Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao dân gian lại kiêng dùng mực đỏ để viết tên người?

Khác với các nước phương Tây coi màu đen là chết chóc, nhiều nước châu Á quan niệm màu đỏ mới là đại diện của điều này. Vậy nên việc viết tên người bằng bút đỏ là một điều rất kiêng kị.

Người dân các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… rất kỵ viết tên người bằng mực đỏ. (Ảnh: Pinterest)

Khi còn bé, chúng ta không hiểu chuyện, vô tình cầm bút đỏ viết chữ thì luôn bị người lớn ngăn cản, đặc biệt nếu dùng bút đỏ ghi tên người thì sẽ bị mắng ngay lập tức. Vì thế trẻ em dần dần đã hình thành thói quen không dùng bút đỏ, nhưng nguyên nhân tại sao thì rất ít người hiểu rõ…

Nguyên nhân là vào thời cổ đại, đối với việc phán tội chết cho một người, người ta sẽ dùng máu gà để ghi tên của họ, sau này mới chuyển sang dùng bút. Vì thế chỉ có nha môn khi ghi chép tên của phạm nhân mới có thể dùng bút đỏ.

Dân gian Trung Quốc còn lưu truyền rằng, Diêm Vương thường dùng bút chu sa (đỏ thắm) để gạch tên trong sổ sinh tử, khi bút chu sa gạnh vào tên ai thì người ấy sẽ phải chết. Vì thế, tên người nào được viết bằng bút đỏ thì sẽ bị liên tưởng rằng đã chết hoặc là phạm nhân sắp bị hành hình.

Cho nên bút đỏ trên thực tế rất ít được sử dụng, ngoại trừ những công việc liên quan đến sửa chữa, kế toán. Đặc biệt khi viết tên người, dùng bút đỏ chính là việc tối kỵ.

Ngoại trừ những nguyên nhân trên, còn có cách nói khác, chính là trong quá khứ Hoàng đế phê duyệt những tấu chương gấp, chỉ dùng bút chu sa, quân thần nhìn là sẽ hiểu ngay. Vì vậy ngoại trừ Hoàng đế ra, những người khác bị nghiêm cấm dùng bút đỏ phê chỉ thị.

Viết tên người khác bằng bút mực đỏ cũng là điều cấm kỵ, cũng bởi cho rằng màu mực đỏ là nhắc nhở đã đến lúc một người sắp hết thời gian sống. (Ảnh: Quora)

Cũng có người nói, viết thơ không thể dùng bút màu đỏ, bởi vì màu đỏ tượng trưng cho đoạn giao, nếu như dùng màu đỏ ghi tên người khác, cũng có ý tứ rằng người đó đã bị chết, đoạn ly sinh tử. Vì thế màu đỏ đôi lúc cũng là điềm xấu, mang ý nghĩa chết chóc và tang thương.

Trong văn hoá Nhật Bản, viết tên người khác bằng bút mực đỏ là điều cấm kị, họ cho rằng màu mực đỏ là nhắc nhở đã đến lúc một người sắp hết thời gian sống. Và không chỉ với người, quan niệm này áp dụng cho cả các nhóm, tổ chức, chẳng hạn các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản nếu trong tình trạng sắp sửa phá sản thì tên chủ doanh nghiệp hay tên công ty cũng có thể bị viết bằng mực đỏ.

Còn ở Hàn Quốc, khi ai đó qua đời, tên của họ thường được gia đình biên bằng mực đỏ với niềm tin làm như vậy sẽ xua đuổi được tà ma; với người đang sống, việc ghi tên bằng mực đỏ sẽ đảo ngược tác dụng này. Do vậy, người ta luôn tránh dùng mực đỏ ghi tên người, chỉ trừ trường hợp dùng mộc hay con dấu để tránh bị coi là nguyền rủa người khác.

Đây là điều cấm kỵ trong dân gian, có người tin có người không tin. Tuy nhiên, người xưa có câu “có thờ có thiêng có kiêng có lành”, do đó, tốt nhất chúng ta không nên tùy ý dùng bút đỏ để viết tên người khác.

Lê Hiếu

Kỳ thi tốt nghiệp thời Pháp diễn ra như thế nào

Cuối mỗi cấp học đều có những kỳ thi được tổ chức quy củ, tốt nghiệp học sinh có thể mang bằng đi xin việc tùy theo trình độ. Cuối...

Sài Gòn – Chợ Lớn: Thế Kỷ 17 Đến Thế Kỷ 19 – Phần 2

4. Saigon dưới quan sát và nhận xét của John White (1819-1823) Thế thì đời sống ở Saigon trong giai đoạn này ra sao?. Trước hết ta hãy xem mô...

Rúng động và rung động là một?

Có sự khác biệt về nghĩa giữa "rúng động" và "rung động". Theo Phạm Văn Tình trong Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1958). Các từ "rung",...

Nghệ thuật tượng sơn thếp truyền thống của người Việt

Đất và gỗ phủ sơn từ thế kỷ 17 là chất liệu được sử dụng phổ biến, cốt bằng gỗ, chi tiết bề mặt sửa bằng đất. Vàng và son...

Thiền Tộc Tự Thuật

Ban nhạc La Cigale hợp xướng bản Hè Về của nhạc sĩ Hùng Lân của Việt Nam một cách xuất sắc. Cả hội trường vỗ tay theo nhịp điệu của...

1.001 kiểu quảng cáo ấn tượng của người Sài Gòn xưa

Không hào nhoáng như các quảng cáo ngày nay, người Sài Gòn xưa quảng cáo thương hiệu của họ một cách đơn giản nhưng lại vô cùng ấn tượng.  Từ...

Sự tệ hại của văn hóa “khôn lỏi”

Trong cách ứng xử của người Việt, không khó để nhận ra một nét ‘văn hóa’ đặc thù, đó chính là “khôn lỏi”. Nó phản ánh trong mọi ngóc ngách...

Loan-Phụng chứ không phải Long-Phụng?

Tại đám cưới người ta hay trang trí hai con vật Long và Phụng và bảo là tượng trưng cho sự hoà hợp vợ chồng (?). Tại sao thế được,...

Gò Thành – Chứng tích nghìn tuổi của vương quốc Phù Nam

Di chỉ khảo cổ học Gò Thành ở Tiền Giang là chứng tích quý giá về nền văn hoá Óc Eo của vương quốc Phù Nam, có niên đại từ...

Thắc mắc tên gọi một số địa danh Sài Gòn

Bài viết này được hình thành theo các tài liệu từ một số sách cũ của các học giả miền Nam: Vương Hồng Sển, Sơn Nam và cuốn Nguồn Gốc...

Chuyện mèo, chuyện chó

Mèo đen, mèo trắng Ở khu Tây Đơn, thuộc thành phố Bắc Kinh, có một nhà hàng do Trần Nghị và Chu Đức đề nghị Chu  n Lai sáng lập...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 2 – Thí Sinh

Không phải bất cứ ai biết chữ, học đủ Tư Thư, Ngũ Kinh, "Bách gia chư tử" là được tự do dự thi Hương. Muốn đi thi phải có đủ điều kiện....

Exit mobile version