Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Giữ hiếu đạo 3 năm sau khi cha mẹ mất

Trong “Hiếu kinh” viết rằng: “Phu hiếu, thiên chi kinh dã, đích chi nghĩa dã, dân chi hành dã.” (Hiếu là kinh của trời, là nghĩa của đất và là đạo hạnh của con người). “Hiếu” là lẽ thường của thiên đạo xoay chuyển, là cái lý của đất nâng đỡ vạn vật, là đức hạnh mà con người nhất định phải thực hành.

(Hình minh họa: Qua bannedbook.org)

Khổng Tử đàm luận về việc thủ tang ba năm

Trong “Luận ngữ” của Khổng Tử có ghi chép lại rằng:

Một lần, Tể Dư tức là Tể Ngã, học trò của Đức Khổng Tử hỏi: “Phục tang ba năm thời gian là quá dài. Người quân tử ba năm không giảng giải, nghiên cứu lễ nghi thì lễ nghi tất sẽ hư hại. Ba năm không diễn tấu âm nhạc thì âm nhạc tất sẽ hoang phế. Phải chăng, thời gian một năm cũng là khả dĩ?”

Khổng Tử hỏi lại Tể Dư: “Cha mẹ mất mới một năm, ngươi liền ăn cơm gạo, mặc quần áo gấm, tâm ngươi có thể an sao?”

Tể Dư nói: “Tâm an!”

Khổng Tử nói: “Nếu tâm ngươi đã an, thì ngươi làm đi! Người quân tử thủ tang, ăn mỹ vị mà không thấy hương vị ngọt ngào, nghe nhạc mà không thấy vui, ở trong nhà nghỉ ngơi mà không thấy thoải mái. Cho nên, họ không làm như thế. Hiện giờ ngươi đã cảm thấy tâm an, ngươi làm như vậy đi!”

Sau khi Tể Dư đi ra ngoài, Khổng Tử nói: “Tể Dư thực sự là người bất nhân! Khi đứa con chào đời, phải đến ba tuổi mới rời khỏi vòng tay ôm ấp của cha mẹ. Phục tang ba năm là tang lễ mà người trong thiên hạ xưa nay vẫn thường làm. Lẽ nào tình yêu thương của Tể Dư đối với cha mẹ không được đến ba năm sao?”

Trong “Lễ ký” viết: “Tam niên đích tang kì, thị y cứ thập ma chế định ni? Hồi đáp thị ︰ giá thị căn cứ nội tâm ai thống đích trình độ chế định đích lễ pháp…” Tức là, kỳ hạn để tang ba năm, là do đâu mà được định ra? Trả lời, đó là lễ pháp căn cứ theo nỗi bi ai trong tâm mà được định ra.

Quả đúng là như vậy, thời cổ đại, con người sống không phải dựa theo quy định của pháp luật mà là thuận theo luân lý đạo đức, theo tâm mà làm. Không có quy định bắt buộc con cái phải giữ hiếu đạo (để tang) cha mẹ ba năm, nhưng người xưa đều làm như vậy. Trong ba năm để tang cha mẹ, người xưa không chúc tết, không đi chơi, không dự các buổi lễ tụ họp chúc mừng…

Ngoài ra, họ cũng không đến thăm người đang ốm nặng bởi vì sợ đem lại điều không may cho người khác. Đó là bởi vì, người xưa cho rằng, khi con cái chào đời, ít nhất cần ba năm bú mớm mới rời khỏi vòng tay ôm ấp, vỗ về của cha mẹ. Cho nên, việc con cái để tang cha mẹ ba năm cũng xem như lễ tiết của người xưa, muốn để tâm hoàn báo lại ba năm mà cha mẹ đã ôm ấp, nuôi dưỡng con để con có thể một mình bước đi những bước đầu đời.

Chỉ phụng dưỡng thì chưa phải là hiếu

(Hình minh họa: Qua jaycc.cn)

Lấy “Hiếu” để cai trị thiên hạ là một trong những tư tưởng cốt lõi của các bậc Thánh Vương thời cổ đại. Từ xưa đến nay, người ta đều coi gia đình là đơn vị cơ bản cấu thành nên xã hội. Gia đình giống như tế bào của quốc gia. Gia đình hòa thuận thì đất nước ắt sẽ hòa thuận. Gia đình hưng thịnh thì đất nước sẽ giàu mạnh. Gia đình yên ổn vững vàng thì đất nước ắt cũng được như vậy.

Cho nên, từ xưa đến nay khi giáo hóa dân chúng thì việc đầu tiên là “tu thân, tề gia”. Có nghĩa là tu chính bản thân mình, rồi mới giữ gia đình chỉnh tề, rồi quản trị đất nước, rồi mới bình định thiên hạ. Tu thân là cái gốc, mà việc tu thân là nhất định không thể thiếu “hiếu đạo”.

Xuyên suốt cuốn “Đệ tử quy” đều giảng về hiếu đạo. Như vậy, rốt cuộc hiếu là gì? Con người hiện đại ngày nay phần lớn đều cho rằng, hiếu chính là phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng người xưa lại không cho rằng hiếu chỉ là như vậy.

Học trò của Khổng Tử là Tử Du từng hỏi ông về hiếu đạo. Khổng Tử nói: “Con người ngày nay cho rằng, hiếu thảo cha mẹ chính là nói đến phương diện ăn uống. Họ cho rằng chỉ cần lo cho cha mẹ đủ ăn đủ mặc thì đã là có hiếu rồi. Nhưng nếu mà phụng dưỡng cha mẹ lại khuyết thiếu mất tâm cung kính thì việc cho ăn cho uống kia khác nào cho ngựa ăn đâu?”

Học trò Tử Hạ cũng từng hỏi Khổng Tử về hiếu. Ông nói: “Luôn giữ được vẻ mặt, thái độ vui vẻ với cha mẹ là rất khó. Nếu chỉ giúp cha mẹ công việc, chu cấp ăn mặc thì sao gọi là hiếu được?”

(Hình minh họa: Qua pentaxgroup.com)

“Sắc mặt” của con cái đối với cha mẹ bao hàm hai ý nghĩa. Một là khi chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ thì con phải luôn luôn giữ được sắc mặt ôn hòa, vui vẻ. Hai là bất luận là vẻ mặt của cha mẹ có vui vẻ hay không thì con cái vẫn phải thủy chung cung kính. Đây mới thực sự là hiếu thảo và cũng là việc rất khó.

Trong “Đệ tử quy” cũng dạy: “Thân ái ngã, hiếu hà nan; thân tăng ngã, hiếu phương hiền.” Ý nói rằng, nếu cha mẹ thương yêu chúng ta thì việc chúng ta hiếu thuận cha mẹ là điều không khó. Nhưng nếu cha mẹ chán ghét chúng ta, thì chúng ta vẫn phải hiếu thuận cha mẹ, đó mới là phù hợp với tiêu chuẩn hiếu thuận của bậc thánh hiền.

Người xưa đề cao lòng hiếu thảo của con người. Những người hiếu thảo với cha mẹ đều được mọi người tôn sùng, kính trọng. Trong lịch sử cũng có rất nhiều vị vua đã làm tròn được bổn phận hiếu thảo của người con đối với cha mẹ mình.

Một số vị vua có lòng  hiếu thảo cảm động trời xanh, được lưu truyền mãi đến ngày nay như Vua Thuấn, Hán Văn Đế, Khang Hy… Đạo hiếu và tấm gương về lòng hiếu thảo của họ vẫn là bài học giá trị cho chúng ta ngày nay học tập.

An Hòa (dịch và t/h)

Không hề có chuyện Cao Bá Quát sửa lỗi phạm húy trong bài thi của thí sinh

Từ trước đến nay, khi đề cập đến sự kiện Cao Bá Quát (1809-1855) sửa bài thi cho thí sinh trong khoa thi Hương năm 1841 tại trường thi Thừa...

Mất bao lâu để rác thải nhựa có thể phân hủy?

Chúng ta thường nghĩ các loại rác thải sau khi bị vứt đi sẽ vào các khu xử lý rác, thiệt ra thì một phần lớn chúng sẽ đến những...

Mâm cơm gia đình, đâu đơn giản chỉ là đồ ăn thức uống

Ngày còn thơ bé, mãi đi chơi nên không về ăn cơm với gia đình, ai cũng bị mẹ bắt ép ngồi ăn, còn phụng phịu không chịu ăn. Đến...

Ông ba mươi… coi hát cọp

Hổ được nhiều bàn tay khéo léo, nhiều khối óc thông minh, thi nhau đánh bóng, phết sơn, tô màu. Xanh, vàng, trắng, đỏ, đen. Hoa cả mắt. Chắc nhờ...

Những bức ảnh quý giá về Việt Nam năm 1980

Một cuộc sống mới đã hình thành ở Việt Nam năm 1980, 5 năm sau khi chiến tranh kết thúc… Nhiếp ảnh gia người xứ Wales Philip Jones Griffiths (1936...

Chuyện Thúng, Mủng, Rổ, Rá

Lúa đã cấy xong, nước nôi ngoài ruộng cũng đã ổn, được hôm rảnh việc, anh Tuy đem rựa ra ngồi dựa gốc mít vót nan để đan thêm mấy...

Ngắm Sài Gòn xưa và nay đầy thú vị qua “trào lưu ảnh lồng ảnh”

Sài Gòn trong những tấm ảnh xưa và nay luôn gợi nhắc cho chúng ta nhớ lại một thời để hoài niệm, để trân trọng và giữ lại cho mình...

Nguyễn Cát Tường – Ông chủ hãng xe Lux ở Hà Nội

Nguyễn Cát Tường hay Le mur Cát Tường là cái tên nổi tiếng, gắn liền với những mẫu áo dài cách tân ở Hà Nội vào những năm 1930 của...

Phong tục Tết Đoan Ngọ Việt Nam

Truyền thống Việt Nam đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa độc đáo, trong đó có các phong tục truyền thống. Tết Đoan ngọ là một...

Pyotr Ilyich Tchaikovsky. Nhạc Cổ điển & Nhạc kịch Ballet

Lời mở đầu Pyotr Tchaikovsky (May 7, 1840 - November 6, 1893) có thể được xem như là một nhà soạn nhạc cổ điển có tiếng nhất. Ông sinh ngày...

Ý nghĩa tên gọi “khổ qua”

Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với trái khổ qua mà ở miền Bắc gọi là “mướp đắng". Ở nhiều nơi, người ta đọc trại thành “ô qua” hay...

Cam Ranh – Vịnh biển chiến lược đặc biệt của Việt Nam

Bên cạnh vị trí chiến lược về quân sự và hàng hải quốc tế, vịnh Cam Ranh còn có tiềm năng trở thành một khu du lịch biển tầm cỡ...

Exit mobile version