tâm giả đắc thiên hạ”, người được lòng dân thì được cả thiên hạ hay “muốn yên được thiên hạ thì phải có được...

Hai di tích Chàm ở Thừa Thiên Huế

Bóng tà dừng ngựa đứng, Man mác nổi hưng vong. Ngô Thế Lân Ai về Việt Nam đi xe hơi từ Nam ra Bắc chắc thế nào trên đường cũng...

Bức thư 66 chữ và niềm kiêu hãnh của Nam Phương Hoàng hậu

Dù đau khổ vì chồng trăng hoa, Nam Phương không một lời oán thán, bà chọn gửi lời cảm ơn. Chỉ vài lời dung dị, tinh tế nhưng cũng đủ...

Nét độc đáo của gốm Vĩnh Long

Vĩnh Long là một tỉnh  nằm ở đồng bằng sông Cửu Long, cách trung tâm Sài Gòn khoảng 140km. Như một món quà của thiên nhiên ban tặng, mảnh đất...

Tự điển tiếng Việt Đổi Đời – Kỳ 3 – Từ Vần K-N

K. - Kẹt xe trở thành ùn tắc, ách tắc. - Kết hợp, tổng hợp biến thành tích hợp. Hai chữ tích hợp không có trong từ điển tiếng Việt của miền Nam trước đây. - Khách trở thành khách mời....

Mão là thỏ hay mèo?

Tết Tân Mão ở Việt Nam là năm con Mèo nhưng ở Trung Quốc và một vài nước Đông Á khác thì lại là năm con Thỏ. Còn tại sao...

Bình Tây Đại nguyên soái của Việt Nam là ai?

Dù triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất nhường nhiều quyền lợi cho Pháp, nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp tục nêu cao tinh thần kháng chiến...

Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng – “Dã” hay “giã”?

Do nhầm lẫn về âm đọc, nhiều người không phân biệt được “dã” và “giã”, thậm chí còn cho rằng chúng là một, như trong trường hợp “thuốc đắng dã/giã...

Vì sao nói Chim sa cá lặn?

Khi nói về đàn bà đẹp, người Việt dùng thành ngữ “chim sa cá lặn”. Phải chăng xuất phát từ một thành ngữ Trung Hoa? (Hoàng Thị Lan, Liên Chiểu,...

Khảo cứu về danh xưng Việt Thường

Trong các ghi chép lịch sử của Trung Quốc, thì Việt Thường là một cái tên xuất hiện trong nhiều ghi chép, chủ yếu là ở hai sự kiện: sự...

Huyền thoại về “nguồn gốc Trung Hoa” của người Việt!

Nghiên cứu mới nhất công bố trên Science và lời Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi còn là một lời nhắc nhở cho những ai còn ảo tưởng rằng...

Nguồn gốc câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”

“Tam sao thất bản”, điều này đặc biệt đúng đối với câu thành ngữ “Diệp Công hiếu long”. Ngày nay, “Diệp Công hiếu long” là một câu thành ngữ dùng...

Exit mobile version