Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Lễ Gia Tiên không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới

Lễ Gia Tiên luôn là phần không thể thiếu trong bộ nghi thức đón dâu Ngày Cưới. Lễ Gia Tiên được hiểu như sau: “gia” là gia đình, gia tộc – “tiên” là ông bà tổ tiên. Phong tụ này mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, được xem như hình thức ra mắt Cô Dâu Chú Rể mới với hai bên dòng họ.

01. Lễ Gia Tiên ở nhà trai (phần 1)

Sáng sớm ngày diễn ra Hôn Lễ, bên nhà trai sẽ thực hiện phần đầu của Lễ Gia Tiên. Thông thường, Cha Chú Rể (hoặc người cao tuổi được tin cẩn trong dòng họ) sẽ thắp hương (nhang) lên bàn thờ tổ tiên, miệng khấn xin báo rằng con/cháu trai trong nhà sẽ đón dâu mới. Chú Rể vái (xá) bày tỏ lòng thành kính. Sau đó, gia đình nhà trai xuất hành sang nhà gái.

02. Lễ Gia Tiên ở nhà gái

Khi sang đến nhà gái và hoàn thành nghi thức trao quả (Mâm Quả Cưới), nhà trai được mời vào nhà, Cô Dâu đã xuất hiện, nghi thức Lễ Gia Tiên sẽ được tiến hành tương tự. Cha Cô Dâu sẽ thắp hương (nhang) và cặp nến (đèn cầy) long phụng lên bàn thờ tổ tiên, miệng khấn rằng con/cháu gái trong nhà sắp được đón đi bởi Chàng Rể mới. Cặp đôi cùng vái (xá) xin phúc đức từ tổ tiên.

Song song thời gian đó, những lễ vật nhà trai mang đến như Trầu Cau, trái cây, bánh kẹo… được trích phần ngon nhất dâng lên ông bà đã khuất.

Tiếp theo, Cô Dâu Chú Rể đi chào lần lượt từng người trong họ nhà gái, có thể dâng rượu để tỏ lòng kính trọng những người lớn trong gia đình. Mục đích của việc này là ra mắt Chàng Rể mới, ngược lại, chàng ta cũng cần biết những mối quan hệ thân thích bên nhà vợ.

Sau khi hai nhà trò chuyện hàn huyên, hoặc đến giờ lành để Cô Dâu xuất giá, Lễ Gia Tiên tiếp diễn bằng việc vái (xá) bàn thờ tổ tiên lần nữa, “xin phép” cho nhà trai đón Cô Dâu đi.

03. Lễ Gia Tiên ở nhà trai (phần 2)

Khi trở về đến nhà trai, cặp đôi sẽ phải đích thân thắp hương (nhang) báo với ông bà tổ tiên rằng đã đón được Nàng Dâu, “xin phép” nhập gia, từ nay xem như con cháu trong nhà.

Lễ Gia Tiên thực chất là một quá trình kéo dài suốt buổi đón dâu, và là phần nghi thức không hề bị mai một qua thời gian. Dù Đám Cưới truyền thống hay hiện đại, có ảnh hưởng tôn giáo hay không thì tưởng nhớ và kính trọng ông bà tổ tiên vẫn luôn là phong tục vô cùng tốt đẹp trong văn hóa người Việt, điển hình là Lễ Gia Tiên trong Ngày Cưới.

Lễ Gia Tiên là một nghi thức quan trọng trong phong tục Cưới Hỏi, nên thường được mọi người chăm chút cẩn thận, từ việc chuẩn bị nghi thức lễ cho đến sắp xếp, trang trí nhà Ngày Cưới để buổi lễ thêm phần tôn nghiêm và long trọng.

Nguồn gốc nhà thờ Cha Tam

Vào năm 1898, Đức Cha Jean Dépierre (Đễ, 1895-1899), Giám Mục Sài Gòn, thấy rằng họ đạo người Hoa mỗi ngày một suy giảm, từ 100 người giảm còn khoảng...

Thời Minh Mạng, người vận chuyển thuốc phiện 1 cân trở lên bị xử chém ngay

Trong lich sử, ít ai biết, dưới thời Vua Minh Mạng, người tàng trữ và nấu bán thuốc phiện 1 cân trở lên bị xử treo cổ, người vận chuyển...

Những mẹo vặt từ 100 năm trước đến nay vẫn không “thất truyền” vì quá hữu ích

Có một sự thật không thể phủ nhận rằng, dù cho ngày nay khoa học kỹ thuật đã có những bước phát triển thần kỳ nhưng những mẹo vặt có...

Phan Liêu, Đặng Dung và Nguyễn Trãi: Ba ngã rẽ của số phận

Nguyễn Trãi, Đặng Dung và Phan Liêu đều có tâm sự riêng trước hoàn cảnh bế tắc của dân tộc. Cả ba đều sinh ra và lớn lên cùng thời...

Lịch sử kinh rạch ở Sài Gòn – Chợ Lớn và nỗi lo úng ngập

Sài Gòn ban đầu là tên gọi khu đất thuộc Quận 5 hiện nay.Năm 1778, quân Tây Sơn lấy cớ người Hoa trợ giúp cho Nguyễn Ánh nên đã tàn...

Trịnh Hưng – Nhạc Sĩ “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy…”

Không những chỉ nổi tiếng với bài hát Lối Về Xóm Nhỏ, Trăng Soi Duyên Lành.. từng được rất nhiều ca sĩ trình bày, nhạc sĩ Trịnh Hưng còn được...

Tiếng Việt và nguồn gốc ngôn ngữ loài người

TIẾNG MẸ (MOTHER TONGUE) Rất nhiều nghiên cứu về nguồn gốc ngôn ngữ loài người đưa ra nhiều bằng chứng và nhiều giả thuyết. Trong đó giả thuyết dựa trên...

Cái váy cai quần của các bà

Thuở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường, được học bài Hai bà Trưng: Bà Trưng quê ở Châu Phong Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên ... Hồng...

Độc đáo taxi “con cóc” những năm 60 – 70 tại Sài Gòn

Taxi bắt đầu xuất hiện ở Sài Gòn – Chợ Lớn khoảng cuối những năm 40 và thịnh hành những năm 50 của thế kỷ 20, khi ấy người dân...

Châu về Hợp Phố nghĩa là gì?

"Châu về Hợp Phố" hay "Châu về Hiệp Phố". Ý nói trùng phùng gặp gỡ, đoàn tụ lại. Thường được dùng hàm ý chỉ “những cái quý giá không mất...

“Pré” và “proto” là gì và khác nhau như thế nào?

Trên Kiến thức ngày nay, số 191, khi phân tích danh từ “prénom”, ông có giải thích rằng “pré” là trước. Vậy còn “proto” là gì? Có đồng nghĩa với...

Nghi lễ cưới truyền thống Việt Nam gồm có những gì?

Tìm hiểu cội nguồn các nghi lễ cưới truyền thống, bạn sẽ biết cách tinh giản các bước mà vẫn giữ được những gì tinh túy nhất của đám cưới...

Exit mobile version