Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao chó lại thích liếm chủ?

Khi chó liếm chủ hay người bất kỳ đó được coi là dấu hiệu của tình cảm và có nghĩa là chú chó cảm thấy thoải mái ở bên bạn. Tuy nhiên điều này chỉ đúng trong một số trường hợp.

Dấu hiệu tình cảm

Ý nghĩa của hành động liếm của chó có thể tùy thuộc vào cách chúng làm điều đó. Những cái hôn ướt át dài kèm theo lắc lư cơ thể và đuôi và biểu hiện của tình cảm.

Những cái hôn ướt át dài kèm theo lắc lư cơ thể và đuôi và biểu hiện của tình cảm.

Đôi khi những cái liếm nhẹ ở miệng chỉ là hành vi thân mật, giống như chó con liếm miệng của chó lớn. Nó đem lại cảm giác an toàn và thoải mái cho chó, giống như khi chó con được chó mẹ liếm. Hành động này cũng giúp chó làm quen với mùi.

Yêu cầu riêng tư

Đôi khi chó liếm bâng quơ một hai cái để nhắn nhủ nhẹ nhàng rằng chúng muốn được ở một mình. Điều này thường xảy ra khi bạn để mặt mình sát mặt chó quá khiến chúng khó chịu.

Một số chú chó vô tình học được hành vi liếm để tạo ra khoảng cách giữa mình và người. Điều này xảy ra khi chúng học được rằng chúng có thể khiến bạn lùi mặt lại khi thấy bạn làm như vậy khi chúng liếm.

Những chú chó cũng có thể liếm để thể hiện rằng mình không phải là kẻ thù, hay đôi khi chỉ đơn giản là một phản ứng vô điều kiện khi bạn đưa mặt lại gần.

Vậy làm sao để biết khi chó liếm chúng muốn nói với bạn điều gì?

Cách tốt nhất là quan sát ngôn ngữ cơ thể và hành vi của chó. Nếu cơ thể chúng trông thư giãn và lắc lư, cố tiến gần tới bạn thì điều đó có nghĩa là chúng cảm thấy thoải mái. Còn nếu chúng liếm rồi lùi lại, hay cơ thể trông căng cứng thì có thể chúng đang yêu cầu một chút riêng tư.

Thèm muối hay thèm ăn

Ngoài ra, chó có thể liếm nhiều khi thèm vị mặn. Bởi con người toát mồ hôi có muối khi hoạt động, khi chó liếm bạn, chúng có thể đang thèm muối thay vì biểu hiện cảm xúc.

Cơ bản là chúng nghĩ bạn rất ngon. Ở tuổi nhỏ, các loài chó hoang dã thường liếm mặt mẹ khi chó mẹ đi săn về. Điều này cũng giống như khi chó liếm mặt bạn sau khi bạn vừa ăn xong.

Tại sao liếm nhiều có thể có hại?

Khi chó liếm người quá nhiều, tự liếm mình hay một vật bất kỳ, đó có thể là dấu hiệu của rối loạn hành vi, bao gồm rối loạn nhận thức ở chó già.

Hành vi liếm liên tục có thể là dấu hiệu của chứng ám ảnh hành vi cưỡng chế và có thể bao gồm nhiều hành vi đa dạng cũng như nhiều nguyên nhân khác nhau.

Khi chó cảm thấy khó chịu, mâu thuẫn hay căng thẳng chúng có thể thể hiện các hành vi này và sau nhiều lần chúng trở thành thói quen ám ảnh cưỡng chế.

Ví dụ, nếu chó đột nhiên tự liếm mình khi chủ gọi tên, đó có thể là dấu hiệu của căng thẳng kinh niên do không rõ mình đang được gọi hay sắp bị trừng phạt. Chúng thể hiện sự lo lắng này bằng cách liếm lông, liếm môi, ngáp hay ngửi đất.

Thông thường phải sử dụng thuốc để chữa trị các rối loạn hành vi ám ảnh. Nhưng nếu bạn có thể phát hiện nguồn gốc các hành vi này sớm để giảm thiểu hay loại bỏ thì có thể chó của bạn không cần dùng thuốc.

Theo NewsWeek

Tem phiếu thời bao cấp – còn chút gì để nhớ

‘Phiếu thực phẩm’, ‘Tem vải’, ‘Phiếu bồi dưỡng người đẻ’… là kỷ niệm khó quên về thời bao cấp, thời mà nhiều mặt hàng thiết yếu của cuộc sống được...

Hình chim trên trống đồng Lạc Việt

 1. Xuất xứ của chữ “Lạc” Tài liệu bằng văn bản quan trọng đầu tiên về chữ 雒 (lạc) trong danh từ 雒越 (Lạc Việt/Lo Yueh), cho đến ngày nay...

Hình ảnh Triều Ðình phong kiến xưa

Các hình ảnh vua, quan của triều đình phong kiến xưa, các loại binh trong triều đình và chế độ sinh hoạt của triều đình phong kiến Triều Ðình (gồm...

Ký ức cái vô tuyến đen trắng thời bao cấp

Trong khi Sài Gòn đã bắt đầu có đài truyền hình từ 1966 thì vào thời bao cấp ở Hà Nội, kinh tế thật khó khăn, kỹ thuật chưa phát triển,...

Những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội hơn một thế kỷ trước

Quán bar của người Pháp, Nhà máy rượu đầu tiên của Hà Nội, chân dung một ông quan… là những hình ảnh đặc sắc về Hà Nội trong ấn phẩm...

Vô vi là gì? triết lý Vô vi?

Vô vi là gì? Từ "vô vi" có nguồn gốc từ tư tưởng của Lão Tử - một nhân vật quan trọng trong triết học cổ đại Trung Quốc. Về...

Những nhà ga bỏ hoang quanh Đà Lạt

Hoạt động từ năm 1932 cho đến thập niên 1970, đường sắt Phan Rang – Đà Lạt từng được coi là một trong những tuyến đường sắt độc đáo nhất...

Vì sao lại nói là “ngàn thu”?

Từ “ngàn thu” ở đây vốn bắt nguồn từ “thiên thu” trong tiếng Hán (“thiên” (千) nghĩa là “một ngàn”). Ở đây, mùa thu được dùng để tượng trưng cho...

Sửa mũ vườn đào, sửa dép vườn dưa là gì?

Khi đi qua vườn đào, dù mũ đội đầu có bị lệch cũng không nên giơ tay lên sửa mũ, sẽ bị ghi là hái trộm đào. Khi đi qua...

Những loại pháo Tết từng khiến trẻ em Việt xưa phát cuồng

Dù đã bị cấm hơn 20 năm, tên các loại pháo như pháo đùng, pháo tép, pháo dây, pháo chuột… vẫn in dấu trong tâm trí thế hệ 8X trở...

Bà Triệu – Nữ tướng cưỡi voi dẹp giặc

Ngày nay, ở Thanh Hóa vẫn còn lăng Bà Triệu với hội thờ vào ngày 21-2, tương truyền là ngày mất của người nữ anh hùng. Bà Triệu, hay nàng...

Thế nào là Chân, thế nào là Chính, Chân Chính rốt cuộc là gì?

"Chân chính" là tiêu chuẩn phẩm đức và nhân cách làm người. ‘Làm người chân chính', 'hành xử chân chính', 'kinh doanh chân chính',v.v... Vậy "chân chính" rốt cuộc là...

Exit mobile version