Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tục thờ cúng Táo quân ở Trung Quốc khác gì Việt Nam?

Người Trung Quốc cũng cúng Táo quân như Việt Nam song tập tục có khác biệt về nguồn gốc vị thần bếp, ngày tiễn Táo về trời hay thành phần mâm cơm cúng.

Táo quân, người Trung Quốc còn gọi là Táo thần hay Táo công, là nhân vật đã xuất hiện từ rất sớm trong văn hóa dân gian Trung Hoa. Ghi nhận về việc cúng Táo quân xuất hiện từ thời nhà Thương (1766-1122 trước Công nguyên). Trước thời Tần Hán, Táo quân đã được liệt vào hàng “Ngũ Tự”, tức năm vị thần bảo vệ bình an cho gia chủ.

Táo quân được coi là vị thần cai quản việc bếp núc trong gia đình (từ “táo” trong tiếng Trung có nghĩa là cái bếp lò). Tương truyền Táo quân có hai vị thần đi theo được gọi là “Thiện quán” và “Ác quán”, giúp Táo quân ghi chép lại mọi việc tốt xấu của gia chủ trong năm.

Người Trung Quốc và người Việt Nam đều có tục thờ cúng Táo quân. Ảnh: ETtoday.

“Quan từ tam, dân từ tứ…”

Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, vào ngày 24 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm, Táo quân sẽ rời trần gian để lên trời “báo cáo” với Ngọc hoàng Thượng đế về những việc mà gia đình đó đã làm trong năm, tục gọi là “từ Táo”. Vào ngày này, các gia đình thường tiến hành nghi lễ “tống Táo” (đưa tiễn Táo quân) hay “tạ Táo” (tạ ơn Táo quân)

Về ngày cúng Táo quân, dân gian Trung Quốc lưu truyền câu nói “quan từ tam, dân từ tứ, đặng gia từ ngũ”, tức là: gia đình quan lại cúng Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp, gia đình dân thường cúng ngày 24 còn những người sống trên sông nước (đặng gia) cúng ngày 25.

Ngày nay, câu nói trên cũng có thể hiểu là nếu quên cúng ngày 23, 24 thì có thể cúng ngày 25, song tuyệt đối không cúng ngày 26. Theo nhiều nguồn tư liệu, dân miền Bắc Trung Quốc thường cúng Táo quân ngày 23 còn ở miền Nam thì các gia đình thường làm lễ vào ngày 24 tháng Chạp.

Người dân Trung Quốc tin rằng “người làm nhiều việc tốt, 3 năm sau, phúc thọ ắt giáng từ trên trời xuống; kẻ mắc nhiều tội lỗi, 3 năm sau, tai ương ắt giáng từ trên trời xuống”. Vì vậy, mâm cơm cúng Táo thường có các vật phẩm vừa ngọt vừa dính miệng, phổ biến nhất là bánh niangao (loại bánh làm từ bột gạo nếp và đường nâu giống bánh tổ của Việt Nam), để Táo quân ăn rồi chỉ nói toàn những lời ngọt, điều tốt, cũng là để miệng Táo quân bị dính lại, khó nói ra điều xấu. Một số nguồn nói rằng người dân còn có tục bôi mật vào miệng tượng Táo quân với ý nghĩa tương tự.

Mâm cúng Táo quân của người Trung Quốc thường có những món vừa ngọt vừa dính miệng. Ảnh: Liberty Times Net.

Sau khi cúng bái, gia chủ thường đốt bức hình Táo quân cùng giấy tiền, vàng mã để đưa tiễn vị thần. Khói bay lên tượng trưng Táo quân “về trời”, còn pháo được đốt kèm theo có ý nghĩa giúp tăng tốc cho hành trình. Người Trung Quốc thường đổ rượu vào để lửa cháy to hơn, ý nghĩa cũng là để Táo quân nhanh chóng lên gặp Ngọc hoàng Thượng đế.

Sau khi hoàn thành lễ cúng, gia chủ sẽ được một bức hình Táo quân mới trong bếp cho năm mới. Nếu nhà đặt tượng hay bài vị Táo quân thì họ sẽ lấy ra lau chùi sạch sẽ rồi để lại vị trí cũ. Người Trung Quốc không phóng sinh cá chép với ý nghĩa để Táo quân dùng làm phương tiện “về trời” như ở miền Bắc Việt Nam, song đốt ngựa giấy vì tin rằng Táo quân đi bằng ngựa.

Táo quân là nam hay nữ?

Về hình tượng Táo quân, rốt cuộc vị thần này là nam hay nữ thì dân gian Trung Quốc có nhiều ghi chép khác nhau. Trung Quốc hiện có ít nhất 40 dị bản về nguồn gốc Táo quân. Những bức tranh còn truyền lại thì thường vẽ Táo quân gồm “một ông, một bà”.

Truyền thuyết phổ biến nhất như sau: Có người tên là Trương Táo Vương lấy vợ tên Quách Đinh Hương, một người đức hạnh và giỏi giang. Một thời gian sau, Trương chán chê vợ, bèn dan díu với kỹ nữ tên là Lý Hải Đường. Lý xúi giục Trương bỏ vợ. Đinh Hương ra đi với hai bàn tay trắng, trở về nhà bố mẹ ruột.

Trương và Lý chung sống với nhau, gia đình dần dần suy sụp. Lý quay trở lại nghề kỹ nữ. Trương nghèo đói, mù lòa, phải đi ăn xin. Tình cờ, Trương lạc bước đến nhà vợ cũ. Đinh Hương nhận ra chồng ngày xưa, đau lòng thấy chồng mù mắt, xin ăn, bèn dọn cho chồng cũ món mì sợi mà ngày xưa chàng rất thích.

Người dân Trung Quốc thường dán hai câu đối cạnh ảnh thờ Táo quân: “Lên trời nói chuyện tốt / Xuống đất giữ bình an”. Ảnh: fgshk.org.hk.

Trương ăn, bỗng sững sờ, nghĩ sao món ăn này giống món ăn ngày xưa vợ anh từng nấu, bèn khóc. Đinh Hương gọi “Trương Lang! Trương Lang! Mở mắt ra!” Trương mở mắt ra, nhìn thấy vợ cũ, lòng hổ thẹn bèn chạy trốn, nào ngờ chạy vào bếp lò cháy chết. Đinh Hương cố sức kéo chân chồng ra, ai ngờ chân lìa ra. Kể từ đó người đời gọi dụng cụ để cào than trong bếp là “trương lang túc” (chân Trương Lang). Đinh Hương thương xót chồng cũ và thờ tại bếp lò nơi anh mất mạng. Tục thờ Táo quân xuất phát từ đó.

Ngày 23 tháng Chạp được gọi là “tiểu niên”, tức tính đến ngày này, năm cũ coi như đã hết. Từ ngày “tiểu niên” đến đêm “trừ tịch”, tức đêm giao thừa, người Trung Quốc tiến hành các hoạt động để tiễn năm cũ và đón năm mới.

Để chỉ các hoạt động trong thời gian này, dân gian Trung Quốc có câu nói: “Hai mươi ba cúng Táo, hai mươi tư viết chữ (để treo ngày Tết), hai mươi lăm quét dọn, hai mươi sáu mổ lợn, hai mươi bảy giết gà, hai mươi tám làm mì (người Trung Quốc thường ăn mì ngày Tết), hai mươi chín dán câu đối, đêm ba mươi “thủ” ở nhà (tức không ra khỏi cửa)”.

Biên Hòa trong trận lụt Nhâm Thìn 1952

Đã nhiều năm trôi qua, nhưng người dân Biên Hòa vẫn còn truyền tai nhau về trận lụt năm Nhâm Thìn 1952. Năm ấy không riêng gì Biên Hòa mà...

Ảnh chân dung các nhà thơ Việt Nam phục chế bằng trí tuệ nhân tạo (AI)

Anh Phạm Sơn làm công việc liên quan đến AI trong lưu trữ, tư liệu, metadata (siêu dữ liệu), công nghệ truyền hình… nên anh hay chia sẻ về AI...

Cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Anh Việt Thu

Nhạc sĩ Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, anh xuất thân trong một gia đình trung nông ven nhánh sông Tiền, với ba người em :...

Gian lận thi cử trong lịch sử phong kiến Việt Nam

Trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam, gian lận trong thi cử bị xử tội rất nặng, người vi phạm có thể bị bắt làm nô lệ,...

Vì sao quả chuối lại mọc cong?

Đã bao giờ bạn thắc vì sao quả chuối lại mọc cong hướng lên trời chứ không trĩu xuống hướng mặt đất chưa? Tất cả đều có lý do hết...

Ca khúc “Em tôi” và cuộc tình dang dở của nhạc sỹ Lê Trạch Lựu

Nhạc sỹ Lê Trạch Lựu sinh ngày 6-9-1936 tại Hà Nội. Trong sự nghiệp âm nhạc của mình, ông đã sáng tác hơn 10 ca khúc nhưng nổi tiếng nhất...

Xin lỗi, tôi không có bằng Tiến sĩ

Tiến sĩ để làm gì? Câu hỏi nghe chừng thừa thãi. Nhưng là câu hỏi thường gặp dành cho những ai đang dợm bước vào con đường “kiếm bằng Tiến...

Bộ bản đồ quý hiếm về 12 đô thị của miền Nam năm 1960

Năm 1960, hãng xăng dầu Standard-Vacuum Oil của Mỹ đã xuất bản bộ bản đồ Khoảng cách Đường bộ Nam Việt Nam dành cho khách du lịch. Đáng chú ý, bộ...

Vài tấm ảnh về học sinh thời trước

Cùng nhìn lại những tấm ảnh kỷ yếu của giái dục miền Nam ngày trước Lớp một 3 niên khóa 1972-1973 Lớp 1/1 trường Lê Quí Đôn niên khóa 1972-1973...

Vì sao bộ phim ‘Godfather’ lại quyến rũ cánh đàn ông đến thế?

Bốn thập niên sau ngày ra đời, “Godfather” (“Bố già”, 1974) vẫn được xem như một trong những bộ phim hay nhất mọi thời đại; vẫn đứng thứ hai trong...

Văn hóa ngoại trong lịch sử Việt

Việt Nam là một quốc gia Ɖông Nam Á lục địa nằm gần hai nền văn hóa lớn ở Á Châu: Văn hóa Trung Hoa và văn hóa Ấn Ɖộ....

Thiếu Lâm tự: Sự ra đời của chốn tu hành linh thiêng

Tung Sơn, một trong những ngọn núi thiêng cao đẹp hùng vĩ và trùng điệp bậc nhất Trung Hoa cổ đại, nổi tiếng với ngôi chùa Thiếu Lâm tự. Ngoài...

Exit mobile version