Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao nên đi du lịch nước ngoài?

Một số người khi nghe các câu chuyện đi du lịch nước ngoài thường nói: Nghe có vẻ hấp dẫn đấy, nhưng mình sẽ đi trong nước trước, khám phá hết trong nước rồi mới đi nước ngoài sau. Tương tự như vậy nhưng có người phản ứng mạnh mẽ hơn: Đúng là sính ngoại, Việt Nam đẹp như vậy, rộng như vậy, đi còn không hết mà tại sao cứ đi du lịch nước ngoài.

Đối với tôi, hoàn toàn không có vấn đề gì nếu bạn quyết định khám phá trong nước trước hay chỉ đi du lịch trong nước. Nhưng tôi cho rằng du lịch nước ngoài có nhiều ưu điểm:

Thứ nhất, du lịch nước ngoài không phải lúc nào cũng đắt hơn du lịch trong nước. Giá vé máy bay từ Sài Gòn đến Bangkok còn rẻ hơn giá vé Sài Gòn – Hà Nội.

Thứ hai, du lịch nước ngoài là cơ hội để ta biết thêm về các nền văn hóa mới, phong tục tập quán mới, những con người với các quan niệm văn hóa, tinh thần hoàn toàn khác ta. Nhờ đó, ta có nhiều cơ hội để nâng cao kiến thức xã hội. Với cùng một số tiền, đi đến một nơi lạ hơn, học được nhiều hơn, thấy được nhiều hơn, bạn chọn cái nào?

Thứ ba, khi đi du lịch nước ngoài ta có cơ hội rèn luyện khả năng giao tiếp và vốn ngoại ngữ với những người không cùng ngôn ngữ mẹ đẻ. Nó giúp những kỹ năng của ta được trau dồi, hoàn thiện.

Thứ tư, đi nhiều quốc gia khác nhau, ta có dịp so sánh và đối chiếu với tình hình trong nước. Những khó khăn thử thách chung của loài người, điểm hạn chế của mỗi dân tộc, vị thế thực sự của đất nước mình trên trường thế giới. Có đi các nước khác ta mới có cơ hội để tìm hiểu thế giới, để học hỏi từ năm châu, trưởng thành và phát triển lên, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển của đất nước. Ngoài ra, ta còn có được cái nhìn rộng mở, khoan dung hơn, chứ không chỉ bó hẹp với tư duy cục bộ địa phương.

Thứ năm, thế giới to và rộng thế, tại sao lại giới hạn bước chân mình chỉ ở Việt Nam. Bản thân Việt Nam đi cũng chẳng biết bao giờ hết. Nhưng Việt Nam thì dễ đi, ngôn ngữ lại đồng nhất, miền này và miền nọ dù có khác nhau cũng không thể bằng sự khác nhau giữa các quốc gia. Và nước Việt ta là một đất nước nhỏ bé và đang phát triển, thế giới thì lại rộng lớn vô cùng, có bao nhiêu đất nước phát triển hơn ta. Vậy còn trẻ, còn máu khám phá, còn sức khỏe, còn nhiều thời gian, sao không đi xa nhất mà mình có thể?

Tại sao nên bắt đầu với Đông Nam Á?

Một, sinh hoạt phí ở các quốc gia Đông Nam Á khá rẻ, nhiều nước có mức sống và giá cả từ thấp hơn đến tương đương Việt Nam như Lào, Campuchia, Phillipines, Indonesia, và Thái Lan. Chỉ có Malaysia và Singapore là có mức giá cao hơn Việt Nam.

Hai, Đông Nam Á có địa hình rất thuận lợi cho du lịch bụi. Thực tế là khu vực này luôn là điểm đến không thể bỏ qua cho dân lữ hành khắp nơi trên thế giới. Anh bạn người Chile của tôi nói rằng, Trung Quốc quá rộng lớn và khó đi, châu Âu khá đồng nhất và tẻ nhạt, nhưng Đông Nam Á thì lại đầy màu sắc và mùi vị.

Trong một khu vực nhỏ bé mà có bao nhiêu là quốc gia, bao nhiêu là dân tộc khác nhau, chỉ cần di chuyển không xa là có thể tiếp cận một nền văn hóa mới, một dân tộc mới. Sự đa dạng về chủng tộc và văn hóa nơi đây chính là điều hấp dẫn dân du lịch. Bởi vậy dân du lịch phương Tây lũ lượt đổ đến Đông Nam Á. Đường Sài Gòn vào mùa hè có biết bao các anh chàng, cô nàng ba lô lang thang khắp nơi.

Thứ ba, khi có trong tay hộ chiếu Việt Nam, bạn đang sở hữu một lợi thế lớn khi đi du lịch quanh Đông Nam Á, đó là không phải xin thị thực khi bạn đến các quốc gia trong khu vực. Kể từ khi Myanmar miễn thị thực cho công dân Việt Nam vào tháng Mười năm 2013, giờ đây, bạn có thể đi du lịch mười nước Đông Nam Á và được miễn thị thực từ mười bốn đến ba mươi ngày tùy nước.

Thứ tư, có dấu xuất nhập cảnh của nhiều quốc gia là cách để tăng mức tín dụng cho hộ chiếu của bạn, tạo cơ hội để bạn đi được xa hơn, đến những quốc gia phát triển hơn. Nếu bạn có một hộ chiếu với toàn những trang giấy trắng, ngay cả khi khả năng tài chính của bạn dư dả hay được người bảo lãnh, chưa chắc bạn đã được cấp thị thực du lịch vào Mỹ, châu Âu hay Úc.

Sếp của bạn tôi, là giám đốc một công ty nước giải khát hàng đầu thế giới tại Việt Nam. Nhưng khi xin thị thực đi du lịch Mỹ, anh lại bị lãnh sự quán Mỹ từ chối. Họ xem hộ chiếu của anh, thấy anh chỉ mới có dấu nhập cảnh vào Singapore và Thái Lan, thì trả lại hộ chiếu và bảo: “Anh nên về đi du lịch thêm đi” rồi từ chối cấp thị thực.

Do vậy, nếu muốn du lịch bụi, và muốn đặt chân đến những vùng đất hào nhoáng như châu Âu hay Mỹ, thì cần phải xây dựng một lịch sử xuất nhập cảnh dày dạn, trước khi nghĩ tới việc nộp đơn xin thị thực ở những xứ sở đó. Bạn cần chứng minh là mình đã đi nhiều nơi, mình đều quay về đúng hạn, và mình không thiết tha gì việc trốn ở lại đất nước nào cả. Và còn nơi nào lý tưởng hơn để sưu tập con dấu cho hộ chiếu của bạn bằng các đất nước láng giềng.

Xuất xứ của tục nhuộm răng và cách nhuộm răng

Tục nhuộm răng là tục cổ xưa của dân tộc Việt, có từ thời các vua Hùng với tục ăn trầu. Sứ thần của nước Văn Lang (giao chỉ) trả...

Con đường trung tâm thương mại của Sài Gòn ngày trước

Cũng như Catinat (Đồng Khởi) và Charner (Nguyễn Huệ), một số nhân vật để lại dấu ấn trên đại lộ Bonard (Lê Lợi ngày nay) như bác sĩ Theodose Dejean...

Đôi điểu về nạn cờ bạc trong lịch sử Việt Nam

Nạn cờ bạc ở nước ta thời xưa gieo rắc ảo tưởng giàu sang, khiến đến vua cũng có người ham chiếu bạc, quan bỏ việc say đỏ đen. Cờ...

Đi ăn cháo tiều trong Chợ Lớn

Cách ăn của người Hoa cũng rất khác nhau. Nếu như người Quảng Đông chuộng những món chiên xào, hơi nhiều dầu mỡ, người Hẹ trung thành với vị cay nồng trong...

Bổng là gì? Đả cẩu bổng pháp là gì?

Bổng có lẽ là một trong những binh khí cơ bản nhất của Trung Hoa cổ đại. Nó là cây gậy dài được làm bằng gỗ hoặc thép, được sử...

Tiếng Lóng Tiếng Xưa miền Nam Lục Tỉnh

Kỷ niệm du hành xuyên suốt miền Tây thời tuổi trẻ, hình ảnh sông nước bao la , ẩn hiện xóm nhỏ dọc bờ kinh, mái lá, phiá trước nhà...

“Mèn đét ơi” là gì?

"Mèn đét ơi" là một cụm từ dân gian thường được dùng để bày tỏ sự ngạc nhiên, kinh ngạc hoặc bất ngờ trước một tình huống bất thường, khó...

Dinh thự của mẹ vua Bảo Đại ở Huế

Nhà lưu niệm bà Từ Cung vừa là một địa điểm lưu dấu bà Từ Cung Hoàng thái hậu, vừa là công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn của...

Tị nạn Trung Hoa tại Đại Việt và Champa cuối thời nhà Tống

Tháng 2/1276, thủ đô nhà Nam Tống tại Lâm An (tức Hàng Châu ngày nay) rơi vào tay quân Mông Cổ, và vị hòang đế cuối cùng của nhà Tống,...

Tại sao lại gọi là “Tẩy” đá?

Bạn có bao giờ ngạc nhiên khi nghe người nào đó xin kèm một “tẩy” khi gọi nước chưa? “Tẩy” này có phải ‘tẩy bút chì”, “tẩy chay” không nhỉ?...

Giai Thoại Văn Chương

Giai thoại là những chuyện hay và lạ được truyền tụng trong mọi từng lớp dân gian. Cũng như các truyện cổ tích, phong dao, tục ngữ, giai thoại cũng...

Ngôi chùa màu sắc rực rỡ 100 năm tuổi giữa lòng Sài Gòn

Chùa Trường Thạnh nằm trong khu dân cư người Hoa ở trung tâm Sài Gòn, ra đời vào thời kỳ Pháp thuộc. Chùa Trường Thạnh tọa lạc trên đường Yersin...

Exit mobile version