Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại Sao Người Việt Lót “Thị” Cho Gái, “Văn” Cho Trai?

1. Thị

Nói tới thị xin mọi người trở về cái thời hồng hoang, ăn lông ở lổ của bộ lạc và thị tộc.
Xã hội khi đó rất lạc hậu nên cần người, sanh đẻ rất khó nuôi, thành ra vai trò người đờn bà rất quan trọng.
Thị tộc mẫu hệ là hình thức thị tộc đầu tiên và phổ biến của xã hội loài người. Người phụ nữ có vai trò lớn, là người đứng đầu gia đình và các thị tộc.

Thị tộc phụ hệ là giai đoạn kế tiếp thị tộc mẫu hệ, ra đời từ thời kỳ đồ đá.

Dân tộc Việt phải nhắc tới Hồng Bàng Thị (鴻龐氏) dịch ra là họ Hồng Bàng, nhưng ý nghĩa ban đầu là “người mẹ Hồng Bàng”.
Bên Tàu có, như: “Phục Hi thị” 伏羲氏, “Thần Nông thị” 神農氏, “Cát Thiên thị” 葛天氏, “Hữu Hỗ thị” 有扈氏 cũng là kiểu này.
Nữu Hỗ Lộc thị thời nhà Thanh là một trong bát kỳ, Sùng Khánh Hoàng thái hậu dòng tộc Nữu Hỗ Lộc thị là thân mẫu của Càn Long Hoàng đế. Hòa Thân, một nhân vật đầy quyền lực cũng thuộc Nữu Hỗ Lộc thị.

Thị là một danh xưng mặc định cho người đờn bà. Cả Tàu lẫn Việt đều chỉ đại từ nhơn xưng ngôi thứ ba số ít chỉ phụ nữ là”y thị”.

Thành ra có những cách gọi, xưng hô đờn bà như bà Trần Thị,Nguyễn Thị,Lý Thị, Vương Thị.

Nên nhớ Việt tộc là một tộc khá cá biệt của thế giới văn minh, chúng ta theo chế độ mẫu hệ dài hơn người Tàu nữa, Hai Bà Trưng, Triệu Thị Trinh là bằng chứng.
Tôi đã từng nói Việt tộc ta trường tồn là có một phần “mẫu hệ”, nhờ mẫu hệ mà 1000 năm bị Tàu đô hộ ta không mất gốc.
Cái chế độ mẫu hệ ở Việt Nam ta từ hồi Bà Trưng, Bà Triệu và tới nay đã là phụ hệ khi con mang họ cha. Tuy nhiên con mang họ cha là lý thuyết thôi, trong gia đình quyền lực của các bà vẫn bao trùm.

Cái câu “Hỏi má mày” nghe trong xóm làng hơi bị nhiều.
Ông bà xưa VN ta có câu : ”Mua heo chọn nái mua gái chọn dòng” là vì thế.
Người Việt mình rất nhơn văn, không có tục bó chưn đau đớn như Tàu, chẳng có tục tùy táng người hầu, vợ lẽ sau khi chết…

Việt cổ có tục xâm mình ,ăn trầu và nhuộm răng đen.
Người Việt đặt tên con gái thì bưng nguyên chữ 氏 thị vô làm chữ lót một cách bất di bất dịch.
Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu Tống Thị Lan, bà là chánh thất vua Gia Long, là mẹ đẻ của hoàng tử Cảnh.
Đoan Huy Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc –tên thường gọi là Bà Từ Cung là thứ thất của vua Khải Định –mẹ của vua Bảo Đại… rồi bà Nguyễn Hữu Thị Lan, bà Bùi Thị Xuân, Ngô Đình Thị Hiệp…

Người Việt đặt lót thị nhiều chứ người Tàu không thấy kiểu này.
Nói vầy cho dễ hiểu nè, Việt đặt là Bành Thị Chơi,Tàu đặt tên là Bành Sướng Chơi và Tàu kêu thông dụng là bà Bành thị.
Không phải con gái là cứ đặt thị, có người không lót chữ thị, tùy ý thích thôi.
Thí dụ như : Bà Đạm Phương nữ sử tên thật là Công Tôn Nữ Đồng Canh là cháu nội vua Minh Mạng.
Ca sĩ Quỳnh Giao tên thiệt là Công Tằng Tôn Nữ Đoan Trang là cháu sơ vua Minh Mạng.
Nhưng lại có bà Tôn Nữ Thị Ninh.
Cái tên này hay nè? Công Tằng Tôn Nữ Tạ Thị Đánh Đu Tòn Ten Bong Lòng Đèn Lấp La Lấp Lánh Như Ánh Thuỳ Dương
Ta nghe Thị Mẹt, Thị Màu, Thị Nở, Thị Hết, Thị Bẹt là một dạng gọi trỏng của người VN.
Nhưng thị cũng là một cái họ riêng dù hiếm hoi. Vua Minh Mạng cho người Khmer họ Thị
Kết luận: Lót chữ thị 氏 là dấu vết và nhắc nhớ tới mẫu hệ của Việt tộc ta.

2. Văn

Văn ra đời sau chữ thị vì phụ hệ đi sau mẫu hệ.
Trong Nho giáo xưa thì học là giỏi, trau dồi học vấn,văn ôn võ luyện.
Võ thì mạnh bạo, nhưng sát phạt, không dám khoe, văn thì phải khoe.

Ông bà ta quan niệm học hành thi cử tiến thân.
“Trai nam nhơn thi chữ
Gái thục nữ thi tài”

Chữ 文 Văn xuất xứ đầu tiên nghĩa là “chữ”.
Chữ tượng hình là chữ bắt chước hình tượng các loài mà đặt ra kêu là “văn” 文, gộp cả hình với tiếng gọi là “tự” 字.
Văn tự là chữ viết, thành ra ta có Anh Văn, Pháp Văn,Hoa Văn…

Văn còn là“văn minh” 文明, “văn hóa” 文化.
Người xưa tôn thờ sao Văn Xương, Văn Khúc vì tượng trưng cho thông minh, hiếu học, học giỏi, văn chương, mỹ thuật, âm nhạc, thành đạt.

“Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu
Anh về học lấy chữ nhu
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ”

Người Việt thích lót chữ văn cho con trai là muốn con mình học giỏi, thi đậu, thành đạt.
Các bạn nên hiểu là bên Tàu cũng có lót chữ văn, tuy nhiên không nhiều như Việt mình, thí dụ Triệu Văn Trác, Mã Văn Tài.

Nhưng con gái mà tên Phạm Văn Phương thì cũng lạ.
Văn cũng là một cái họ khá phổ biến của người Tàu và VN, thí dụ Văn Thiên Tường.
Nhưng cũng như thị, người Việt không phải cứ con trai là lót chữ văn.
Thí dụ như Hồ Quý Ly có con là Hồ Nguyên Trừng, Hồ Hán Thương.
Nhà Lê Sơ, con cháu Lê Lợi đặt tên là Lê Nguyên Long, Lê Bang Cơ, Lê Nghi Dân, Lê Tư Thành…
Chúa Nguyễn thì lót chữ Phúc cho con, Nguyễn Phúc Nguyên, Nguyễn Phúc Khoát…
Vua Minh Mạng thì làm bài phiên hệ “Miên-Hường…” đặt cho con.
Họ Ngô thì lấy chữ Đình lót cho con: Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm…

Túm lại: Chữ lót văn là như vậy đó
“Đêm qua chớp bể mưa nguồn
Hỏi người tri kỷ có buồn hay chăng
Cá buồn cá lội tung tăng
Em buồn em biết đãi đằng cùng ai?”

Nguyễn Gia Việt/Dansaigonxua

Tạo sao những năm gần đây có phong trao khôi phục việc họ

Từ năm 1975 lại nay, nhất là những năm gần đây. Từ Bắc chí Nam đều có phong trào khôi phục việc họ, với nội dung: Diễn dịch, biên soạn,...

Về tục thờ Bà Đen ở Nam Bộ

Nếu như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, dạng thức thờ Bà Chúa Xứ ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ trong tâm thức của cộng đồng người trong khu...

Sài Gòn năm 1968 nhìn từ máy bay

Ngắm vẻ lạ mắt của Sài Gòn năm 1968 qua góc nhìn thẳng đứng chụp từ máy bay do quân đội Mỹ thực hiện. Ảnh: Vietnam Center and Archive. Khu...

Các nông cụ Việt Nam vang bóng một thời

Trong dân gian ai cũng biết : "Đời sống con người hay vật dụng hằng ngày cũng chỉ có một thời kỳ mà thôi". Bởi vì, sự vô thường phải đến để...

Những con đường học trò của Sài Gòn ngày xưa

Trong muôn vàn nỗi nhớ rong rêu xưa cũ về Sài Gòn, có một miền nhớ thiết tha tôi dành cho những con đường Sài Gòn rợp bóng me xanh....

Lê Thánh Tông – vị Hoàng đế mở cõi

Cái mà chúng ta có thể học từ sự nghiệp lẫy lừng trong cuộc mở nước của Hoàng Đế Lê Thánh Tông chính là trong bối cảnh còn nhiều nguy...

Tục thách cưới hay dở ra sao ?

Đã "Thách" là dở hoặc dở nhiều mà hay ít. Thời nay tôn trọng tự do luyến ái hôn nhân, luật hôn nhân trong chế độ mới đã giải phóng...

Yêu nên tốt, ghét nên xấu

Cái thói thường: yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng...

“Thằng” bố vợ tôi

Gọi bố vợ bằng thằng là điều không ai chấp nhận được. “Tứ thân phụ mẫu”, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều phải được kính trọng, thương yêu...

Hình ảnh khó quên về Tiền Giang năm 1991

Khám phá thành phố Mỹ Tho, miệt vườn sông Tiền, chùa Vĩnh Tràng, trại rắn Đồng Tâm…  ở Tiền Giang năm 1991 qua loạt ảnh do nhiếp ảnh gia người...

Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 3: Chương 1 – Nhật kỳ – Lễ Ðiểm danh Trích

Nhật kỳ vào thi của mỗi trường do triều đình ấn định từ trước, cách nhau bao nhiêu ngày tùy ở số học trò đông hay thưa. Mục đích là...

Đài phun nước con cóc bên hồ Gươm

Trên đỉnh đài phun nước trăm tuổi này có tiểu sành đựng di hài cùa một người Pháp. Đây cũng là nơi ghi dấu kỷ niệm của vua hề Charlie...

Exit mobile version