Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao bồn cầu toilet luôn có màu trắng dù nó rất dễ bẩn?

Có lẽ đây là một quy tắc bất thành văn: Đối với một thứ dễ bẩn và bạn không thể thay thế thường xuyên, hãy chọn cho nó màu tối vì ít ra trông nó sẽ sạch sẽ trong thời gian dài hơn một chút.

Nhưng như vậy có phải vô lý không, khi chiếc bồn cầu nhà bạn và toilet nói chung lại thường được tạo ra với màu trắng? Chẳng phải đó là một trong những nơi có khả năng là bẩn nhất ở nơi công cộng cũng như nhà bạn hay sao?

Hóa ra, lý do phía sau cực kỳ hợp logic đấy!

Vì vật liệu yêu cầu phải thế

Hầu hết các bồn cầu toilet thời hiện đại được làm từ sứ. Đây là một vật liệu tốt vì độ bền rất ổn. Sau khi được nung, bề mặt sứ sẽ trở nên sáng bóng, chống được nước và gỉ sét. Điều này giúp cho việc dọn rửa trở nên dễ dàng hơn, bất chấp việc nó có màu trắng.

Vấn đề nằm ở chỗ sứ sẽ chuyển thành màu trắng khi được nung ở nhiệt độ cao. Dĩ nhiên, các nhà sản xuất hoàn toàn có thể tạo ra sứ có màu, bằng cách pha thêm màu vào khuôn trước khi nung. Nhưng rõ ràng, việc làm ra một chiếc bồn cầu thuần trắng sẽ dễ dàng và mang đến lợi ích kinh tế lớn hơn.

Trắng là biểu tượng của sự tinh khôi

Trong một bản nghiên cứu vào năm 2010 do Sharath Sasidharan từ ĐH Emporia State (Mỹ) thực hiện, màu sắc của vật thể có khả năng gây ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta theo những cách khác nhau. Dù còn phụ thuộc vào sở thích và phông nền văn hóa, nhưng đa số đều coi trắng là màu của sự tinh khiết và an toàn.

Đó là lý do không chỉ bồn cầu, mà bệnh viện cũng thường được sơn màu trắng, để tạo cảm giác sạch sẽ.

Mặt khác, các màu tối như đen hoặc nâu lại thường được gắn với thứ gì đó tiêu cực. Còn các màu sắc tươi sáng như đỏ, cam, vàng… dù cũng mang cảm xúc tích cực, nhưng không đem tới cảm giác tươi mới như màu trắng mang lại. Vậy nên, màu phổ biến nhất của các toilet hiện đại chính là trắng.

Trên thực tế theo một số nghiên cứu, sự tích cực mà màu trắng mang lại đã tồn tại từ khá lâu. Năm 2004, Sıdıka Mine AYTAÇ từ Viện Công nghệ Izmir (Thổ Nhĩ Kỳ) đã chỉ ra rằng có tồn tại những chiếc bồn cầu với màu sắc bắt mắt hơn, nhưng khi so sánh với màu trắng, hiệu quả tỏ ra không thể bằng được.

Như hình ảnh dưới đây có thể thấy, trắng là màu trung tính, có thể phù hợp với mọi phòng tắm có kích cỡ khác nhau. Trong khi đó, các màu sắc khác có thể làm hỏng cảm xúc trong một không gian, và nhìn chung thì không phù hợp với những nơi có diện tích nhỏ.

Fun Fact: Có hẳn một ngày gọi là… “Bồn cầu Thế giới” đấy

Và ngày này được tổ chức vào 9/11 mỗi năm, nhằm mục đích tôn vinh sự quan trọng của chiếc bồn cầu và đề cao nhận thức về vấn đề vệ sinh trên toàn thế giới. Mỗi năm, ngày này sẽ có chủ đề khác nhau. Như chủ đề năm 2019 là “Không ai bị bỏ lại phía sau”, trong đó đề cập đến thực tế hơn 673 triệu người trên thế giới không thể tiếp cận điều kiện vệ sinh cá nhân phù hợp.

Nguồn: BS, VT.co

Kỹ nghệ nước mắm ở Đông Dương (7/7) – Chương VI : Tóm tắt và kết luận

Quy định bán hàng là cần thiết để tránh việc sản xuất thừa sản phẩm hư hỏng có hại hoặc nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng, và đồng...

Lê Lợi có phải là người Mường?

Đồng bào vùng Lam Sơn ngày nay vẫn thường gọi Lê Lợi là đạo Cham và Nguyễn Thận ở Mục Sơn là đạo Mục. Căn cứ vào những tài liệu...

Xin lỗi, tôi không có bằng Tiến sĩ

Tiến sĩ để làm gì? Câu hỏi nghe chừng thừa thãi. Nhưng là câu hỏi thường gặp dành cho những ai đang dợm bước vào con đường “kiếm bằng Tiến...

Nhanh tay áp dụng 14 cách bấm huyệt đơn giản tại nhà, tạm biệt các cơn đau nhức chỉ sau 1 PHÚT

Liệu pháp bấm huyệt đã được sử dụng ở Trung Quốc từ hàng ngàn năm nay, và lựa chọn đúng điểm để bấm có thể giúp cơ thể giảm đau...

Henriette Bùi, nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam

Henriette Bùi Quang Chiêu (1906-2012) là một nữ bác sĩ người Việt. Bà được biết đến là nữ bác sĩ đầu tiên của Việt Nam. Bà sinh ngày 8 tháng...

Tết ở Hà Nội năm 1994 qua ống kính Bruno Barbey

Làng chài bên vịnh Hạ Long, giã gạo ở Tây Nguyên, đồn điền cao su An Lộc… là loạt ảnh tư liệu lịch sử quý giá về Đông Dương khoảng...

Vương cung Thánh đường Sở Kiện Nhà thờ lâu đời nhất Hà Nam

Dù là một tiểu Vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng Thánh đường Sở Kiện (hay còn gọi là) Nhà thờ Kẻ Sở là điểm đến...

Ai đã thiết kế Bưu điện Saigon?

Theo Tim Doling -sử gia UNESCO, nói và viết tiếng Việt, tác giả nhiều sách về lịch sử thành phố Việt Nam- thì chính tài liệu "Hướng dẫn thuyết minh...

Lột trần Việt ngữ – Kỳ 1/25 – Gốc tổ ra sao?

Tự vựng riêng của sách nầy MIỀN DƯỚI: Định danh do miền Nam sáng tác từ non 300 năm nay để chỉ tổng quát ba quốc gia Phi Luật Tân,...

Quan hệ giữa họ hàng và làng xã như thế nào

Phục hồi việc họ lợi hay hại? Phục hồi việc họ là một cách đúng đắn, vô tư, tức là phát huy được thuần phong mỹ tục. Nếu cán bộ...

Họa tiết “Ðôi Mắt Tĩnh Lặng” trên tháp Champa Bình Định

Tháp Champa! Kalan Champa! Huyền bí và kiêu hãnh! Trang trọng và im lặng nhân gian đoán tới đoán lui vẫn chưa biết hết về Champa! Bức tường gạch đỏ...

Miếu Bà Thiên Hậu ở Sài Gòn xưa

Miếu Bà Thiên Hậu hay còn gọi là Hội quán Quảng Triệu. Là một trong các công trình cổ có kiến trúc đẹp mắt của người Hoa ở Sài Gòn...

Exit mobile version