Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao nhân viên lại thích nhảy việc?

Tôi tưởng tượng bạn đang nhìn vào chiếc điện thoại được công ty phát và bỗng nhiên nhận được một email từ LinkedIn(mạng xã hội nghề nghiệp): “Các công ty đang tìm kiếm một ứng viên như bạn!”. Về cơ bản, bạn đã có một công việc và không có ý định tìm việc mới nhưng bạn luôn cởi mở với các cơ hội. Thế nên, vì tò mò, bạn nhấp chuột vào đường link trong email. Chỉ vài phút sau, sếp xuất hiện trước mặt bạn. “Tôi để ý thấy gần đây cậu dành quá nhiều thời gian trên LinkedIn nên tôi muốn nói chuyện với cậu về công việc và xem thử liệu cậu có hài lòng khi làm việc ở đây hay không?”

Đây là một tình huống khó xử và khó kiểm soát – và nó không hẳn là có thật. Tình trạng nghỉ việc luôn là điều rất tốn kém đối với các công ty nhưng trong nhiều lĩnh vực, chi phí mất các nhân viên giỏi đang ngày càng tăng lên vì thị trường lao động thắt chặt và bản chất có sự liên kết giữa các nghề nghiệp ngày càng thể hiện rõ (khi công việc ngày càng tập trung vào làm việc theo nhóm thì việc kết nối những người mới càng trở nên thử thách hơn). Do đó, các công ty tăng cường nỗ lực để dự đoán những nhân viên nào có rủi ro cao sẽ nghỉ việc. Nhờ đó, các nhà quản lý có thể có các giải pháp nhằm ngăn chặn họ với một loạt các chiến thuật được áp dụng từ việc sử dụng các thiết bị theo dõi từ xa phổ biến cho tới các quá trình phân tích đầy tinh vi về “cuộc sống” trên mạng xã hội của họ.

Một vài quá trình phân tích đã mang đến những góc nhìn mới mẻ về thứ thúc ép người lao động bỏ việc. Nói chung, mọi người có xu hướng nghỉ việc bởi vì họ không thích sếpkhông nhìn thấy cơ hội được thăng tiến hay tăng trưởng hoặc nhận được một lời đề nghị làm việc tốt hơn (và thường là được trả lương cao hơn) từ các công ty khác. Những lý do này, trên thực tế, đã tồn tại trong nhiều năm liền.

CEB – một công ty công nghệ và phân tích Insight về hành vi tốt nhất có trụ sở tại Washington đã tiến hành một nghiên cứu nhằm tìm hiểu lý do và thời điểm nhân viên nghỉ việc. Kết quả, Brian Kropp – trưởng phòng nhân sự CEB nói rằng: “Chúng tôi nhận ra điều thực sự tác động tới người lao động đó là cảm giác của họ về cách họ làm so với những người khác trong cùng một nhóm hoặc với vị trí mà họ nghĩ rằng họ sẽ đạt được trong tương lai. Từ đó, chúng tôi đã tiến hành tập trung vào những thời điểm mà khiến họ có những sự so sánh đó”.

Một vài phát hiện trong số đó không có gì bất ngờ. Những ngày kỷ niệm thời điểm bắt đầu công việc (cho dù đó là bắt đầu vào làm tại một công ty hay được chuyển sang vị trí hiện tại) là những thời điểm tự nhiên cho việc phản chiếu, nhìn nhận lại và nỗ lực “săn” việc cũng tăng lên tương ứng khoảng 6% và 9%. Tuy nhiên, các dữ liệu khác lại hé lộ các nhân tố không hề liên quan trực tiếp gì đến công việc.

Chẳng hạn, vào ngày sinh nhật – đặc biệt là các cột mốc giữa cuộc đời như là bước sang tuổi 40 hay 50 – có thể thúc đẩy mọi người đánh giá lại sự nghiệp của họ và hành động nếu họ không cảm thấy hạnh phúc với công việc hiện tại (săn việc tăng 12% trước ngày sinh nhật). Các hình thức tụ tập mang tính chất xã hội trên quy mô lớn như là họp lớp có thể trở thành những chất xúc tác – chúng là các dịp tự nhiên cho mọi người để đánh giá lại sự phát triển của họ so với bạn bè (săn việc tăng 16% sau các buổi tụ tập). Kropp nói: “Sự nhận thức rõ ràng và lớn nhất đó là điều này không chỉ xảy ra tại nơi làm việc mà nó còn xảy ra trong cuộc sống cá nhân của những người mà đã xác định thời điểm sẽ tìm kiếm một công việc mới”.

Công nghệ cũng cung cấp những đầu mối quan trọng về những nhân viên xuất sắc nào có lẽ đang tìm cơ hội để tự “giải thoát”. Các công ty sẽ tiến hành kiểm tra những người được cấp máy tính hoặc điện thoại riêng có đang dành thời gian (hoặc đơn giản chỉ là mở các email bất ngờ được gửi đến) cho các website tìm việc làm và nghiên cứu cho thấy rằng nhiều hãng đang dành sự quan tâm nhiều hơn vào các hoạt động này.

Các công ty cũng bắt đầu theo dõi việc quẹt thẻ của nhân viên (sử dụng ID để đi vào và ra tòa nhà hoặc đỗ xe) để nhận dạng những khuôn mẫu mà cho thấy có thể là họ đang chuẩn bị có một buổi phỏng vấn xin việc nào đó.

Một số công ty thi thoảng cũng thuê các hãng bên ngoài như Joberate để quản lý các hoạt động của nhân viên trên mạng xã hội vì hành vi này cho thấy rằng mọi người đang tìm kiếm những lựa chọn mới (đặc biệt là theo dõi bạn bè mà họ thường liên lạc).

Các nhà nghiên cứu cũng đồng ý rằng việc có những hành động can thiệp trước rất hữu ích để kiểm soát các hoạt động khác của nhân viên tại văn phòng, đồng thời dễ dàng nắm được khi nào thì họ bắt đầu có ý định tìm kiếm công việc mới.

Đọc lại bài thơ “Trang Sử Cũ” – Bài học thuộc lòng một thuở

Nhắc đến bài thơ “Trang sử cũ” chắc trong chúng ta không có mấy người biết. Vì bài này được in trong sách Quốc văn toàn tập lớp Nhất (tức...

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột được xây dựng tại phố Ngọc Thanh, Hà Nội, trước đó thuộc đất làng Thanh Bảo, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Tên gọi ban đầu của...

Vùng đất Lưỡng Quảng và mối quan hệ với người Việt cổ

Trong thời kỳ Chiến quốc, vương quốc Việt cũng chao đảo dưới những biến động chính trị, nhưng lộ trình văn hóa của nó vẫn khác xa văn hóa Trung...

Tản Ðà – Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939)

Tản Ðà là biệt hiệu (tên ghép của núi Tản và sông Ðà), tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh năm 1888 lại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh...

Langbian – Một châu báu ở Đông Dương

Trong một cuốn sách viết về du lịch xuất bản năm 1920 của hai tác giả Pháp Bouvard và Millet, cao nguyên Langbian được đánh giá là “châu báu” ở...

Giai thoại về ca khúc “Bài Thánh Ca Buồn”

Hằng năm cứ mỗi dịp gần Noel, vào độ cuối đông tiết trời se lạnh, dường như đã trở thành thông lệ, chúng ta lại nghe thấy giai điệu quen...

Chuyện phòng the của phi tần nhà Thanh

Theo sử sách ghi lại, các phi tần nhà Thanh không chỉ chịu sự ràng buộc từ vô số cung quy luật lệ khi tiến cung mà kể cả những...

Ông Nguyễn Hùng Trương và nhà sách Khai Trí

Khi đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 sau Hiệp Ðịnh Geneve (20/7/1954), nhà sách Khai Trí đã có mặt tại Sài Gòn từ hai năm trước...

Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn: Những vấn đề không cần bàn cãi nhiều

Sự tranh chấp giữa hai nhà họ Nguyễn Tây Sơn và Nguyễn Gia Miêu hẳn không gây thành một vấn đề lịch sử gay gắt nếu nó xuất hiện vào...

Vài nét về Phật giáo Mật Tông

Mật tông là phần bí mật hay bí  truyền của thực hành Phật giáo. Nó thường được gọi là Kim Cương thừa hay con đường kim cương. Mật tông cũng được sử...

Nồi da xáo thịt hay Nhồi da nấu thịt?

Cũng có người viết là "nồi da nấu thịt" hay "nồi da sấu thịt". Nhiều người đọc vào, thấy “da” và “thịt” thì nghĩ rằng câu muốn ám chỉ một...

Biết rõ chữ nghĩa

Hoa Hâm(1) chạy loạn, cùng đi với một bọn sáu bảy người. Giữa đường gặp một người lại cũng chạy loạn, đến kêu nài, xin nhập bọn. Chúng lấy làm...

Exit mobile version