Trí thông minh cảm xúc là một trong những yếu tố giúp bạn kiểm soát được cảm xúc của mình và thấu hiểu được nhu cầu của người khác. Những người có chỉ số cảm xúc cao thường có tính cách nhạy cảm cũng như biết cách dẫn dắt cảm xúc của mình và mọi người.
Nhạy cảm, trực giác và đồng cảm là những phẩm chất đặc biệt và cần thiết trong một thế giới mà mọi người đã trở nên mẫn cảm với nhu cầu cơ bản của họ. Nếu bạn là người nhạy cảm, đừng cảm thấy đây là điều tiêu cực mà hãy biết ơn giác quan đặc biệt này của mình, bởi bạn chính là người tạo nên điều khác biệt.
1. PHẢN ỨNG TỰ NHIÊN VỚI CƠ THỂ VÀ TRỰC GIÁC CỦA BẠN
Bạn hiểu rõ những điều đang xảy ra xung quanh và điều gì là tốt nhất cho mình mà chẳng cần bất kì lý do đặc biệt nào. Tâm trí của bạn như là chiếc la bàn định hướng cách bạn vượt qua mọi chuyện trong cuộc sống. Nếu không phải vì mọi người muốn bạn trở nên lý trí hơn, bạn sẽ luôn tự tin làm theo những gì trực giác mách bảo.
2. BẠN CẢM NHẬN ĐƯỢC NỖI BUỒN CỦA NGƯỜI KHÁC
Cho dù bạn không thể giúp mọi người khi họ gặp rắc rối nhưng trong thâm tâm bạn vẫn luôn muốn làm điều gì đó cho họ. Bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi chỉ đứng khoanh tay nhìn mọi chuyện diễn ra. Chỉ có tháo gỡ khúc mắc và khó khăn của mọi người mới có thể khiến tâm trạng của bạn tốt hơn. Vì lẽ đó, bạn biết cách an ủi bạn bè và là một người bạn rất đáng trân trọng.
3. CẢM XÚC CỦA BẠN RẤT SÂU SẮC VÀ SỐNG ĐỘNG
Khi đưa ra quyết định và bày tỏ ý kiến, bạn thường dựa vào trực giác của mình chứ không đi theo một trình tự logic nhất định. Bạn tự tin vào cảm nhận của bản thân nên đối với những người ít tiếp xúc với bạn, thật khó để họ có thể chấp nhận những quan điểm bạn đưa ra ngay từ đầu. Họ có thể cảm thấy ngạc nhiên vì cách bạn trải nghiệm và quan sát có chút khác biệt so với mọi người.
4. BẠN CÓ THỂ NÓI VỀ ĐIỀU NGƯỜI KHÁC ĐANG TRẢI QUA
Đúng như vậy, chẳng cần họ mở lời, bạn đã biết điều họ mong muốn. Điều này chính là lợi thế của bạn trong giao tiếp cũng như giúp mọi người thấu hiểu bản thân họ hơn. Đặc biệt, đây là kỹ năng không thể thiếu trong các lĩnh vực như bác sĩ tâm lý, huấn luyện viên, giáo viên… Bất kỳ ai cũng muốn được yêu thương và nhận được sự đồng cảm từ những người như bạn.
5. BẠN DỄ BỊ CHOÁNG NGỢP TRONG CÁC ĐÁM ĐÔNG
Nhờ có khả năng thấu hiểu và đồng cảm, không khó để bạn nắm bắt được năng lượng tỏa ra từ người khác. Do đó, bạn dễ bị nguồn năng lượng này chèn ép khi phải tiếp xúc với nhiều người. Cảm giác giống như bạn đang bị rút cạn đi nguồn năng lượng của bản thân, hoàn toàn mơ hồ về những điều xung quanh. Hãy bước về phía sau, dành thời gian riêng tư và tìm lại chính mình.
6. BẠN CẦN THỜI GIAN RIÊNG TƯ
Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết của những người nhạy cảm. Bạn luôn cần một khoảng thời gian riêng tư để tránh xa thế giới hỗn loạn ngoài kia. Thay vì ra ngoài và tham gia các hoạt động giải trí như đi xem phim, dạo phố, bạn sẽ thích ở nhà tận hưởng cảm giác một mình đọc sách và chăm sóc thú cưng. Và điều này giúp bạn học được cách quan tâm, yêu thương bản thân nhiều hơn.
7. BẠN DỄ CẢM THẤY CẠN KIỆT NĂNG LƯỢNG
Là một người nhạy cảm, bạn sẽ cảm thấy kiệt sức khi làm việc nhiều giờ cũng như các công việc có tính chất hướng ngoại. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, giảm giờ làm việc và kết nối nhiều hơn với thế giới nội tâm bên trong. Những điều này là vô cùng cần thiết để duy trì sức khỏe tâm lý của bạn.
8. BẠN THÍCH ĐI CHƠI VỚI MỘT HOẶC HAI NGƯỜI
Bởi vì điều bạn cần là những mối quan hệ sâu sắc và ý nghĩa nên những hội nhóm không phải là mục tiêu mà bạn đang tìm kiếm. Kể cả khi bữa tiệc đó đang đến cao trào, bạn vẫn sẽ luôn sẵn sàng rời đi. Những buổi nói chuyện giá trị, có đầu tư sẽ là liều thuốc bổ nuôi dưỡng trái tim và tâm hồn bạn.
9. BẠN CẢM THẤY KHÁC BIỆT
Điều này là sự thật và bạn nên tự hào vì điều đó. Cách bạn cảm nhận về thế giới và làm chủ số mệnh chính là thế mạnh của bạn trong thế giới náo nhiệt này. Bạn khác biệt theo cách đặc biệt, trở thành người nhạy cảm chính là một trong những đặc ân mà bạn nhận được.