Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao có lễ cúng cơm trong 100 ngày?

Gia đình Việt Nam nhà nào cũng vậy, mỗi ngày có hai bữa cơm là giờ phút đầm ấm nhất. Trong nhà có người về muộn, mọi người cũng cố chờ về ăn cơm một lúc cho vui vẻ, đầm ấm. Con cháu cầm bát cơm lên, trước hết mời ông bà, cha mẹ, chờ ông bà, cha mẹ rồi mới bắt đầu mới dám ăn. Có nơi xới bát cơm lần thứ hai còn mời nữa. Nếu có khách, trước khi buông bát đũa đứng dậycòn phải xin phép và mời khách tiếp tục xơi cơm. Cuộc sống gia đình đang vui vẻ, êm đẹp như vậy, vắng mặt trong bữa cơm còn nhắc, huống chi vĩnh viễn đi xa. Do đó, trước bữa ăn người thân dâng lên bàn thờ một bát cơm úp, một vài món ăn bình thường, nhà ăn thứ gì cúng thứ đấy, thường là tinh khiết, không đòi hỏi cầu kỳ, nhà nghèo thì lưng cơm, đĩa muối cũng xong. Thắp hương xong, dựng đôi đũa vào giữa bát cơm, có rượu thì rót chén rượu. Khấn vái xong cũng rót chén nước.

Thờ cúng vong linh cũng giống như đang sống, cũng là để thoả nguyện tâm linh, “Lấy câu vận mệnh khuây dần nhớ thương”.

Nhưng tại sao lại cúng 100 ngày?

– Cũng tuỳ địa phương, có nơi chỉ cúng 49 ngày (tức là lễ chung thất). Theo thuyết của Phật giáo: qua 7 lần phán xét, mỗi lần 7 ngày đi qua một điện ở âm ty(tức 1 tuần, nhưng không phải tuần lễ theo dương lịch); sau 7 tuần vong hồn đã siêu thoát. Có nơi cúng hết 100 ngày (tức lễ tốt khốc nghĩa là thôi khóc). Theo giải thích của các cụ ngày xưa thì thời gian này âm hồn vẫn còn phảng phất luẩn quẩn trong nhà chưa đi xa.

Chúng tôi cho rằng, phong tục này có căn cứ khoa học: Theo thuyết Thần giao cách cảm, ngoài điện trường vật lý đã được ứng dụng trong thực tiễn, còn có điện trường sinh học. Những cá thể có cùng tần số cảm ứng trong điện trường sinh học, mặc dầu ở cách xa nhau rất xa vẫn nhận được những nguồn thông tin của nhau. Các nhà khoa học đã vận dụng những phát triển đó để giải thích về điềm, về giấc mơ, về những biểu hiện tâm, sinh lý bất thường khi thân nhân (có thể cách nhau rất xa về không gian) có cùng tần số điện trường sinh học có sự biến bất thường. Người ta bảo chết là hết. Nhưng, chết chưa phải là đã hết khi người chết còn tồn tại trong tâm chí người sống. Sau khi chết, tim ngừng đập, máu ngừng chảy, thần kinh cảm giác ngừng hoạt động, vỏ não chưa bị huỷ, xung quanh hiện trường phát từ não vẫn chưa ngừng phát sóng. Lớp đất dày không ngăn được sóng điện vật lý hay sóng điện sinh học. Cá thể sống có tần số điện trường sinh học tương ứng vẫn tiếp nhận được tín hiệu, do đó hiện tượng báo mộng chưa hẳn là vu vơ, không đáng tin. Phải chăng vì lẽ đó mà các cụ cho rằng âm hồn còn phảng phất, chưa siêu thoát.

“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”?

“Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu” là một câu nói vô cùng quen thuộc, mà đôi khi chúng ta thậm chí đã quên mất xuất xứ của nó....

Cảnh sắc của đầm Ô Loan ở Phú Yên

Được thiên nhiên ban tặng cho một vẻ đẹp khoáng đạt, đầm Ô Loan gắn liền với truyền thuyết về nàng tiên tên Loan và chim Ô thước đã được...

Chữ “nhậu” có từ đâu ?

Trong quyển “Nghiên cứu điền dã – 150 năm hình bóng Sài Gòn”, tác giả Tam Thái giải thích rằng chữ “Nhậu” là một từ Saigon cổ, có nghĩa là Uống, dân...

Cầu Kho buổi giao thời và lớp cư dân mới

Sáng 17-2-1859, liên quân Pháp – Tây Ban Nha hạ thành Gia Định. Cùng với Bến Nghé “của tiền tan bọt nước”, Cầu Kho đã thay đổi cả tên đất...

Sài Gòn năm 1955 qua 20 bức ảnh chụp từ máy bay

Những công trình nổi tiếng “Hòn ngọc Viễn Đông” như nhà thờ Đức Bà, chợ Bình Tây, cầu Mống… hiện lên khác lạ qua bộ ảnh Sài Gòn năm 1955...

Chân dung người Quảng Trị năm 1967

Trong thời gian đóng quân ở Quảng Trị năm 1967, cựu binh Mỹ Edward Palm đã thực hiện một loạt ảnh chân dung của con người ở mảnh đất miền...

Chú Hỷ – Ông vua tàu thủy

Sài Gòn cách đây một thế kỷ không đông người và không có các phương tiện đi lại như ngày nay. Giao thông chủ yếu dựa vào đường thủy. Do...

Tiên lễ hậu binh của người xưa

Cổ nhân có câu: “Tiên lễ hậu binh”, khi phát động chiến tranh cũng phải coi trọng lễ nghĩa. Điều này ứng dụng vào thực tế chiến tranh thời cổ...

Leng keng cà rem đổi dép

Tết nay trời đủng đỉnh lạnh. Tôi ngó ra ngõ, nom nắng chỉ đậu lưng chừng bên tường, ướp vàng vài ba ô gạch. Anh trai bảo, mùa này mà...

Gọi là bánh hay là mứt đều được !

Nói đến bánh mứt Huế là nói đến cả kho tàng văn hóa ẩm thực ở đất Cố đô. Có quá nhiều loại bánh mứt được chế biến từ bàn...

Sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai?

Cùng tìm hiểu tại sao người Việt lót “thị” cho gái, lót “văn” cho trai? 1. Thị Nói tới thị xin mọi người trở về cái thời hồng hoang, ăn...

Bách Việt và nguồn gốc của ngữ tộc Nam Đảo

Trích yếu:“Ngữ tộc Nam Đảo” là nhóm dân tộc xuyên biên giới quan trọng nhất ở châu Á-Thái Bình Dương, trong nghiên cứu về nguồn gốc của “Ngữ tộc Nam...

Exit mobile version