Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Xem ngày kén giờ

Việc cưới xin, việc làm nhà cửa, việc vui mừng khai hạ, việc xuất hành đi xa, việc khai trương cửa hàng, cửa hiệu, việc gieo mạ cấy lúa, việc tế tự, việc thương biểu, việc nhập học, việc xuất quân, việc an táng… việc gì thường cũng bắt đầu làm việc gì, hoặc động thổ hoặc xuất hành, hoặc khai bút, khai ấn… lại cần xem ngày lắm. Đến những việc vụn vặt như cạo đầu xỏ tai cho trẻ thơ, việc tắm gội, may áo… cũng có người cẩn thận quá trong kén ngày.

Image result for ngày tốt xấu xưa

Kén thì phải xem đến lịch. Sách lịch do toà khâm thiên giám soạn ra. Mỗi năm về ngày mồng một tháng chạp, Hoàng Đế ngự điện khai trào, các quan Khâm thiên giám cung tiến Hiệp Kỷ Lịch, rồi khâm mạng vua mà ban lịch khắc nơi…

… Ban lịch trọng thể nhất là để cho thiên hạ biết chính xác nhất tiết khí, tháng thiếu tháng đủ, ngày tốt ngày xấu, để tuân hành được đều nhau.

Đại để ngày nào có nhiều sao cát tinh như thiên đức, nguyệt đức, thiên ân, thiên hỷ… hoặc là ngày trực khai, trực kiến, trực bình, trực mãn thì là ngày tốt. Ngày nào có những sao hung tính như sao trùng tang, trùng phục, thiên hình, nguyệt phá thì là ngày xấu.

Kiêng nhất là ngày sát chủ, ngày thụ tử, việc gì cũng phải tránh. Mỗi tháng có ba ngày là ngày năm, mười bốn, hai mươi ba, gọi là ngày nguyệt kỵ, việc gì cũng nên kiêng và nhất là nên kiêng nhập phòng. Trong một năm lại có mười ba ngày gọi là ngày Dương công kỵ nhật, hết thảy việc gì cũng phải tránh những ngày ấy.

Những ngày ấy là:

Ngày 13 tháng giêng Ngày 11 tháng hai
Ngày 9 tháng ba Ngày 7 tháng tư
Ngày 5 tháng năm Ngày 3 tháng 6
Ngày 8, 29 tháng bảy Ngày 27 tháng tám
Ngày 25 tháng chín Ngày 23 tháng mười
Ngày 21 tháng một Ngày 19 tháng chạp

Hễ phạm phải ngày ấy thì việc gì cũng hư hỏng không thành.
Phàm việc lại cần kén ngày hợp mệnh, mà kiêng ngày tuổi.
Ngoại giả lại còn những ngày thập linh, ngày đức hợp là tốt, ngày thập ác đại bại, ngày tứ lỵ, ngày tứ tuyệt là xấu
Nói qua mâý việc dân gian cần dùng nên kén nên kỵ.

Cưới xin nên tìm ngày thiên đức, nguyệt đức, kỵ ngày trực phá, trực nguy. Làm nhà nên tìm ngày thiên ân. Thiên hỷ, kỵ ngày thiên hoả, địa hoả và ngày kim lâu. Xuất hành nên tìm ngày lộc mã, hoàng đạo, kỵ ngày trức phá, trực bế. An táng nên tìm ngày thiên hỷ, thiên đức, kỵ ngày tử khí quan phù…

Còn như kén giờ thì việc gì lúc mới bắt đầu như lúc mới xuất hành, lúc mới ra ngõ đi cưới, lúc mới dựng nhà, lúc hạ huyệt… Thường đều kén lấy giờ hoàng đạo. Phép tính giờ hoàng đạo phải nhớ bốn câu thơ:

Dần, thân gia tý; mão dậu dần
Thìn, tuất tầm thìn: tý ngọ thân;
Tị, hợi thiên cương tầm ngọ vị
Sửu mùi tòng tuất định kỳ chân

Lại cần phải nhớ hai câu:

Đạo viễn kỷ thời thông đạt
Lộ dao hà nhật hoàn trình.

Lúc đánh giờ trước hết phải biết ngày gì, rồi dùng hai câu thơ dưới mà bấm theo giờ ở bốn câu thơ trên. Hễ bấm mà gặp cung nào có chữ “đạo, viễn, thông, đạt, dao hoàn” thì giờ ấy là giờ hoàng đạo…
… Xét phép chọn ngày, từ đời Đường, Ngu, Tam đại đã có. Song khi bấy giờ thì chỉ tuỳ việc mà chọn ngày: Nội sự dụng nhu, ngoại sự dụng cương. Nội sự là việc trong như việc tế tự cưới xin… thì dùng những ngày âm can là các ngày: ất, đinh, kỷ, tân, quý. Ngoại sự là việc ngoài như đánh dẹp, giao thiệp… thì dùng ngày dương can là các ngày: Giáp, bính, mậu, canh, nhâm. Dùng như thế chỉ có ý làm các việc êm ái, hoà nhã thì theo về ngày âm, việc cứng cáp mạnh mẽ thì theo về ngày dương, nghĩa kén lấy ngày có chút ý nghĩa hợp với nhau mà thôi.

Đến đời sau các nhà âm dương thuật số mỗi ngày mới bày thêm ra ngày tốt, ngày sao xấu, ngày này nên là việc nọ, ngày kia nên làm việc kia. Hết ngày rồi lại có giờ sinh, giờ hợp, giờ xung, giờ khắc, động làm việc gì cũng phải xem ngày, kén giờ, thực là một việc phiền toái quá. Đã đành làm việc gì cũng nên cẩn thận, mà chọn từng ngày, kén từng giờ mà phí câu nệ khó chịu. Mà xét cho kỹ thì có ích gì đâu, chẳng qua việc thành hay bại cốt do ở người chớ có quan hệ gì ngày tốt hay ngày xấu. Nếu cứ chọn ngày giờ mà nên việc thì không cần gì phải dùng đến sức người nữa hay sao ?

(Trích “Việt Nam phong tục” Phan Kế Bính)

Sôi động nhịp sống Sài Gòn sau năm 1975

Sài Gòn nhộn nhịp và sôi động, khiến bất kì ai cũng cảm nhận được nguồn năng lượng bất tận khi đến đây. Có người nói rằng: Ngày xưa, ở...

Nhớ lại con đường xưa

Đêm giao thừa mỗi năm, như thông lệ nhiều gia đình ở Sài Gòn, Chợ Lớn đều đi chùa hoặc đi hái lộc đầu năm. Đi chùa thì dễ vì...

Khó mà biết “đọc vị” là gì

Đọc vị bất kỳ ai là tên một quyển sách do Quỳnh Lê dịch từ quyển You can read anyone của David J. Lieberman,  được Trần Vũ Nhân hiệu đính...

Chuyện ăn Tết của vua chúa Việt xưa

Qua những tư liệu lịch sử, Tết của vua chúa xưa thường không nặng về hưởng thụ vật chất mà luôn hướng tới lễ nghi và truyền thống văn hóa...

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp được miêu tả là con của Kronos và Rhea. Vị thần này là người em út trong số các anh chị em. Thần...

Bí ẩn ly kỳ về nhân vật được in trên lá bài K cơ

Nhiều người biết bộ bài tây ngày nay có nguồn gốc từ bài Tarot thời trung cổ, nhưng nhiều người không biết rằng lá K cơ đã tự sát từ...

Câu truyện về bùng binh Hồ Con Rùa ở Sài Gòn

VỊ TRÍ Nguyên thủy ban đầu, tại vị trí Hồ Con Rùa hiện nay, vào năm 1790 là vị trí cổng thành Khảm Khuyết của thành Bát Quái (còn gọi...

Nghịch cảnh của người thầy

Lớp học buổi tối từ bảy đến mười giờ. Người học thường là công chức, quân nhân hoặc học sinh muốn học thêm. Thành phần hỗn tạp. Trình độ cao...

Vì sao gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vào Nam, ra Bắc”?

Thực tiễn lịch sử ghi dấu ấn trong ngôn ngữ, rất đặc biệt, không thể thay đổi. 1/ Cách gọi “trong Nam, ngoài Bắc”, “vô/vào Nam, ra Bắc” bắt nguồn...

Tôi với Tản Đà thi sĩ

Vừa rồi Tản Đà thi sĩ về chầu Trời (nói thế cho oai và cũng cho có sách, nghĩa là dùng điển ở thơ ông)! Nghe tin, tôi cảm động...

Nỗi đau của tranh lụa Việt Nam

Tranh sơn dầu, sơn mài đã và đang áp đảo tranh lụa trên thị trường tranh Việt Nam trong suốt nhiều năm. Thực tế đó khiến nhiều người đặt câu...

Mục sở thị Ấn vàng và Chiếu vua ngày trước

Ấn vàng "Sắc mệnh chi bảo" Tháng 10, năm Minh Mệnh thứ 8, 1827. Theo các kết quả nghiên cứu, ấn Sắc mệnh chi bảo có từ triều Trần được...

Exit mobile version