Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Ý nghĩa thâm sâu trong hôn lễ truyền thống của người Việt

Hôn lễ truyền thống của người Việt mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Bản thân cưới hỏi được xem là một trong ba việc lớn của đời người…

Ca dao Việt có câu rằng:

Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà
Cả ba việc ấy đều là khó thay

Ngày nay việc cưới hỏi chỉ còn lại phổ biến là chạm ngõ, lễ ăn hỏi, cưới. Nhưng trước đây, việc cưới hỏi phải qua đầy đủ các bước bao gồm: nạp thái, vấn danh, nạp cát, nạp tệ (lễ hỏi), thỉnh kỳ, thân nghinh, lễ gia tiên, lễ tơ hồng, hợp cẩn, nhị hỷ (tứ hỷ). Mỗi bước đều mang một ý nghĩa riêng, khiến phong tục cưới hỏi truyền thống trở nên phong phú và tinh tế.

Nạp thái: Lễ nạp thái có nghĩa là “thu nạp những sính lễ mà nhà trai mang đến để thưa chuyện với nhà gái”, ngày nay gọi là “dạm hỏi”.

Khi chấm được ai, nhà trai nhờ người mai mối đến nhà gái, lễ vật của nhà trai là cặp “chim nhạn” nên lễ này còn được gọi là “điện nhạn”, vì chim nhạn là loài chim rất chung tình, không sánh đôi hai lần. Loài chim này cũng rất thảo ăn, khi gặp mồi thì gọi nhau cùng ăn chung, khi một con chết rồi, thì con còn lại cũng buồn mà chết theo.

Năm nào cũng vậy, cứ hết mùa thu chim nhạn lại bay về phương Nam để tránh rét, khi hết rét lại bay về phương Bắc, không bao giờ thay đổi. Vì thế trong hôn nhân, lễ nạp thái với cặp chim nhạn mang còn mang ngụ ý nam nữ không bao giờ lỗi hẹn.

Đàn chim nhạn mỗi khi bay hay đậu đều rất có trật tự theo theo “nhạn tự”, “nhạn hành”, “nhạn trận”, “hồng tự”. Ví như mỗi khi phải bay rất xa về phương Nam, hay Bắc, chim nhạn thường bay thành hình chữ V, đó chính là “nhạn trận”. Tập quán này đã được hình thành từ cổ xưa, chen vào trong tiềm thức của nhạn từ khi mới chào đời, và đến nay tập quán đó vẫn không bao giờ thay đổi. Vì thế trong hôn nhân chim nhạn còn mang ý nghĩa là vợ chồng luôn chiểu theo văn hóa cổ truyền để hành xử.

Ý nghĩa thâm sâu trong hôn lễ truyền thống của người Việt
Chim nhạn bay theo hình chữ V tức “nhạn trận”. (Ảnh qua thinktheology.co.uk)

Cũng vì đặc tính bay theo mùa như trên mà chim nhạn tượng trưng cho việc thuận theo âm dương (thuận theo thời tiết nóng lạnh), vợ chồng hòa hợp theo thiên tính, giúp đỡ và bổ trợ, tương hỗ lẫn nhau như âm dương vậy.

Vấn danh: Ngày nay được gọi là “chạm ngõ” hay là “dạm” (có nơi gộp chung cả lễ dạm và hỏi cùng nhau và gọi là lễ “dạm hỏi”).

Nạp thái xong rồi cũng là nhà gái đã đồng ý nhận lễ vật, tiếp đó là vấn danh. Nhà trai cùng người làm mối đến nhà gái hỏi tên và họ của cô gái, cả ngày sinh tháng đẻ để xem tuổi, đã có hứa hôn với ai chưa. Nhà gái nào nhận lễ vấn danh thì được xem là đã có nơi có chỗ rồi.

Nhà trai và nhà gái cùng trao đổi “canh thiếp”, đây là tờ giấy màu đỏ có  8 chữ ghi lại thiên can địa chi ngày tháng năm sinh của chàng trai và cô gái.

Nam nữ hai nhà sau khi nhận được “canh thiếp”, thì lập tức thắp hương cúng bái Thần Phật tổ tiên ngay gian nhà chính trong ba ngày.

Nếu trong 3 ngày đó mà xảy ra chuyện không tốt như cãi vã, mất trộm, hỏng đồ đạc, thì có nghĩa đó là điềm báo trai gái không có duyên phận với nhau và không nên kết hôn nữa.

Ngược lại, trong 3 ngày đó đều vui vẻ, không có chuyện gì xấu xảy ra thì có nghĩa là tổ tiên cùng trời đất đều đồng ý cuộc hôn nhân này, cặp trai gái này có duyên với nhau và nên tiến đến hôn nhân. Hai nhà sẽ cùng bàn bạc đến việc hôn nhân của trai gái.

Văn hóa truyền thống vốn kính ngưỡng trời đất, tin rằng mọi chuyện đều đã có an bài, và nên thuận theo trời đất mà làm.

Nạp cát: Hai nhà sẽ xem ngày sinh tháng đẻ của đôi trai gái xem có hợp duyên với nhau không. Nếu thấy hợp thì nhà trai sẽ mang lễ đến nhà gái báo tin trai gái hợp nhau để tiến đến hôn nhân.

Nạp chưng: Còn gọi là lễ nạp tệ (“chưng” có nghĩ là chứng, “tệ” có nghĩa là lụa). Nghĩa là nhà trai mang lụa hay vật phẩm quý giá đến nhà gái đảm bảo cho lời hứa hôn chắc chắn. Ngày nay gọi là lễ “ăn hỏi”.

Thỉnh kỳ: Là lễ xin xác định ngày cưới, ngày giờ do bên trai quyết định rồi hỏi lại ý kiến nhà gái.

Thân nghinh: Ngày nay gọi là lễ rước dâu. Đúng ngày giờ đã định nhà trai sẽ đến để rước dâu về.

Giờ thường được chọn là giờ hoàng đạo. Dẫn đầu đám rước dâu của nhà trai là một người có tuổi được dân làng kính trọng đóng vai chủ hôn.

Riêng ở miền Bắc trước đây, tại nhà trai, người ta chờ đợi đám rước dâu về. Một quả lò than đốt hồng đặt trước ngưỡng cửa để chờ cô dâu, với ý nghĩa: lửa hồng sẽ đốt hết những tà ma theo ám ảnh cô dâu và sẽ đốt vía của tất cả những kẻ độc mồm độc miệng đã quở mắng cô dâu ở dọc đường.

Lễ gia tiên: Cô dâu về nhà chồng rồi thì ông bà và cha mẹ chồng sẽ tặng quà cho con dâu.

Sau khi nhà gái đã nhận quả từ nhà trai, mâm quả sẽ được đặt trước bàn thờ gia tiên. Thông thường, tráp trầu cau được đặt chính giữa vì tráp này được mở đầu tiên để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Người chủ hôn sẽ nói về ý nghĩa các lễ vật đặt trên bàn thờ. Các lễ vật nói lên công đức giáo dưỡng của cha mẹ, cũng như an bài của trời đất mới có được hôn lễ như hôm nay, trai gái cần phải trân trọng điều này.

Lễ tơ hồng (tức lễ cưới). Gia đình nhà trai bày hương án ra sân. Dùng lễ xôi gà trầu rượu, chủ hôn vào lễ trước, rồi hai vợ chồng vào lễ sau. Trong lễ tơ hồng nhất thiết phải có đọc bài văn tế “ông Tơ bà Nguyệt”.

Người xưa vốn tín ngưỡng văn hóa truyền thống, tin rằng hôn nhân thành được là do “ông Tơ bà Nguyệt” se duyên.

“Ông Tơ bà Nguyệt” dùng sợi chỉ hồng buộc chân hai người nam nữ với nhau tức là đã an bài nhân duyên hai người với nhau, nhờ có an bài này mà hai người mới thành vợ chồng. Từ đó người xưa tin rằng hôn nhân là có trời xanh an bài, việc có “ông mai bà mối” chỉ là làm theo những gì trời xanh đã định sẵn, vì thế mà cả vợ chồng đều trân quý mối nhân duyên của mình.

Trong lễ tơ hồng nhất thiết phải đọc bài văn tế “ông Tơ bà Nguyệt” nhằm nhắc nhở cho đôi trai gái nhân duyên vợ chồng có được là do trời đất đã an bài, sống yêu thương lẫn nhau cũng chính là thuận theo an bài của trời đất.

“Ông tơ bà nguyệt” xe duyên cho các cặp vợ chồng trên thế gian (Ảnh qua wallacehuoforum.info)

Lễ hợp cẩn: Sau khi đọc bài văn tế “ông Tơ bà Nguyệt”, cô dâu chú rể vào phòng riêng. Người chủ hôn trải chiếu cho cô dâu chú rể rồi lui ra ngoài, cô dâu chú rể sẽ cùng ăn với nhau bữa cơm đầu tiên.

Chú rể lấy cơi trầu đã tế “ông Tơ bà Nguyệt” trao cho cô dâu gọi là hợp cẩn thành vợ chồng. Rồi vợ lạy chồng hai lạy, chồng đáp lại bằng ba vái để tỏ lòng “vợ chồng tương kính như tân”.

Vợ chồng “tương kính như tân”. (Ảnh qua cimassoc.org)

“Nhị hỷ”, “tứ hỷ”: Đây còn gọi là lễ “lại mặt”. Hai ngày sau “lễ tơ hồng”, vợ chồng cùng nhà trai sẽ về thăm cha mẹ vợ gọi là “nhị hỷ”, Nếu nhà vợ ở xa thì có thể 4 ngày sau lễ “tơ hồng” mới về nhà vợ gọi là “tứ hỷ”. Lễ này nhằm giúp cô dâu xoa dịu nỗi buồn xa nhà, nhớ người thân.

Lễ nhị hỷ tứ hỷ trong nghi thức truyền thống (Ảnh qua gqtrippin.com)

Sau đó gia đình nhà gái làm cơm mời chàng rể cùng gia đình nhà trai. Cha mẹ cô dâu sẽ động viên hỏi thăm, chia sẻ lẽ phải, dặn dò vợ chồng cần sống có đạo nghĩa theo văn hóa cổ truyền, theo lời dạy của tổ tiên.

Sau đó nhà trai sẽ ra mắt chào họ hàng bên nhà gái. Lúc này hai gia đình chính thức tới lui thăm hỏi lẫn nhau gọi là “thông gia”.

Đó là toàn bộ những lễ chính trong hôn nhân. Ngày xưa vốn quan niệm hôn nhân là do có duyên phận được trời đất an bài. Vì thế mà vợ chồng xem trọng mối nhân duyên này, tôn trọng lẫn nhau mà có được cuộc sống hạnh phúc. Những cặp vợ chồng nào trân quý nhân duyên có được thì cuộc hôn nhân của họ mới bền chặt.

Trần Hưng

Ăn “mày” là gì? “mày” có phải là đồ ăn?

Trong giới nghệ sĩ sân khấu (cải lương, kịch nói, ca nhạc), có một điều kiêng kỵ bất thành văn là nghệ sĩ không bao giờ cho tiền người ăn...

Các Giai Thoại Nam Kỳ Lục Tỉnh: Hóc Môn, Bà Điểm Với 18 Thôn Vườn Trầu

Địa danh Hóc Môn, cho tới nay vẫn còn nhiều ý kiến giải nghĩa khác nhau. Theo cách hiểu thông thường, người ta nói: ”Hóc là chỗ xa xôi vắng vẻ...

Mong làm điều phải

Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng...

Bình Tây Đại nguyên soái của Việt Nam là ai?

Dù triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất nhường nhiều quyền lợi cho Pháp, nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp tục nêu cao tinh thần kháng chiến...

50 Cặp Lục Bát Hay Nhất Trong Truyện Kiều Của Nguyễn Du

Truyện Kiều là một tác phẩm của đại thi hào Nguyễn Du, gồm 3.254 câu. Đây là một tuyệt tác kinh điển có một không hai của nền văn học...

So sánh khả năng hàng hải giữa hai nước Trung – Việt thời Thanh – Nguyễn

Mục đích bài viết này không chỉ đơn thuần so sánh hơn thua về hải quân hai nước, đây là một công trình khoa học nhắm vạch ra điều sai...

Vua Gia Long đối với hủ tục và tệ mê tín

Trong những năm đầu sau khi lên ngôi của vua Gia Long (1802-1820), cùng với nạn giặc giã, thú dữ hoành hành, các vấn nạn về hủ tục và mê...

Những Vị Quốc Mẫu Bê Bối Trong Sử Việt

Thời xưa, việc một người con gái được tuyển vào cung vua là một vấn đề to tát. Gia đình người con gái sẽ được triều đình cấp cho một...

Tuổi thơ xưa vui như hôi cá ao làng

Ngày nào cũng thế, như đã thành thường lệ, nghe vợ dọa nạt hai đứa con nào là học rồi ép ăn trong vòng quay xô bồ của cuộc sống;...

Tâm vé vào đời – Câu chuyện nhân văn sâu sắc về cái tâm củα một con người

Những câu chuyện về lòng tốt bây giờ thường bị xem như là cổ tích. Nhưng, đây là một câu chuyện hoàn toàn có thật. Buổi tɾưα, tại sân gα...

Sự hưng thịnh và suy vong của đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman, còn được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923. Vào đầu thế...

Vì sao hay nói “Cưới xin” – Cưới vợ mà không nói cưới chồng?

“Cưới xin” là từ gốc Hán, trong đó “cưới” có nghĩa là “xin”. “Cưới” chính là từ Việt hoá của một từ Hán Việt là “cái”. “Cái” , tiếng Hán...

Exit mobile version