Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao chúng ta thường cảm thấy khát nước trước khi đi ngủ?

Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng tại sao chúng ta thường cảm thấy khát nước khi đi ngủ chưa? Hãy tìm hiểu về cơ chế sinh học của cơ thể để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhé.

Một nghiên cứu mới được tiến hành thử nghiệm trên chuột cho thấy, việc chúng ta thường cảm thấy khát nước trước khi đi ngủ là do bởi các hoạt động đồng hồ sinh học của não bộ.

“Mặc dù nghiên cứu này đã được tiến hành thực hiện trên các loài động vật gặm nhấm, nó cũng giải thích được rằng tại sao chúng ta thường cảm thấy khát và muốn uống một số loại chất lỏng như nước hoặc sữa trước khi đi ngủ“, đồng tác giả của nhóm nghiên cứu, giáo sư thần kinh học Charles Bourque tại trường Đại học McGill ở Quebec, cho biết.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nói rằng họ cần nghiên cứu thêm để kiểm chứng phát hiện mới này hoàn toàn có thể áp dụng với con người.

Trước khi tiến hành nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng loài động vật gặm nhấm dường như uống nhiều nước hơn trong hai giờ trước khi đi ngủ, nhưng lý do giải thích cho sự gia tăng lượng nước này vẫn chưa xác định rõ ràng.

Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã không để cho 12 con chuột uống nước trong một vài giờ trước khi đi ngủ. Kết quả là những con chuột đó bị thiếu nước trầm trọng sau khi thức dậy. Kết quả này giúp các nhà nghiên cứu cho rằng việc tăng lượng nước uống trước khi đi ngủ có thể là một cách để loài chuột tự bảo vệ mình chống lại sự mất nước trong khi ngủ.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng muốn tìm hiểu về cơ chế nào đã nhắc nhở những con chuột cần phải uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Họ tự hỏi liệu rằng các tế bào bên trong não “cảm biến độ ẩm” tạo ra cảm giác khát nước, gắn kết với các phần của não bộ để điều khiển đồng hồ sinh học trong cơ thể chuột, nhắc nhở chúng đi ngủ và thức dậy.

Phát hiện này giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về hoạt động đồng hồ sinh học bên trong não bộ của con người.

Các nhà nghiên cứu dùng điện để kích thích đồng hồ sinh học bên trong não bộ của những con chuột và thấy rằng sự kích thích này dường như đã làm tăng sự sản sinh các hormone vasopressin, được sản xuất trong cùng một khu vực não bộ.

Trong các thí nghiệm tiếp theo được thực hiện ở chuột, các nhà khoa học phát hiện ra các hormone vasopressin quả thực đã kích hoạt các tế bào não liên quan đến cơn khát“, theo một nghiên cứu được công bố ngày 29 tháng 9 trên tạp chí Nature.

Tuy nhiên, cần nghiên cứu thêm để xác định xem các cơ chế tương tự có hoạt động trên cơ thể con người hay không. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy một số người thường cảm thấy khát và muốn uống một ly gì đó trước khi đi ngủ, trong khi những người còn lại nói rằng họ chẳng muốn uống gì trước khi đi ngủ. Số người quyết định không uống gì trước khi đi ngủ là vì sợ bàng quang của họ sẽ khiến họ tỉnh dậy để đi tiểu giữa đêm“, Bourque trả lời trang Live Science.

“Tuy nhiên, những phát hiện mới này có thể giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về hoạt động đồng hồ sinh học bên trong não bộ của con người“, các nhà nghiên cứu cho biết.

Cái bẫy chuột

Con chuột nhìn qua cái lỗ trên tường thấy hai vợ chồng nông dân đang cầm cái bẫy chuột nó hốt hoảng chạy vào trong để cảnh báo các con...

Thử viết lại cổ sử Việt Nam

Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con...

Công cụ di chuyển của người Việt ngày trước

Bắt đầu từ thời phong kiến triều Nguyễn (1802-1945) vua chúa mỗi lần xuất cung đều dùng kiệu để đi lại. Sách Khâm định Đại Nam Hội điển Sự lệ, do...

Bình Định – Phú Yên những năm 90

Từ Bình Định trải dài đến Phú Yên có những làng quê nổi tiếng vì sự bình dị và phong cảnh đẹp đến mê người. Dưới đây là những bức...

Ý nghĩa sâu xa của tứ đại Thần thú: Như ý cát tường

Tứ đại Thần thú là những động vật biểu tượng cho cát tường như ý, ví như: long (rồng), phượng (phượng hoàng), lân (kỳ lân), tì hưu,… Những thần thú...

Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe

Khám phá vẻ đẹp của biển Đại Lãnh, cuộc sống ở thành phố Nha Trang và những di tích cổ độc đáo của người Chăm tại Ninh Thuận năm 1992...

Người đặt tên cho đường phố Saigon trước 1975

Từ lâu, tôi đã khâm phục cách đặt tên cho đường phố ở Saigon và vẫn đinh ninh rằng đó là một công trình có sự đóng góp trí tuệ...

Vì sao lại nói ” Có mà đến mùa quýt “

Dân gian thường truyền nhau câu “có mà đến mùa quýt” để chỉ sự việc còn lâu lắm mới xảy ra, thậm chí có thể không bao giờ xảy ra....

Bàn về nghệ thuật chửi của người Việt xưa

Nói đến chửi, người Việt Nam nào cũng nghĩ ngay đó là hiện tượng vô văn hóa, người ta liên tưởng tới những câu chửi tục, những lời chửi “rỉa...

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh và nhạc Phạm Duy

Nữ thi sĩ Minh Đức Hoài Trinh được nhiều người ngưỡng mộ với hai bài thơ “Kiếp Nào Có Yêu Nhau” và “Đừng Bỏ Em Một Mình”. Đặc biệt, hai...

Nhớ xe đạp mini Sài Gòn xưa

Khoảng những năm 1970-1980 là thời hoàng kim của xe đạp mini và kiểu áo dài mini. Thời ấy nữ sinh thường mặc áo dài trắng, tà hẹp và ngắn...

Thư viện lưu động ở xứ Nam Kỳ xưa

Năm 1936, chính quyền ở Nam Kỳ cung cấp dịch vụ thư viện lưu động. Xe chở sách từ kho đưa đến các châu thành của Lục tỉnh để nhân...

Exit mobile version