Site icon Tạp chí Đáng Nhớ

Tại sao phụ nữ Việt mãi khổ

Tôi làm việc ở cả Việt Nam và nước ngoài, chuyên ngành của mình cho tôi cơ hội quan sát cuộc sống của phụ nữ khắp nơi. Đi đó đây, tôi mới thấy phụ nữ Việt Nam còn khổ quá, bị bó buộc bởi nhiều định kiến và bị tước đi cơ hội sống hạnh phúc. Đôi khi, chúng ta bất hạnh bởi những suy nghĩ của mình, ví dụ: từ bỏ thói quen, sở thích, hy sinh tất cả cho chồng con.


Các nghiên cứu xã hội học cho thấy trong nửa thế kỷ qua, ở Việt Nam phụ nữ có sự trưởng thành về nhận thức xã hội nhanh hơn đàn ông. Vì vậy, trước khi đàn ông thay đổi, phụ nữ Việt Nam nên thay đổi suy nghĩ và cuộc sống của mình, tự tạo hạnh phúc cho bản thân, từ đó buộc đàn ông phải tôn trọng. Để như vậy, họ cần:

Tự chủ về tài chính: Khi phụ nữ có nghề nghiệp ổn định, thu nhập đủ để nuôi sống bản thân và con, họ sẽ tự tin chia tay chồng nếu chồng bồ bịch, cờ bạc. Trước khi quyết định có thêm con, hãy cân nhắc kỹ bạn có đủ khả năng nuôi các con một mình trong trường hợp chia tay chồng hay không? Nếu câu trả lời là “không”, hãy dừng lại ở một con để đảm bảo quyền lợi của bạn và con bạn. Ngay cả trong lúc gia đình hạnh phúc, hãy nghĩ đến phương án dự phòng nếu vợ chồng chia tay, bạn và con sẽ ra sao? Như vậy, bạn sẽ không phải phụ thuộc vào chồng và rơi vào thế bị động khi chồng thay lòng đổi dạ.

Độc lập với chồng/bạn trai về tình cảm: Phụ nữ rất dễ coi người đàn ông mình yêu là cả thế giới, nhưng ngoài anh ta, bạn còn có bố mẹ, con cái, bạn bè, sự nghiệp, các thú vui (đọc sách, du lịch…). Nguyên tắc khi đầu tư tài chính là “không bỏ tất cả trứng vào cùng một giỏ”, để phân tán rủi ro. Khi người đàn ông biết rằng anh ta không phải là cả thế giới của bạn, anh ta sẽ ít khi dám đối xử tệ với bạn.

Biết đòi hỏi quyền bình đẳng trong tình dục: Tôi không ủng hộ những cô gái dễ dãi nhưng nếu không còn trinh trắng, phụ nữ cũng không cần mặc cảm. Nếu người đàn ông bạn yêu chỉ nhăm nhăm tìm kiếm sự trinh trắng, hãy “chào thân ái và quyết thắng” người đàn ông kém văn minh đó. Hãy từ bỏ suy nghĩ rằng mình cần hy sinh cho chồng, điều này nhiều chị em khác cũng nói từ lâu, đó là phụ nữ cần yêu và chăm lo cho bản thân hơn.

Nếu có con trai, hãy dạy con khác với thế hệ ông bà, bố mẹ chúng ta đã làm.Trong nhiều gia đình hiện nay, con trai không rửa bát, dọn nhà, quần áo thay ra có khi để vương vãi, mẹ sẽ là người nhặt mang đi giặt hay cho vào máy giặt. Nhiều ông bố vẫn bảo con trai rằng đàn ông không cần làm những việc của đàn bà, đây là hệ quả của tư tưởng phụ hệ nho giáo, việc nhỏ như thế không làm thì làm sao làm được việc lớn.

Nhiều người đàn ông lớn lên không biết tôn trọng phụ nữ và rất ích kỷ, phần nhiều do quen được chiều chuộng từ nhỏ. Phụ nữ, các bà mẹ, chính là người dạy dỗ những đàn ông tương lai. Vì thế, hãy dạy con trai biết tôn trọng phụ nữ và đừng chiều chuộng chúng. Hãy tạo cho chúng ý thức gánh vác việc nhỏ cũng như việc lớn từ khi còn bé.

Lặng Nhìn Cuộc Sống

Tết Nguyên Đán Việt Nam, Ý Nghĩa Và Phong Tục

Hầu hết các Quốc gia trên Thế giới đều có tục lệ tổ chức lễ lạt trọng thể, hội hè tưng bừng và tiệc tùng linh đình vào ngày Mồng...

Mày ngài và mày tằm

Nhân Dân báo số vừa rồi có bài của cô Mộng Tuyết bắt bẻ hai chữ “mày ngài” của báo Tri tân [a] mà tôi kéo dài ra thành câu...

Giải mã hình vẽ trống Đồng Ngọc Lũ: bộ lịch của người Việt cổ

Lời nói đầu:Theo sự phân loại của Hê-gơ, và bản tổng kê của các nhà khảo cổ tại miền Bắc, trong sách Thời Đại Đồng Thau, những trống đồng loại 1...

Những bức chân dung độc đáo của văn nghệ sĩ miền Nam trước 1975

Năm 2018, thời điểm đội tuyển bóng đá Việt Nam giành HCV AFF Cup, bức tranh vẽ chân dung huấn luyện viên Park Hang Seo của họa sĩ Trần Thế...

Đàn Nam Giao – Nơi các vua nhà Nguyễn tổ chức lễ tế

Theo thống kê, đã có 10 trong tổng số 13 vị vua nhà Nguyễn đích thân tế hoặc sai người tế thay ở đàn Nam Giao với 98 buổi đại...

Nguồn gốc nghi thức lên đồng

Lên đồng là phương thức khai thông với thần linh được sáng tạo và sử dụng sớm nhất của các dân tộc tin theo Shaman giáo. Vì sao phải lên...

Chuyện kể về Hồ Xuân Hương – Đà Lạt

Hồ nước lớn ở trung tâm thành phố Đà Lạt không phải là một hồ nước tự nhiên, mà là một hồ nhân tạo. 1. Nguồn gốc của Hồ Xuân...

Tổng quan về các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng

Dàn nhạc cổ điển là sự kết hợp giữa nhiều loại nhạc cụ để tạo ra một tổ hợp âm thanh. Các loại nhạc cụ trong dàn nhạc cổ điển được chia thành 4...

Ảnh về khu chợ Đông Ba – Huế

“Chợ Đông Ba khi mình qua, lá me bay bay là đà, chiều thiết tha…”, hình ảnh chợ Đông Ba hiện lên trong “Mưa trên phố Huế” có cái gì đó...

Nguồn gốc hai chữ “cù là”

Bên cạnh các loại dầu gió chủ trị cảm mạo, dầu cù là cũng được dân chúng khắp nơi sử dụng một cách phổ biến, nhất là dùng để bôi...

Đòn bánh tét của má

Ngày trước má thường nói, giá mà ba còn sống để gói lấy chiếc bánh tét đầy đặn mà đặt trên bàn thờ ông bà ba ngày tết. Thế nhưng...

Vì sao người miền Nam ăn thịt kho và canh khổ qua ngày Tết?

Thịt kho hột vịt, canh khổ qua mang đặc trưng vùng miền và những yếu tố về phong tục, tâm linh gắn liền đời sống người Nam Bộ. Mỗi buổi...

Exit mobile version